Thứ Bảy, tháng 1 17, 2009

GIA ĐÌNH TÁO CÓ BAO NHIÊU THÀNH VIÊN?

Minh Kính

Từ xưa, rất xưa, khi ta chưa có bếp ga,bếp điện, bếp dầu, bếp than, bếp trấu, chưa có bật lửa, chưa có diêm, chưa có đèn dầu thì ta đã có bếp. Một gia đình nhà bếp bao gồm: 3 hòn kê bằng đất nặn cao dài đứng ba phía, dân ta gọi là ÔNG BẾP chữ nghĩa gọi là ÔNG TÁO. Sau khi đun nấu, người ta đặt vào trong bếp một vật bằng đất nạn hình tròn, bệt, có núm cầm để giữ lửa cho ngày hôm sau. Dân ta gọi đó là hòn NÚC. Chữ nghĩa gọi là THỦ HỎA BÀ (BÀ giữ lữa). Như vậy gia đình bếp núc có tất cả 4 thành viên: 3 ÔNG TÁO, 1 BÀ NÚC. Và khi đó dân gian hát rằng: Thế gian một vợ một chồng, chỉ riêng nhà TÁO 3 ông một bà. Không hiểu vì lý do gì mà nay người ta lại hát: Thế gian một vợ một chồng, riêng tôi đây lại 2 ông 1 bà để chỉ gia đình nhà TÁO.

15 nhận xét:

Nặc danh nói...

Chuyện nàyphải tâu Ngoc hoàng nhân Táo lên giời Bá cáo.Tuồng tích xưa,nay mấy ai tỏ, đó là khiếm khuyết của nền giáo duc tân tiến. Việc hoc chữ mà không biết nghĩa bây chừ hơi bị nhều.Các bọ cứ trắc nghiệm tại gia sẽ thấy con em ta hiểu chữ nghĩa đến dâu. Lỗi này không phải do các cháu,mà đó là sự lệch lac có ngay thời chúng ta.sở dĩ thế hệ chúng ta còn biết chút ít,đó chẳng qua là sự rơi rớt của các bậc cha ông mà chúng ta góp nhặt được ma thôi.Có một bậc túc trí phát biểu nghe có vẻ hơi quá,rằng không dạy tiếng Hán(Việt)thì con cháu ta sẽ không biết tiéng ta(Việt).Ngẫm lại thì cũng có thể gật gật đựoc một chút.Tiếng Hán Việt có rất nhiều tuồng tích,khổ nỗi ngừoi ta lại cho nó cổ lỗ nên quên nó trong cái sự dạy dỗ thế hệ sau.Điều này thua đứt nền giáo dục Thầy đồ.
DS

EGK9 nói...

Cái vụ "Thế gian một vợ một chồng, riêng tôi đây lại 2 ông 1 bà" để chỉ gia đình nhà TÁO, hình như trong "Kho tàng truyện cổ tích Việt nam" giải thích như sau: Có một ông chồng nghi ngờ vợ nên ruồng rẫy bà vợ, đuổi vợ ra khỏi nhà. Sau này bà ấy lấy chồng khác làm ăn khấm khá, sống rất hạnh phúc. Còn ông chồng thứ nhất thì gia sản ngày càng lụn bại, đến nỗi phải "tay gậy, tay bị". Đến năm đói kém, bà vợ nấu cơm phát chẩn. Nghe đồn có người phát chẩn, ông chồng cũ mò đến xếp hàng đầu tiên để nhận cơm nhưng bà này lại sai gia nhân phát từ đầu cuối lại, đến đúng chỗ ông chồng thì hết cơm. Hôm sau ông này ngồi cuối hàng thì họ phát từ đầu hàng nên ông ta cũng ôm bụng rỗng ra về. Hôm thứ ba ông ấy ngồi vào giữa hàng thì họ phát từ hai đầu lại đến lượt ông ta lại hết cơm. Tức quá ông ta vào kiện chủ nhà thì thấy bà vợ cũ của mình. Xấu hổ quá ông ấy nhảy vào đống lửa tự vẫn. Bà vợ thấy chồng nhảy vào đống lửa thì ân hận nhảy theo vào để cứu, ông chồng thứ hai thấy vợ nhảy vào lửa thì nhảy tiếp vào để cứu vợ và cả ba đều chết cháy. Ngọc hoàng thương tình biến họ thành đầu rau nên mới có chuyện "vi phạm luật hôn nhân gia đình" như thế.

