Thứ Tư, tháng 3 25, 2009

Nửa kí sức khỏe giá bao nhiêu?

(Phần 3)

Xin hầu các bác về “kĩ xảo bơi krun” – các động tác nhằm:
a.. Giảm thiểu lực cản của nước,
b.. Tạo dòng xoáy để sinh ra lực tiến,
c.. Phát lực (PLực) và thôi phát lực đúng lúc đồng thời tránh các lỗi thường gặp (lỗi TG).

KĨ XẢO BƠI KRUN.

1.. Nguyên tắc giảm thiểu lực cản của nước:
a.. Đầu luôn thẳng với thân mình và “cố định” vào vai.
b.. Trán là mũi thuyền: bạn luôn thấy đỉnh trán rẽ nước.
c.. Khi bơi, tuy cơ thể lắc qua lắc lại quanh trục cơ thể (như con thuyền lắc lư theo chiều ngang trong khi tiến) nhưng trục này phải luôn thẳng với hướng tiến và luôn song song với mặt nước.
d.. Từng bộ phận của cơ thể thẳng với hướng tiến, trừ bộ phận đang PLực hoặc chuẩn bị PLực.

2.. Kĩ xảo (bơi gồm 2 kĩ thuật là a/ làm nổi và b/ tiến về phía trước).

2.1.. Chân – hãy coi toàn bộ chân là cây gậy dẻo và bạn cầm phần gốc vụt nó xuống:
Chân thẳng như vũ nữ balê, bạn dùng hông-đùi và lợi dụng lúc lắc người để “vụt” chân xuống (lỗi TG: cổ chân, đầu gối bị gập; không lắc người; dùng cẳng chân để “vụt”; “vụt” quá sâu, quá mạnh).

2.2.. Tay – hãy coi cơ thể là thuyền, từ đỉnh ngón tay đến cùi chỏ là mái chèo (lỗi TG: cổ tay bị gập):
a.. Chu kì trước kết thúc: tay đang ở vị trí duỗi thẳng.
b.. Chuẩn bị PLực: tay quạt xuống và cùi chỏ gập dần thành góc 120 độ (lỗi TG: cùi chỏ thẳng), và:
c.. PLực: quạt chéo vào lòng để ôm nước (lỗi TG: quạt thẳng xuống; quạt quá mạnh) rồi hơi “quẹo” ra (theo hình chữ “S”) (lỗi TG: cùi chỏ bị hạ thấp).
d.. Khi mái chèo tới ngang hông thì thôi PLực (lỗi TG: vẫn quạt tiếp), bạn rút tay lên khỏi mặt nước y như rút tay ra khỏi túi quần và đưa lên trời (lỗi TG: gập tay lại và đưa ra phía trước).
a.. Khi tay xuống nước, cánh tay thẳng với hướng tiến cho tới khi vào chu kì sau (lỗi TG: vội vàng chúc tay xuống).

2.3.. Thở: Hít vào trong lúc cơ thể lắc nghiêng (lỗi TG: góc/nghiêng mặt lên thở).

2.4.. Tại sao phải PLực như thế: Không phải bạn dùng tay đẩy nước về phía sau để tiến lên, mà tay bạn tạo dòng xoáy để sinh ra động lực (như dòng xoáy của chân vịt tàu thủy). Vì vậy trong thời gian PLực a/ lòng bàn tay cần chếch ra ngoài, b/ đường đi của bàn tay theo hình chữ “S”.

3.. Ưu nhược điểm: Bơi krun ít bị sức cản của nước nên tiết kiệm sức nhưng do chân “vụt” liên tục để giữ nổi nên sẽ mau mỏi hơn bơi ếch. Tuy nhiên, nếu bạn giữ nổi tốt thì sẽ “bơi dai” không kém.

