Thứ Năm, tháng 3 19, 2009

CNTB dân chủ

Nhân đọc bài Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng, tôi bỗng muốn “múa rìu” một chút về cơ cấu quản lý doanh nghiệp theo cái gọi là “CNTB dân chủ” của Châu Âu mà đại diện là nền kinh tế Đức vốn rất tự hào.

Mọi doanh nghiệp lớn của Đức (tôi chưa được hân hạnh tìm hiểu về các doanh nghiệp nhỏ) đều có cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội đồng Giám sát (tiếng Anh : Supervisory Board – tiếng Đức : Aufsichtsrat) gồm tất cả 20 thành viên, trong đó một nửa đại diện cho Người sử dụng lao động và nửa kia là của Người lao động.

10 người đại diện cho NSDLĐ hay còn gọi là giới chủ. Những người này được bầu ra bởi một Hội nghị các cổ đông bao gồm cả những người lao động có cổ phần trong DN. Người đứng đầu nhóm này sẽ là Chủ tịch Hội đồng Giám sát.

10 người đại diện cho NLĐ bao gồm :

3 người do các tổ chức Công đoàn có hoạt động hợp pháp trong DN cử ra bởi sự thỏa thuận với nhau (vì có thể có nhiều tổ chức Công đoàn cùng hoạt động trong 1 DN)

7 người do toàn thể NLĐ bầu ra trong một tổ chức gọi là Hội nghị doanh nghiệp (Betriebveranstaltung). Những người tham dự Hội nghị bao gồm tất cả ai có Hợp đồng Lao động chính thức với DN trừ một số cá nhân có giữ trọng trách trong Ban Giám đốc (tiếng Anh : Board of Management hay Board of Directors – tiếng Đức : Vorstaende) cùng một số người giữ các vị trí khác mà trách nhiệm công việc của họ phải bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ (ví dụ như Kế toán trưởng) và Trưởng bộ phận Nhân sự (tiếng Anh : Personnel Manager) (riêng nhân vật này sẽ được trình bày sau). Người đứng đầu nhóm (7 người) này sẽ là Phó Chủ tịch Hội đồng Giám sát.

Hội đồng này có trách nhiệm thường kỳ phê chuẩn Định hướng phát triển do BGĐ đề xuất và bổ nhiệm (ký Hợp đồng) cũng như giám sát kết quả hoạt động của BGĐ. Khác với Hội đồng Quản trị của các DN Việt Nam là Hội đồng này không chỉ đạo BGĐ (ngay cả định hướng phát triển cũng chỉ phê chuẩn / bác bỏ chứ không đề ra).

Trong suốt quá trình hoạt động của DN – mà tất nhiên là do BGĐ điều hành – luôn luôn có sự giám sát của Đại diện NLĐ. Các đại diện này (10 người) cũng do Hội nghị DN bầu ra (nhưng không bao gồm các đại diện Công đoàn không có HĐLĐ với DN). Các đại diện này lập thành Hội đồng doanh nghiệp (Betriebsrat) và phân công nhau kiểm soát các hoạt động của DN từ cấp cao nhất (BGĐ) đến cấp thấp nhất (Công nhân, nhân viên). 10 người nay khi trúng cử sẽ không làm chuyên môn mà chuyên trách công việc của Hội đồng và ăn lương tương đương cấp bậc mà mình kiểm soát do DN phải trả. Hội đồng thay mặt NLĐ đàm phán với NSDLĐ (BGD) và ký một Thỏa ước tạm gọi là Thỏa ước Lao động tập thể (tiếng Đức : Tarifskontrackt). Thỏa ước này tất nhiên phải phù hợp với luật pháp và nằm trong khuôn khổ Thỏa ước của khu vực (huyện, tỉnh, Bang, Liên bang) mà DN đóng ở đó cũng như Thỏa ước của ngành mình (Thực phẩm, Luyện kim, Ô tô, Công an …). Các Thỏa ước “lớn” này đều được thỏa thuận bởi đại diện giới chủ trong khu vực hoặc ngành với đại diện các tổ chức Công đoàn có trong khư vực hoặc ngành đó.

Mọi sự cố lớn nhỏ xảy ra xét có ảnh hưởng tới NLĐ trong DN từ té xe đạp rách quần bảo hộ tới việc sa thải nhân viên, định hướng chính sách làm thay đổi phúc lợi … đều phải có ý kiến của Hội đồng này. Mọi sự kiện đều phải thể hiện bằng văn bản có chữ ký một bên của GĐ hoặc đại diện của ông ta, một bên là Đại diện Hội đồng và ở giữa là Trưởng bộ phận Nhân sự.

