Hôm rồi các "yếu nhân" chuyến đi đã chốt hạ thời gian khởi hành và kết thúc. Lừa rất khéo theo thời gian bận của các cốt cán mới "hạ" được vào các ngày 21-25/4. Tổng cộng 5 ngày, là thời gian tối thiểu để có thể vừa đi vừa ngắm một ít cảnh vật hai bên đường, một vài di tích ở Điện Biên.
Việc còn lại, chia tuyến, các "yếu nhân" giao cho "mõ". Quá đơn giản, bổn cũ (2004) soạn lại, chỉ thay đổi khoảng 20%.
Xem Bản đồ cỡ lớn hơn Bấm vào các kí hiệu điểm, tuyến trên bản đồ để có thông tin.
Ngày thứ nhất, 21/4: Hà Nội-Sơn La, 322km. Trọng điểm: cho VTM lần đầu thăm nhà tù Sơn La, nơi ông cụ hai lần nghỉ mát.
Ngày thứ hai, 22/4: Sơn La-ĐBP, 170km. Trọng điểm: vượt đèo Pha Đin ngắm hoa ban, bản người Thái, ghé thăm Sở chỉ huy chiến dịch ĐBP tại Mường Phăng, thăm một số di tích tại TP ĐBP (đồi A1, tượng đài, ...).
Ngày thứ ba, 23/4: ĐBP-Phong Thổ (thị xã tỉnh Lai Châu mới), 187km. Trọng điểm: một số di tích khác (hầm Đờ Cát, cầu Mường Thanh, nghĩa trang đồi Độc Lập, ...), ngắm phong cảnh (cầu hang Tôm đầu nguồn sông Đà, sông Nậm Na, ...). Chính xác lúc nào không biết, có thể trong 2010, khi ngăn dòng sông Đà thì cây cầu này sẽ bị chìm trong 20m nước. Rồi sẽ mất hẳn những phong cảnh đoạn này.
Dự án đầu tư xây dựng quốc lộ 12 đoạn tránh ngập - thuỷ điện Sơn La (dài 36km, bao gồm cả cầu Hang Tôm) đang được thực hiện sẽ làm cho tuyến ĐBP-Phong Thổ trở nên khó khăn hơn. "Trong quá trình thi công công trình quốc lộ 12 mới ảnh hưởng đến hoạt động lưu thông của người và phương tiện trên quốc lộ 12 cũ nằm phía dưới, nhà thầu cần có sự chia sẻ, thông cảm, tất cả vì tiến độ công trình, vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc". (Báo ĐBP Điện tử, 18/2/2009).
Ngày thứ tư, 24/4: Phong Thổ-Yên Bái, 281km. Trọng điểm: đường 32 chưa hề qua với các địa danh quen tên: Tú Lệ nếp ngon nổi tiếng, các đèo Giàng Ma, Khau Giàng, Nậm Kim ven sông Nậm Kim, Mù Cang Chải, ...
Ngày thứ năm, 25/4: Yên Bái-Hà Nội, 145km. Trọng điểm: hồ Thác Bà (nếu muốn), rồi về HN theo đường 32C qua Phú Thọ, nếu thích ghé đền Mẫu Âu Cơ.
(ảnh: tư liệu chuyến đi kỉ niệm ĐBP năm 2004)
Tham khảo thêm, rất bổ ích, "Vòng cung Tây Bắc - Nhật ký hành trình" của lữ khách thanhcong67 đăng tại vnphoto.net.
Thứ Hai, tháng 3 30, 2009
Chốt tuyến chuyến đi ĐBP
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 3 30, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
15 nhận xét:
Bọn mày đi như vậy là chuẩn. 26.4 quay về Hà Nội thì chiều 26.4 tao cũng bay từ Phnom Penh ra.
Tôi vừa đi một vòng Tây Bắc (HN-SLa-ĐBiên-LChâu-SaPa-LCai-HN) theo kiểu Tây balô, đường đi từ HN lên SLa còn được, nhưng từ SLa trở lên ĐB, LChâu thì đang sửa đường, nắn cua nên đường rất tệ, bụi và phải dừng lại nhiều nơi để chờ đánh mìn, máy xúc dọn đường... Nhất là đoạn ĐBiên lên Lai Châu, đường tuy gần nhưng đi mất nhiều thời gian nhất. Đúng là sẽ có nhiều điểm khi ngăn sông thủy điện SLa thì nước sẽ ngập mất, đi dịp này còn được nhìn thấy.
TQ Hữu Thành có đi khg? nếu đi tôi giới thiệu cho phóng viên Linh Quang của Đài Điện Biên, thổ dân ở đó có nhiều điểm mới dẫn các bác đi khám phá.
TTXVH
Thông tin của TTXVH rất mới. Tôi cứ tưởng vẫn không có gì khó khăn lắm vì người ta bảo Pha Đin xong rồi. Còn đường từ ĐBP đi Lai Châu chắc họ mở tuyến mới tránh vùng ngập, bây giờ đi đường cũ vẫn được chứ?
TTXVH cứ nói trước với anh Linh Quang, và cho tôi số điện. Chỉ sợ chuyến đi gấp, không khai thác được nhiều điểm mới nên không dám hẹn sẵn. Chưa phải đội hình "đi chơi không hẹn ngày về".
Xem hình thấy đường tây bắc rộng thênh thang, sướng hỉ. Hồi xưa tôi đi từ Hanoi lên tây bắc, tài xế (tụi chuyên chạy đường tây bắc) cũng chỉ tới Mộc châu là chiều tà rồi. Ngủ nhà trọ, uống sữa ... tươi. Sớm mai chạy ròng rã đúng 1 ngày nữa mới tới cái chỗ "56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt".
