Minh Kính
Tết về nhà nhà nấu bánh Chưng bánh Tét. Bánh Chưng thì gọi là chiếc hoặc cặp bánh. Bánh tét thì gọi là đòn bánh. Gọi là đòn vì nó hơi dài. Ngòai bánh Tét ra dân ta sử dụng nhiều từ đòn khác. Cái hơi tròn để ngôì gọi là ĐÒN NGỒI, dùng để kê gọi là ĐÒN KÊ. Mỏng mà dài, hai đầu có mấu là ĐÒN GÁNH. Một đọan cây tre dài, tròn chắc họặc cây gỗ đẽo nhọn hai đầu dùng để gánh lúa ở những vùng chiêm trũng gọi là ĐÒN XÓC. Những kẻ "đâm bị thóc chọc bị gạo" cũng gọi là kẻ "đòn xóc hai đầu". Tròn to chắc dài, vạt nhọn một đầu dùng để vác lúa họac dùng làm vũ khí đánh Tây là ĐÒN CÀN. Tròn nhẵn hai đầu bằng dùng phơi giấy gọi là ĐÒN XEO. Dùng cái que để đánh vào đít gọi là ĐÁNH ĐÒN còn gọi là ĐÒN MANG (đòn ngồi không muốn muốn đòn mang". Bị đánh cho tơi bơi gọi là NHỪ (DỪ) ĐÒN. Đánh cho một trận thua nhớ đời gọi là ĐÒN CHÍ MẠNG. Bị kẻ thù tra tấn tàn khốc gọi là bị ĐÒN THÙ. Loại đòn khoái khẩu nhất có lẽ là ĐÒN BÁNH TÉT.
Thứ Hai, tháng 1 19, 2009
ĐÒN
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Hai, tháng 1 19, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
24 nhận xét:
Có một loại doanh nghiệp, gọi là NHÀ ĐÒN
Có thứ bệnh gọi là bệnh PHANG ĐÒN GÁNH
Bị kẻ xấu nó đánh thì gọi là TRÚNG ĐÒN, nhưng người tốt đánh thì gọi là PHẢI ĐÒN
“Mẹ bắt được chưa đánh roi nào đã khóc...” thì là NHÁT ĐÒN
“Điện giật dùi nung không giết nổi em...” tức là LỲ ĐÒN
Kính các bác
BACHAI
Có bài hát (MP3) muốn tặng Minh Kính và các bạn Đại Học Quân Y, có gửi vào đây được không hở bác Tổng Quản? BACHAI
Lời nhắn lời góp này thì chỉ đưa được đường dẫn thôi. Cho vào bài mới ấy, bachai làm được mà. Có sao đâu.
Đánh được người tình của chồng quả là đã. ngứa ghẻ ĐÒN GHEN mà .
- @ MK: Nhờ có bác mà tôi biết được "trong những ngày đầu kháng chiến, ND Nam bộ đã dùng ĐÒN CÀN ( tầm vông vạt nhọn)đẩy lui xe tăng, tàu bay của thực dân Pháp".
-@ Bachai: Chính xác bệnh PHONG ĐÒN GÁNH (uốn ván). Chỉ bọn bất lương , trộm cướp mới "mắc bệnh" PHANG ĐÒN GÁNH.
TM
Tung hỏa mù,dương đông kích tây gọi là đòn Gió.Thua người không làm gì được tìm cách báo thù gọi là đòn Bẩn.Bị tẩn cho một trận nên thân gọi là No đòn.Tuyên truyền nhăng nhít nhưng chẳng làm gì gọi là đòn Miệng.Thằng hàng xóm nólàm mình bị tẩn oan gọi là Vạ đòn.Vũ khí anh Chí Phèo hay dùng là đòn Vạ
Thân của cái treo cân treo gọi là đòn Cân.Thử thách tư duy của nhau gọi là đòn Cân não.
Miếng đánh của con vật: ngựa gọi là Mã đòn,trâu gọilà Ngưu đòn, Gà gọi là Kê đòn...
Cái đòn ngon nhất của anh Kính cấc gọi là đòn bánh tét,tại sao gọi là bánh "tét".?mời các bọ giải thích giùm.
DS
Trúng "chưởng":ăn ĐÒN
Hù dọa,nổ:ĐÒN gió
Chân dài tới nách:dài ĐÒN
Đoạn cật tre để trên vai móc 2 quang:ĐÒN gánh
Đánh táp lô:ĐÒN hội đồng
Tung "chưởng":ra ĐÒN
Gtl
Nhà bác Quang xèng - hiệu trưởng trường võ thuật Đại Đức - thích xài từ "ra đòn", còn đám học sinh mũi lõ của bác có nhẽ lại ưa "thấm đòn".
HCQuang
-DS : Dân Nam bộ dùng dây nhỏ khoanh tròn "cắt" bánh ra từng khoanh gọi là TÉT bánh. Nhiều nơi vẫn dùng từ "tét bánh ra ăn".