Ở đây, Bộ phận Nhân sự đóng vai trò trung gian, xác nhận sự kiện và kết luận của 2 bên trên cở sở đúng với pháp luật và Thỏa ước đã ký. Trong một số trường hợp xảy ra tranh cãi giữa 2 bên thì Bộ phận Nhân sự có trách nhiệm giải thích và đưa ra giải pháp khả thi cho 2 bên thảo luận. Và tất nhiên nếu không đi đến thống nhất thì sẽ xảy ra tranh cãi (nếu là chuyện nhỏ) và là đình công (nếu là chuyện lớn).

Đúng là xã hội dân chủ! Nhưng đấy là nhìn từ trên xuống. Tôi xin hé mở một chút cái nhìn từ dưới lên.

Rất nhiều NLĐ có cổ phần trong DN nên lẽ tất nhiên dù gì đi nữa thì họ cũng phải nghĩ tới lợi nhuận cho các cổ phiếu của họ sở hữu bằng lá phiếu có phần ủng hộ NSDLĐ. Lợi nhuận thu được từ một cổ phiếu của họ chắc chắn cũng không khác gì của NSDLĐ. Chỉ duy nhất khác, người công nhân có 2 cổ phiếu trong khi GĐ có 2 triệu thì giá tri tuyệt đối lại không giống nhau và tất nhiên tỷ lệ bầu bán trong Đại hội cổ đông cũng không giống nhau.

Các tổ chức Công đoàn luôn luôn tuyên truyền rằng có được những kết quả về phúc lợi cho NLĐ như hôm nay là thành tích của họ đã lãnh đạo NLĐ đấu tranh để có được. Không hoàn toàn sai. Nhưng tôi đã có vinh hạnh được đến thăm trụ sở chính của tổ chức Công đoàn Kim khí (IG-Metal), tổ chức Công đoàn – cho tới nay là lớn và mạnh nhất không chỉ ở Đức mà là ở toàn Châu Âu. Tại trụ sở chính này có hơn 2000 người làm việc (năm 1998) và hoạt động giống như một DN. Và cũng do vậy, tại đây cũng có NLĐ, NSDLĐ và đương nhiên phải có Hội đồng DN, phải có Thỏa ước … như bất cứ nơi nào. Chỉ khác là ở đây không có đại diện Công đoàn (chẳng lẽ lại là CĐ trong CĐ?). May mà tới lúc đó chưa từng có đình công, nhưng xét về mặt lý thuyết thì hoàn toàn có thể xảy ra vì mâu thuẫn sẽ có lúc không đi tới thỏa thuận được. Không biết lúc đó thì sao nhỉ … ? Đúng là DN Công đoàn ! Mà DN thì phải kinh doanh ….

Hội đồng DN kiểm soát mọi việc có ảnh hưởng tới NLĐ. Nhưng việc tăng / giảm vốn, huy động tiền vay như các Ngân hàng đã làm mà nay “nhờ” khủng hoảng mới biết được thì Hội đồng có kiểm soát được không với 10 người không có đủ chuyên môn nghiệp vụ và không thường xuyên thao tác trực tiếp như các chuyên viên tài chánh (những người không được phép tham gia Hội đồng do trách nhiệm công việc yêu cầu) ?

Còn, còn nhiều điểm khác nữa. mà không thể nêu ra hết được. Ví dụ như NLĐ không tham gia CĐ thì sao? Sự cạnh tranh không thể tránh khỏi giữa các CĐ với nhau mang lại cái gì cho NLĐ và NSDLĐ? Chi phí cho các cuộc đình công sử dụng thế nào và từ đâu ra? Vai trò của các đảng phái và chính phủ trong các CĐ này như thế nào? ….

Thế đấy, CNTB dân chủ hay CNTB gì đi nữa thì cũng không thoát khỏi mâu thuẫn gia cấp!

22 nhận xét:

Nặc danh nói...

TQ ơi, chỉnh giùm font chữ giùm cái. Cám ơn.

HMK6

HữuThành.Nguyễn nói...

Giới chủ TB có lẽ thấu hiểu Mác về kinh tế XH hơn là Ta hiểu cả về TB lẫn học thuyết của Mác.

Nặc danh nói...

Hay! Đề nghị tác giả Post hình Sơ đồ khối( chú thích tiếng Việt)để AE tiện theo dõi và nghiên cứu.
"CNTB dân chủ hay CNTB gì đi nữa thì cũng không thoát khỏi mâu thuẫn giai cấp!", còn "...cơ chế thị trường theo định hướng XHCN" của ta nó ra làm sao nhỉ?
12ly7

HữuThành.Nguyễn nói...