PHỤ LỤC (cho cả 2 môn bơi).
PL1. Các “lỗi TG” có nguyên nhân gián tiếp là do bạn giữ nổi kém.
PL2. Sau khi bơi đủ “định mức”, bạn bơi chậm 1 vòng để cảm nhận lại các động tác.
PL3. Khi đã thuần thục, bạn nên thả lỏng đầu óc trong khi bơi, trừ lúc bơi “tốc độ”.
PL4. Và cuối cùng, bạn chớ tin vào những điều nói trên.

LỜI KẾT: Chúng ta mệt mỏi lùng kiếm sức khỏe cho mình (như Tần Thủy Hoàng đã từng săn lùng nó) nhưng ta lại không thể mua nó chỉ bằng đồng tiền (dù tiền bạc và thuốc thang cũng có uy lực của chúng). Để có được nó (sức khỏe) thì chẳng có cách nào khác là phải sống vui sống khỏe (trên cơ sở luyện tập theo “quy chế” của riêng mỗi người). Giá của nó (dù chỉ nửa kí) là cao, rất cao hoặc thấp, rất thấp tùy thuộc vào quan niệm, hướng đầu tư và quyết tâm của mỗi chúng ta. Vấn đề là chúng ta có cần nó (sức khỏe) hay không?

Tôi hi vọng kĩ xảo này có tác dụng cho những bác thích bơi lội. Kính chúc các bác dồi dào sức khỏe.

21 nhận xét:

Nặc danh nói...

Kính các bác thích bơi lội.

Đây là những kinh nghiệm mà tôi đã "dày công" quan sát tụi chuyên nghiệp, bán chuyên, xem tài liệu và phim ("đúc kết" trong vòng 30 năm) để rồi thử nghiệm trên bản thân, vì vậy các bác đừng lo nhà em viết bậy viết bạ để "hại" các bác.

Chuyện khác.
Hồi đóng quân ở Vũng tàu (1975-1976), cứ chủ nhật là tôi bơi ra xa bờ chừng 300-400m rồi bơi tới-lui dọc bờ biển, một lèo 5-10km. Gặp hôm biển hơi động thì chỉ bơi 3-5km, không biết bao nhiêu nhiều lần bị sóng hay xoáy gì đó nó dìm xuống sâu vài m. Hồi đó thấy nó dìm lại khoái - ngu thế không biết. Tụi cứu hộ Vũng tàu nhẵn mặt, gặp tôi là vẫy tay "anh tự lo đấy nhé".
Cách đây chừng 5 năm, tôi bơi ở Mũi né cũng ra khơi nhè lúc biển hơi động, cũng bị xoáy nó dìm vài m, vẫn thích - mẹ, già mà vẫn ngu.
Nay thì trời đẹp biển êm em mới "thích" ra khơi.

Không phải tôi khoe "tài lẻ" mà ý muốn nói là bài viết không phải chép từ mớ lý luận suông mà rút ra từ "thực tiễn CM".
Kính.
HCQuang

VNQ nói...

Bơi KRUN (trườn sấp) là món sở trường của em. Ai mới tập món này khó nhất là tập vụt chân. Nhiều người tập cứ bị lẫn sang chân đạp kiểu bơi ếch (kiểu bơi sải "nhà phê").
Đã lâu ko bơi, bây giờ "có tuổi" lại hay bị chuột rút nên "sợ chết" không dám bơi. Kể cũng tiếc!

TranKienQuoc nói...

Sứa khỏe chỉ tích được do sự miệt mài luyện tập, mà ông bạn già HCQ là 1 điển hình. Vợ chả qủan lí gì, cứ sang là ra hồ bơi Yết Kiêu. Nhậu nhẹt rất ít. Đến tuổi này có lẽ thế là tốt nhất!

Nặc danh nói...

Một anh lính Hải quân và một anh lính bộ binh ngồi tán gẫu trên bãi biển.
Anh lính Hải quân: tớ có thể bơi rất xa đến khi cậu nhìn đầu tớ chỉ còn bé bằng hạt đậu xanh.
Ăn nhằm gì, anh lính bộ binh cự lại: Tớ đi bộ được bao lâu thì bơi được bấy nhiêu. Vì khi nào mệt thì tớ nghỉ!!!
GM.