Có người nói "bánh tét" là do từ "bánh Tết" bị nói trại đi.
TM
Đòn,Đoàn,Đoàng,Đoòng tiếng Nam bộ rặt phát âm gần như giống nhau cho nên tốt nhất là:Kết Đòn chúng ta là sức mạnh.
Có pác nào thấy hình thù ĐÒN TÌNH.
4 SG
Tư mới bị trúng "chưởng" của ai à?
EGK9
@4 ruồi:EGK9 làm cậu tỉnh ĐÒN chưa?
TM nói chính xác,người Đàng trong gọi là bánh tét có lí do của nó . Từ tét bánh chỉ dùng cho bánh tét.Người ta dùng ngay sợi lạt gói bánh, tứoc nhỏ (cho dễ làm),,miệng ngậm một đầu sọi lạt,bánh khi đã bóc ra đựockhoanh bằng sợ lạt,tay phải kéo căng, cắt bánh thành từng lát.Động tác này gọi là tét bánh.Bánh chưng cũng đựoc cắt bằng sợi lạt, nhưng không phải là tét bánh.Chính vì vậy mà người ta gọi là bánh tét.Một số tỉnh Bắc trung bộ có bánh này nhưng gọi là bánh Tày.Bánh tết có vô vàn, không có chuyện đọc trại tết thành tét được, vì người Việt đọc âm nào ra âm đókhác với người Tàu.
DS
Bánh Tày hình dạng giống bánh Tét nhưng nhỏ hơn. Bánh Tét gọi là đòn bánh. Bánh Tày chỉ là chiếc bánh. Khác với bánh Chưng dù to hay nhỏ cũng gọi là Chưng cả.
MK
M.K có thể viết một bài về sự tích mâm Ngũ quả ngày Tết và sự khác biệt giữa miền Bắc với Miền Nam về các loại quả trên mâm không? Hôm nay ở văn phòng tôi có hỏi thử mọi người nhưng gần như chẳng câu trả lời nào giống nhau ( trừ 3 loại quả chuối, cam, quít ). Mấy cậu trẻ còn khẳng định rằng trong mâm Ngũ quả còn có xoài, Thanh Long là những loại quả mà trước năm 1975 thì ngoài Bắc không có và tôi khẳng định là hồi đó 2 loại này không có trong danh sách 5 loại quả truyền thống của ngày Tết ở Miền Bắc( xoài thì có từ trước rồi nhưng rất hạn chế ). Ở Miền Nam, theo tôi được biết thì còn quả Phật Thủ nữa.
MK không có tài liệu nói về mâm ngũ quả. chỉ biết sơ sài như sau : Mâm Ngũ quả miền Bắc cốt cho đẹp bao gồm : Chuối, bưởi, phật thủ,dứa ( thơm) , quýt ( quất, tắc) . Ngũ quả không mang nghĩa 5 lọai quả mà chủ yếu mang nhiều màu ( ngũ sắc) . Ngũ Quả miền Nam mang ý nghĩa ngôn ngữ cầu mong hơn là cho đẹp như : Cầu ( na, mãng cầu) , Dư (dưa) ,Vừa ( dừa), đủ ( đu đủ), xài( xòai), sung ( quả sung), May (quả mây), thơm tho ( quả dứa) . Các lọai cam ( chịu), chuối( chúi ), quýt( quỵt), bưởi ( bươi, bơi) mang nghĩa vất vả ít người dùng. Chỉ những người Bắc vào Nam hoặc không quan niệm về cầu tài lộc mới dùng.
MK
Tin mới nhất sáng nay ở chợ Bưởi một nải chuối tiêu xanh để bầy mâm ngũ quả cúng, loại đẹp, giá 70-80 nghìn đồng.
Đáp tàu bay vào đây tôi tặng ông nải chuối kèm nệm bàng. Có rồi đấy!
TM
Hôm bữa ngồi cà fê"Đôi Khi"có bàn luận tếu với A.DS&HCQ là ta nên bày mâm cúng thế này:
1,Qủa xoài+bình ga hết->Xài hết ga
2,Qủa xoài+líp xe đạp+poọc ba ga->xài líp baga.Mong mỗi người chúng ta có dư để được Xài như vậy.
Gtl.
Mâm ngũ quả có Na (trái mãng Cầu), Chùm Tiêu sọ, Dừa (trái dừa, dân niền tây đọc là Vừa), Đu đủ (trái Đủ), Xoài (trái Xài), niệm lên là "Cầu tiêu vừa đủ xài".
Có bài về mâm ngũ quả bên Uttroi
http://uttroi.blogspot.com/2008/02/mm-ng-qu.html
MÂM NGŨ QUẢ
@EGK9;DHoa: Dính đòn này cũng khá khá rùi. Ngấc ngư chút chút. Buồn 5 phút. Kiếm rượu uống vô là Adieu Jolie Candy!!
Dzậy đó!!!
4 SG
Đăng nhận xét