Ông Mác được người ta đặt lên bệ cao, quây màn che trướng rủ, tạo chốn thâm nghiêm vô cùng huyền bí.
Ông Mác mà còn sống chắc không trả lời được câu hỏi của 12ly7. Cái này để cho "hội đồng lú lẫn" giải thích cho nhé, trích dẫn Mác luôn.

Nặc danh nói...

- Mác ko phải là thánh. Người ta ko thể cứ tụng "Mác tuyển" là giải quyết được mọi việc. Cái vĩ đại của Ổng là đưa ra phương pháp biện chứng luận để ta áp dụng chớ ko phải công thức để ta cứng nhắc làm theo.
- Có người nói : Kinh tế thị trường định hướng XHCN là đem nước trộn với lửa. Chưa biết sẽ ra sao, nhưng trận Xích Bích chính là nước và lửa vậy!

HMK6

Nặc danh nói...

Sơ đồ khối đưa lên blog ko được. Nó nhẩy lung tung cả!

HMK6

HữuThành.Nguyễn nói...

Có hai cách đưa sơ đồ lên blog:
1. Tạo thành ảnh rồi đưa vào. Xem trực tiếp trong blog.
2. Làm tài liệu rồi đưa lên mạng bằng dịch vụ Google Docs, xuất bản nó, lấy đường dẫn xuất bản cho vào blog. Xem gián tiếp qua đường dẫn đến dịch vụ Docs.

Nặc danh nói...

Những năm 80, tôi có nghe người ta bàn về CHTB xã hội vì thấy ở nhiều nước TB phát triển có vẻ không còn giai cấp vô sản. Ở đó , ai cũng hữu sản, ai cũng được sở hữu Tư Bản.
Những năm 90. Tôi tự đặt là giai đoạn của CNTB Thị trường mà đỉnh của nó khoảng 1996. Lúc này , từ chỗ sở hữu TB ( tư bản ) , người ta chuyển sang mua bán TB ( thị trường hóa TB )rồi mua chịu TB. Tất cả các nước phát triển đều sống trên núi nợ TB mà phát triển. Tất yếu xảy ra khủng hoảng KT cuối 2008, khi mà ngân hàng Mỹ nói thật về các khoản nợ xấu mà theo tôi là cáo chung của CNTB thị trường. Thuốc chữa khủng hoảng KT thường là chiến tranh thế giới.
TV

Nặc danh nói...

Đồng USD được bảo đảm bởi tài nguyên khoáng sản của Mỹ. Với một đất nước không tài nguyên khoáng sản như Đức thì đồng Mark được bảo đảm bởi cái gì? VN in tiền trên cơ sở gì ?...
TV

Nặc danh nói...

Tôi có tranh luận với 1 chị - là người của Liên đoàn Lao động HCM (LĐLĐ-HCM) được cử sang làm Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu chế xuất & Công nghiệp HCM - về chuyện CĐ nằm trong CĐ (xin nói chị này là cán bộ CĐ chuyên nghiệp với 30 thâm niên công tác CĐ; và cần khẳng định rằng chị luôn hết lòng vì sự nghiệp CĐ).
Tôi nói với chị như sau:
Bộ não của LĐLĐ-HCM (tạm gọi là VP) có cán bộ, nhân viên làm công ăn lương - đó là NLĐ; có người thay mặt NSDLĐ của VP quản lí, trả lương cho NLĐ.
Tức trong VP đồng thời có CĐ cơ quan (CĐ cơ sở) và cấp trên của nó (BCH-LĐLĐ-HCM).
Như vậy ngay trong VP tồn tại 2 mối quan hệ:
-Mối quan hệ giữa NSDLĐ và NLĐ.
-Mối quan hệ giữa CĐ cơ sở và LĐLĐ-HCM.
Tôi nói rằng:
Giữa NSDLĐ và NLĐ trước sau cũng sẽ phát sinh tranh chấp LĐ, VP cũng không ngoại lệ (tuy rất ít). Như vậy sẽ có lúc NLĐ khiếu kiện NSDLĐ, có lúc CĐ cơ sở tổ chức đình công chống lại NSDLĐ (ít nhất điều này là đúng về mặt lí thuyết).
Tôi hỏi như thế là CĐ cấp dưới khiếu kiện, đình công chống lại CĐ cấp trên à?
Sau 1 tuần chị gặp tôi "anh nói đúng, nhưng trong nội bộ CĐ ở VN không bao giờ có chuyện này".
Tôi nói "hãy chờ xem, sẽ có và biết đâu lại rơi vào chị".
Hơn năm sau chị bị về hưu (đủ 55 tuổi) giữa nhiệm kì. Rất tiếc là chị đã bị VP gây vài thiệt thòi khi giải quyết chính sách cho chị. Chị qua gặp tôi than vãn.
Tôi nói: chị làm đơn kiện NSDLĐ đi, chúng tôi ủng hộ.
Cuối cùng, vì danh dự của CĐ VN, chị lặng lẽ về không chút đòi hỏi phần mà lẽ ra chị được hưởng.
Thế đấy.
HCQuang

Nặc danh nói...