Nặc danh nói...

Kính a.Kính, a.DS, EGK9:
Thường thì cổ tích, truyền thuyết luôn phản ảnh "đúng" với "hiện thực xã hội", tức theo đó, ở Việt nam có 2 ông Táo và 1 bà Táo. Tuy nhiên, vì có thêm bà "núc" (như a.Kính sưu tầm), đã làm đảo lộn "quan niệm" này.
Vậy ta suy luận như sau:
Gia đình Táo vốn có 3 thành viên, sau vì lí do kĩ thuật (cần giữ ấm bếp) mà được biên chế thêm bà Núc;
và như vậy, địa bàn này gồm 2 ông 2 bà;
mà nếu họ dàn xếp ổn thỏa thì sẽ hình thành 2 cặp vợ chồng cùng đảm trách một mục tiêu xã hội trên nguyên tắc đồng thuận (trước kia có 2 hiện tượng là bếp và núc nay hợp nhất thành bếp núc) để phát triển.
Về mặt quản lý hành chánh Nhà nước, họ không vi phạm chế độ 1 vợ 1 chồng.
Các bác các chú các cô xem tui nói như rứa có được không? Cần sớm ra văn bản "v/v quy định biên chế và tổ chức bếp", chứ cứ họp tới họp lui thế này thì bà con không có bếp để thổi cơm tết.
HCQuang

Nặc danh nói...

Gia đình Táo chỉ có 2 ông 1 bà chứ làm gì có bà Núc với 3 ông Táo. MK kể sự tích 3 ông 1 bà cho mọi người biết đi.
VTM

Nặc danh nói...

Hoặc vợ chồng nhà Táo vẫn gồm 2 ông 1 bà, nhưng có thêm chị giúp việc - tức chị Núc, hoặc có thể hiểu đó là giặc Đông Ngô (bà cô bên chồng) - tức cô Núc.
Hiểu theo "phương án" này thì không làm "tổn thương" tới Cổ tích, truyền thuyết.
HCQuang

Nặc danh nói...

Người ta nói ba ông Đầu rau chứ có nói hai ông một bà đâu nhỉ? Cái bà thế chân kia là "Pedé" thì phải?nếu đúng vậy thì mấy "anh" xăng pha nhớt này mừng hú vì được là người trong "biên chế" của triều đình!?!?
DS

Nặc danh nói...

EGK9 kể lả chuyện cổ tích " Làm trai rửa bát quét nhà. vợ gọi thì DẠ bẩm bà con đây".
Gia đình nhà táo quả là có 3 ông và một bà. Người xưa đun nấu còn phải giữ lửa cho ngày sau, không phải chỉ đun rồi thôi. Chức năng giữ lửa là của "Thủ hỏa BÀ ". Còn ba ông đầu rau hay ba ông bếp là luôn tồn tại mới sinh ra chuyện cái kiềng ba chân.Không bao giờ bếp lại chỉ có 2 ông. Gia đình 4 người nhưng người ta vẫn thường trọng nam khinh nữ. Vị vậy mới có chuyện một người độc thân nọ gia cảnh nghèo hèn lại chẳng may gãy chân. Nhân ngày 5 tháng 5 nấu một đĩa xôi kê rồi khấn như sau : " Hôm nay mồng 5 tháng 5 . Cửa nhà đen bạc, cái chân lại què. lòng thành có đĩa xôi kê . Mời BA ÔNG BẾP hãy về mà ăn" . Như thế ;là BÀ NÚC không được mời. Dân gian Xứ Nghệ vẫn truyền nhau câu chuyện đó.
MK

Nặc danh nói...