Lại nữa, các cô dân tộc đi dép, bảnh quá ta. Hồi xưa trên nớ có đơn vị địa phương quân chào cờ sáng thứ Hai mà vẫn có chú bộ đội đi chân đất, có chú áo quân phục quần dân sự, chú quân phục đủ thì đầu chả nón mũ chi cả. Dân thì thống nhất chân đất, có vài bọ đi giày vải bộ đội. "Được thể", tụi tôi lên Thị xã Sơn la chơi (có bữa ghé vô Tỉnh ủy, UBND tỉnh), khỏi xài quân phục "đồ hiệu" mà cứ việc diện quân phục "hủi" (bộ quân phục để dành lúc thi công, rách gối táp 2 miếng vá to đùng), "vô tư". Anh đồng đội "đi theo" thì áo vá vai.
Áo anh rách vai, quần tôi có hai miếng vá... mà lại, được cái vẫn chính quy ở chỗ diện mũ mềm, giày vải cao cổ nghiêm chỉnh, lưng K59 đạn 3 băng 1 viên lên nòng.
Miền núi bây chừ nâng cấp nhiều, sướng cái bụng.
Nhà tù Sơn la (xem hình) có nhẽ xây mới, chứ hồi đó tôi không thấy nhà ngói chỗ mô, chỉ tường là tường.
HCQuang
Cuối năm 2007 em đi thì đường từ Lào Cai đến Bình Lư ( Tam Đường mới) đang mở rộng, có lúc phải chờ đánh mìn. Phong Thổ ( thị xã Lai Châu mới) ngã ba đường 12 và đường ra của khẩu biên giới( lại là Phong Thổ mới), thị xã Lai Châu cũ ( Mường Lay mới). Mấy ông dân tộc đi đâu ông ấy mang tên đi theo nên các bác cẩn thận kẻo lộn.
Hồi 2004 đã biết cái vụ "tên huyện giắt lưng quần cán bộ" rồi. Nhưng bản đồ chưa in lại nên vẫn dùng để khỏi lẫn.
Cùng lắm thì nói kiểu tin học "Phong Thổ phiên bản 2003"!
nói chung vẫn là đường cũ, nhưng có nắn từng đoạn, vì đường vừa lưu thông vừa nắn, vừa mở rộng nên mới tệ. Nên chuẩn bị nhiều lương khô, nước giải khát vì đắt đỏ và chỉ có sẵn ở các thị trấn còn dọc đường hơi khó.
Nhà tù SLa đang chỉnh trang lại, ĐBiên khu tượng đài đang xây bậc thang và khu làm lễ tưởng niệm ngay bùng binh chợ ĐB.
Đoạn qua Phong Thổ nên tránh đi lúc mưa vì sẽ thành ao bùn đỏ
TTXVH
Không nói nhiều mọi người lại nhụt chí.
Chỉ cần mang theo nhiều lương khô, nước uống, chăn ấm, dây kéo xe, ... May rủi thôi chứ tránh thế nào được.
Nói vậy chứ người ở đấy người ta cũng cần đi lại. Họ đi thì mình đi chứ sao.
Mấy thằng làm Du lịch lữ hành nên cắp tráp mà học TQ nhà ta.Hắn mới dứ một chiêu mà bao anh thèm dỏ giải,là bọn trong này cứ hấp nhổm không yên.
DS
Đúng là người ta đi được thì mình cũng đi được, nhưng biết trước để phòng vẫn hơn, tôi ngồi trên cái xe cà khổ mà cũng qua được chỉ tội đến nơi ê ẩm cả người thôi.
Có vất thế mới có nhiều cái để nhớ
TTXVH
À, là để động viên các chú bằng "lý sự lùn" mà. Chuẩn bị tư tưởng, nếu có tắc đường, đói ăn,... cũng không bị chửi "dẫn nhau vào chỗ khó".
Hy vọng là sắp đến ngày 7/5 nên các dự án cải tạo đường sẽ kết thúc trước 7/5, đường đi sẽ ngon lành hơn
Ngày 7/5 không là cái gì cả.
Đường 12 độc đạo làm mới 36km trên cao, đá lăn xuống đường dưới, chưa kể những chỗ nắn cua. Còn công trường làm cầu Hang Tôm mới cũng trên cao, về thượng lưu của cầu cũ 800m, xe máy thi công hà rầm. Hơn một năm nữa mới phải xong, là lúc ngăn đập, bắt đầu tích nước.
Tóm lại chuyến này chắc khó hơn chuyến 2004 cũng kha khá đấy. Phải đi với tinh thần ... kéo pháo.
Mẹ kiếp nghe các AE hù nhau về đường xá mà ghê quá .Nhưng cũng may tớ thuộc loại điếc không sợ súng và ham chơi nên cứ đi .Có điều nên mang theo một ít mỳ tôm ,bánh ngọt,thuốc lá, thuốc "choác" cho đầy đủ là yên tâm lớn . Riêng đoạn nào cần ...kéo pháo xin nhường TQ ,tớ chỉ biết ...đóng gạch thôi.
HH
Chúc anh em nhà mình ( cùng các phu nhân ) có chuyến đi chơi vui vẻ. Rết tiếc là không về kịp.
Hỏi nhỏ HH : Trước khi đóng gạch thì mày có cần phải " choác " như trước bữa ăn cơm thường lệ không? Nhỡ quá liều mà không " choác " là có ngày toi.
Đăng nhận xét