HMK6 giỏi thật. Học tàu lửa ở Đức mà lại đi làm ôtô. Không những thế mà lại còn rành về tiếng Nga và tiếng Anh. Nhân đọc bài "Bản hợp đồng của Hítle với quỉ Xatăng" của GM xin hỏi Hà mèo Đảng Quốc xã là gì ? SS là viết tắt chữ gì ở tiếng Đức ? Có người dịch là Đãng Công nhân Quốc gia Xã hội chủ nghĩa có đúng không ? Nếu đúng vậy thì hình như giống Khơme đỏ và PônPốt mới là người công sản chân chính theo đường lối của Mao. Nghe cái từ Xã hội chủ nghĩa mà tôi chán làm sao, nhất là từ khi hệ thống này sụp đổ.
tk7

Nặc danh nói...

Luận về chủ thuyết của mấy ông mắt sâu râu rậm và đem ra áp dụng ở thực tiễn VN e là không phù hợp, nhất là ở thời điểm hiện nay. Mấy ổng viết giá trị thặng dư và bóc lột sinh ra đấu tranh giai cấp; vô sản toàn thế giới đoàn kết lại tới chủ nghĩa TB đang giãy chết .... Tất cả phải thảo luận lại xem đúng hay sai. Ở VN cha ông ta lại nói tăng cường chuyên chính vô sản kết hợp với mở rộng tự do dân chủ. Ngày nay lại nói kinh tế thị trường theo định hướng XHCN (thực chất là bảo vệ quyền lợi của Đảng). Cái quan điểm của Mác trong điều kiện thực tiễn VN như nứơc với lửa; dùng nước chữa lửa chứ không phải hỏa công trên nước sông của Chu Du.
tk7

dathb136 nói...

Bàn về NSDLD và NLD ở nước ta thì đầy mâu thuẫn!Bởi vì nước ta bây giờ như các cụ nói:"Ngô không ra ngô,khoai không ra khoai",nên mới thế.CĐ bảo vệ NLĐ(?)nhưng lại hưởng lương của NSDLĐ(?).Liệu ccó hết lòng bảo vệ NLĐ?Trong khi đó CĐ ở nước người ta là tự thu ,tự chi không dính gì hết ở NSDLĐ.Thỏa ước LĐ ở ta cũng có ,nhưng NSDLĐ muốn kí hay không còn tùy mục đích.Dở dở,ương ương nó thế.

HữuThành.Nguyễn nói...

Một cái ma trận mà, xin lỗi anh em, ít người có thể nói trúng.
Bởi thế tốt hơn cả là đừng bàn chuyện này bằng một vài câu góp lời. Xem bài của HMk6 như là tài liệu tham khảo cá nhân thôi.

Nặc danh nói...

Cty tôi mới tổ chức Đại hội Công đoàn. Tôi hỏi cậu Chủ tịch "Tớ còn là đoàn viên CĐ không? Có quyền biểu quyết không?". Nó trả lời ngay "Có chứ!". Thế là tôi vừa là NLĐ (đang làm thuê cho Cty mà), vừa là NSDLĐ (vì là Giám đốc), lại còn là cấp trên của CĐ cơ sở (vì là Bí thư). May mà có 2 tay, mỗi tay "biểu quyết" một phận! JM

Nặc danh nói...

Với thân phận hiện tại ,nhà em hổng dám bàn chiện chính trị. Nhưng từ xưa em chưa thấy CĐ bênh vực NLĐ bao giờ. Bác TQ lại muốn nói: Biết thế tao hỗng xóa mù cho nó nữa. HH

Nặc danh nói...