Thực ra câu chuyện " hai ông một bà " của nhà Táo là do mấy nhà chữ nghĩa họ dựa vào thuyết Âm Dương để chế ra. Cái kiềng cổ xưa có 3 chân. Hai chân phía trước thuộc Dương nên gọi là ông. Chân sau thuộc Âm nên gọi là bà. Cách chế này không đúng với thực tế gia đình nhà TÁO. Ngày nay gia đình nhà táo ỡ nông thôn nhiều gia đình vẫn duy trì 3 ông một bà. Nhìn chung xã hội bây giờ có phần lộn xộn . Nhà táo cũng vậy, NHIỀU KHI không phân biệt được đâu là ông đâu là bà nữa nên có thỉ tùy tiện mà gọi mấy ôngh mấy bà đều được .
MK

Nặc danh nói...

Cái này cũng hay: http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/phongtuc/thanbep.htm

Nặc danh nói...

Từ nhỏ tôi chỉ nghe nói tới 3 ông táo hoặc 3 ông đầu rau, chớ đâu có bà nào. Khoảng 10 năm nay tự nhiên "lòi" ra 2 bà. Có lẽ hết "ông" nên "bà" phải thay thế ? Giống như "bà già" Nô-en vậy ! Mà sao "ông" táo - "bà" táo trông giống nhau vậy, chẳng có gì để phân biệt nam nữ cả!
Tôi thấy chuyện 3 ông táo + 1 bà núc là hợp lý. Đó là chuyện 1 bà ngồi giữa giữ lửa, 3 ông châu vào muốn "xơi", nhưng chẳng "nước mẹ" gì, vì "thế chân kiềng" mà. Mấy ông lấy đấy làm gương. Đừng có ham!!!

HMK6

HữuThành.Nguyễn nói...

Nói thêm về GIA ĐÌNH NHÀ TÁO.
VTM nói : Gia đình nhà táo làm gì có 3 ông một bà.

Xin nói rõ thêm
1- Từ cuộc sống: Ở xứ Nghệ , ngay từ khi còn nhỏ tôi đã nghe nói 3 ông bếp và 1 bà núc. Bản thân tôi là người phụ trách bếp núc của gia đình nên cũng từng tự tay nặn bếp và núc. Năm 1959 ra Hà Nội sống trong nhà ông cụ tên KHÓI. Nhà cụ cũng còn bếp và núc.
Cụ ông gọi hòn NÚC là hòn Lốc.Cụ bà "lói" là hòn LÚC. Mọi người thì khi gọi là hòn chèn, khi gọi là hòn chặn.
2 - Trong y văn. HỒNG NGHĨA GIÁC TU Y THƯ của Thiền Sư Tuệ Tĩnh THẾ KỶ THỨ XV có bài PHÚ THUỐC NAM 24 vần. Vần thứ 4 có câu (lược bớt):
"Nhiệt thổ ông, chụm ba đầu rau đứng quanh.
Thủ hỏa bà, đặt một hòn lốc ngồi giữa."

Chú thích số 31 giải thích : ĐẦU RAU là hòn đất nặn dài mà vuông cạnh,lưng khom, dùng để bắc nồi. Tục gọi là ÔNG TÁO hoặc ÔNG BẾP.
Như vậy là đã rõ gia đình nhà TÁO có 4 thành viên.
MK

Tuong Lai nói...

Tuân theo "Cái Gì chưa biết thì tra Google", nhưng tra mãi không thấy "Bà núc" đâu??. MK cho biết "sách đã dẫn" thì ae đỡ quá.
Xin coi thêm http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanhoa/phongtuc/taoquanvn-tq.htm

Nặc danh nói...

Sách đã dẫn là HỒNG NGHĨA GIÁC TU Y THƯ. trang 8. Tác giả Tuệ Tĩnh. NXB Y HỌC. In 10.000 cuốn tại nhà in sách KHKT Hà Nội. số in 114/78-XB26 -YK-78. Lưu chiểu tháng 12 năm 1978.

Tuong Lai nói...

Thank

Nặc danh nói...

Xem (Thoại 3) http://e-cadao.com/Cotich/Luabep.htm
nhà BẾP có 4 thành viên tuy hơi khác