Nặc danh nói...

Chào vinhnq.
Nếu chú còn thích bơi krun thì mua phao tập chân (phao hình tam giác) rồi ra một bể bơi bất kì nào đó, 2 tay và cả người duỗi thẳng, 2 bàn tay vịn phao, còn chân thì ... vụt.
Nếu hồi xưa chú bơi với tần số "2 tay 4 chân" thì nay nên đổi sang "2 tay 2 chân" cho đỡ mỏi lưng. Nếu thở theo tần số "3 tay 1 nhịp thở" thì nay "2 tay 1 nhịp thở". Tất nhiên ôm phao thì không tập lắc người được.
Khi nào thấy chân deo dẻo rồi thì cứ việc mà ... bơi thật.

Chơi cái anh krun hay hơn ếch, đỡ tốn cơm mà hiệu quả cao. Ngoài ra, trong bể bơi, ông nào bơi ếch dễ bị người ta ghét lắm: gặp kẻ bơi ngược chiều hoặc định vượt thì có khi ông ếch đạp cho 1 phát trúng vai, trúng sườn. Kẻ đó tức mà không chửi được, thành ra ... Anh krun thì "vô tư".
HCQuang

Nặc danh nói...

Chào bác GM.
Bác nói chuyện vui nhưng thực ra, nghỉ trên sông biển là chuyện thật đấy bác ạ. Khi bơi đường trường chán chê mê mải rồi thì nằm ngửa thả nổi mà nghỉ ngơi. Cứ lềnh phềnh một lát rồi "nại" bơi tiếp.
Bà già tôi có thể thả nổi trên biển suốt cả buổi (nếu muốn), dân Tiền giang mà.
HCQuang

VNQ nói...

@bác HCQ: Tks bác! đã bổ túc lại về kỹ thuật Krun khi có tuổi.
- Nói đến chuyện nằm nghỉ trên biển em lại nhớ lần nghỉ mát ở Sầm sơn năm 1987. Lần đó sau khoảng 15 năm không được bơi, thấy biển thì "như cá gặp nước", cậy mình lúc đó còn trai trẻ, sau khi khởi động, lao xuống nước bơi một mạch (trườn sấp)ra biển, vì muốn bơi kiểu này phải ra xa, biển đỡ sóng mới bơi được, đến lúc thấy mệt dừng lại nhìn quay vào bờ, trên bờ thấy người nhỏ như con bọ ngựa. Nằm ngửa, nghỉ một lúc rồi bơi vào bờ, càng bơi vào thì càng bị sóng đẩy ra xa hơn, lúc này đã thấm mệt, nhìn vào bờ thấy khoảng cách xa quá, không đủ sức bơi vào, nếu cố thì dễ bị "hà bá" lôi mất. May nhờ biết "món" nằm nghỉ trên nước nên cứ nằm ngửa nhìn trời để sóng đưa vào gần bờ. Cách bờ gần 100 m mới úp người lại "Krun" cật lực vào. May Trời vẫn còn thương. Bơi kiểu này ở biển rất mất sức.

BanTroiK6 nói...

@TQ
Ghé thăm Blog "Thiếu Sinh Quân TP.HCM" - Trường TSQ TpHCM thấy họ dùng Chat Box (http://cbox.ws/) cài ở lề "dao diện" để ACE nói chuyện riêng như bác HCQuang đã đề xuất. Kgửi TQ để bác nghiên cứu :)

HữuThành.Nguyễn nói...

Tôi có ghé qua rồi. Nó là ChatBox cho những ai đang tình cờ có mặt nói chuyện với nhau.
Không dùng làm nhắn tin có địa chỉ như kiểu YM hay Skype được. Mà YM hay Skype chỉ nhắn cho đích danh (cần có mật khẩu để xem) cho 1 người chứ nhắn cho 1 nhóm người thì tôi chưa thử.
Anh Chí nhớn muốn nhắn công khai cho ai đó mà không giữ kín với những người khác.
Tôi hiểu anh ấy muốn đơn giản như góp lời blog chứ không muốn phải dùng thêm các công cụ khác như tin nhắn hay thư điện tử. Cái anh ấy muốn thì người ta không làm. Với họ hoặc kín (riêng tư) hoặc hở (công cộng) chứ không có kiểu việc riêng nói ở chỗ chung. Khó thế chứ.