Chào JM, chào dathb136.
JM nói đúng phóc với Luật Công đoàn (và Điều lệ CĐ-VN), vì:

Miễn anh là người Việt thì được dzô Công đoàn và phàm là người nước ngoài thì không được dzô Công đoàn, rứa thôi, không ong-đơ chi cả.
Như vậy ngài đương kim Giám đốc cty (tất nhiên đang ở vị trí đại diện NSDLĐ) phải là công đoàn viên, chỉ cần 1 điều kiện quý ngài là người Việt, thậm chí còn là đại diện của Công đoàn cấp trên, trên nữa. Và nếu quý ngài có chân trong cấp ủy nữa thì ... cao như núi Êvơrét.
Ngược lại, những "cậu công nhân quèn" là người Đức, Nga hoặc "thậm chí" là người Campuchia, Sômali thì không thể trở thành công đoàn viên, cho dù anh ta là người vô sản theo đầy đủ các nghĩa của từ này.
Dĩ nhiên - về mặt luật pháp - những kẻ hèn này vẫn được Công đoàn cơ sở "ôm", vẫn được Luật Lao động bảo hộ (theo 1 điều khoản ở gần chót văn bản Luật).

JM và dathb136 sướng thật, lúc ở vai NSDLĐ, lúc là NLĐ, muốn nói gì thì nói, thậm chí còn được phụ cấp của TLĐLĐVN (do CP rót qua). Giời ơi, uống cafe mệt nghỉ.
HCQuang

Nặc danh nói...

Chết, xin lỗi, "...cao như núi Phăngxiphăng" thôi, chứ nói tới Êvơrét e chừng đụng các anh trên TW, quá bằng sờ dái ngựa.
Sờ dái ngựa...? Chắc phải nói sờ dái bọ.
HCQuang

dathb136 nói...

Anh Hà chí Quang:Em không vào CĐ,mặc dù(như anh nói)cứ là người VN thì là đương nhiên là đoàn viên công đoàn(?).Với lí do ở ngoài thì giới chủ sẽ coi mình là cùng phe với họ,có điều kiện góp ý kiến(thay vì họ coi đó là yêu sách nếu mình ở trong CĐ)giúp đỡ công nhân mình đỡ khổ hơn.Ví dụ:Tiền bán thùng carton thay vì nộp hết về tập đoàn,thì cho CĐ làm quỹ hoạt động.Cái này tay chủ tịch CĐ xin mãi không được...

Nặc danh nói...

- Khi LD tôi mới thành lập, chưa có CĐ, tôi phải đứng ra thành lập và trở thành CT CĐ (Chỉ nhiệm kỳ đầu thôi). Tụi CĐ Đức qua làm việc với tôi (tụi nó quá hiểu luật VN) đã nói đùa : Mày ngồi trước gương để thảo luận Thỏa ước LĐTT! Vì tôi cũng là phụ trách Nhân sự của LD.
- Nhưng chuyện cũng ko có gì lạ vì cách đây khoảng hơn 40 năm, nước Đức cũng bị tương tự : Hồi đó GĐ nhân sự, theo quy định chỉ được bổ nhiệm sau khi lấy ý kiến của toàn thể nhân viên (một cách bầu). Và 1 lần, ở 1 CT kia, tập thể nhân viên quyết định đình công trong 1 cuộc họp có ông GĐ Nhân sự tham dự. Khi đình công xảy ra, BGĐ quyết định sa thải 1 số nhân viên và ông GĐ nhân sự phải thực hiện. Tụi CĐ kiện ổng ra tòa vì ko làm theo đúng QĐ của Hội nghị. Ổng lại ko được phép từ chối nhiệm vụ của BGĐ. Tòa ko xử được! Và từ đó luật mới được sửa đổi : GĐ ko được tham gia CĐ và Hội đồng CT.

HMK6

Nặc danh nói...

Ừ nhỉ, anh quên. Anh em nhà chú thì ngang như cua càng, mỗi thằng "phá" 1 cty (Hàn quốc) trong KCX. TGĐ điều hành mà ú ớ là chú xực, bên CĐ ngọng chú cũng xực. "Ngang ngược" đến thế là cùng.
Mấy bà bên Công đoàn các KCX&CN-HCM hồi đó có gạ chú nhận vai Chủ tịch Công đoàn cty (cũng là cách nhốt cua vô rọ) nhưng chú không chịu.
Mấy bả ngạc nhiên lắm, cứ thắc mắc tại sao cờ dúi vào tay mà nó không chịu cầm (chưa kể nó là hạt giống đỏ chánh hẩu con nai). Nhiều kẻ leo cao được là nhờ "trường chinh" qua con đường làm cán bộ CĐ. Anh giải thích cách gì mấy bả vẫn nỏ hiểu. Đành thua (thua thằng em).
Một thời để ... quên.
HCQuang

Nặc danh nói...

HCQ nói đúng, ở bển có rất nhiều Bộ trưởng và Thủ tướng xuất thân là lãnh tụ CĐ .Tại sao AE mình không đi con đường đó nhỉ ?CANADA không có Tổng thống vì nằm trong khối liên hiệp Anh nên nhận Nữ hoàng Anh làm N/H của mình. HH