BanTroiK6 nói...

Em đã dùng thử cho Bạn Trỗi K6, thấy nó cũng như viết comment thôi -có được lưu lại tại Box (chưa rõ bao lâu)- như vậy không liên quan đến bài viết cụ thể, mà ai cũng xem được.

Nặc danh nói...

Ơ, TQ không nhớ à, đã có lần dùng skype nhắn và nói theo nhóm rồi còn gì. Lần đó bác Quý điều khiển nhóm, nhóm 4 người.
VTM

HữuThành.Nguyễn nói...

Nhưng mà nhắn vào cái chatbox ấy,
- thứ nhất là người nhắn không biết nó giữ cho mình bao lâu, có thể không đợi được đến lúc người được nhắn xem;
- thứ hai là người có thể được nhắn phải duyệt từ đầu đến cuối để xem có ai nhắn gì cho mình không mà phải xem hết tất cả các thứ của người khác với nhau, mà chưa chắc tin của mình chờ được tới khi mình rờ tới nó, thì mệt lắm.
Thà học dùng thêm một thứ như Skype hoặc thư điện tử còn hơn.

HữuThành.Nguyễn nói...

VTM: việc đề lập nhóm nói chuyện là tất cả đều trên mạng và đồng ý vào nhóm.
Chứ gửi tin cho nhóm mà không biết có ai trên mạng thì chỉ có mail là chắc thôi.

Phú Hòa nói...

Tôi nhớ là hôm đó có 4 người, HT,QN, VTM và tôi nhưng chỉ có 3 người nói với nhau được còn người thứ 4 chỉ nghe được chỉ không nói được nên phải viết thay nói ( không nhớ là ai nữa ). Chat cùng một lúc hình như được từ 5 - 6 người.

Nặc danh nói...

Nghe anh Chí giảng mê quá. Đường phố cứ nước lụt, triều cường thì mình bơi đến cơ quan, đỡ hao xăng lại khỏe người. Anh nào tài thì cứ nhảy xuống sông "tham gia giao thông" đễ bớt nạn kẹt xe trên phố.
Cái vụ nằm ngữa trên mặt nước để nghỉ mệt tui cũng thấy rồi, rất nể. Mọi người xúm coi đông lắm, hóa ra "thằng ấy" lặn dưới đáy sông 3 ngày nay mới chịu nổi lên "nghỉ mệt"!
Xin anh 2 chữ Đại xá!
Kính anh
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

TM mấy hôm nay đi đâu ăn được cái gì mà mồm miệng đắng lè?

Nặc danh nói...

Nhà TM triều cường, ngẹt cống, nước ngập triền miên, thành thử "giận đời". Lâu rồi y không bơi lội chi cả, thành thử bây chừ y bơi chán lắm.
(nghe nói y bơi tốc độ 60phút/giờ).
HCQuang

Nặc danh nói...

Mới đi công tác Bình Thuận về, sáng nay tắm biển, phát hiện ra điều lý thú : Nước biển ở đâu cũng mặn cả .

VNQ nói...

Trích Com mèn của bác HCQ: "...Nhà TM triều cường, ngẹt cống, nước ngập triền miên, thành thử "giận đời"..." có khi bác TM tập môn nằm "thiền" trên nước lại hợp với sức khỏe và khả năng, đỡ mất sức.

Nặc danh nói...

" Thiền trên nước" là môn phái mới cần được nghiên cứu nghiêm túc." Nỗi đau nào phải riêng ai"? Dân Thủ đô sao chóng quên trận lụt năm Tý vừa rồi!
TM

Nặc danh nói...

Cô gái đi chộp mặt giời, người già đi chộp sức khỏe.