Thứ Ba, tháng 8 05, 2008

5/8

Gần như không ai nhớ về ngày này. Chắc vì đã quá lâu, vì kẻ lớn nhất trong bọn ta khi đó cũng còn là những đứa trẻ, vì chẳng phải cay cú thua cuộc, vì ... vô số những thời sự canh cánh bên lòng, ...
Nhưng nếu liên hệ giữa chuyện người lính Mỹ vì hành động giết người chính đáng trên chiến trường lại phải ăn năn suốt một đời vì sự phi đạo lí của chính hành động ấy mới thấy hết tính vô nhân của nước Mỹ. Một nước Mỹ nhân văn trên từng cá thể nhưng vô nhân khi là một quốc gia. Có sự giả dối nào lớn hơn sự giả dối để khởi động một cuộc chiến như thế?
Xét cho cùng nhân quyền tột đỉnh, dân chủ mẫu mực như nước Mỹ cũng chỉ để tạo ra một quốc gia lắm kẻ thù thì liệu cái nhân quyền, cái dân chủ ấy có nên theo? Hay đó cũng chỉ là lừa phỉnh?

21 nhận xét:

Nặc danh nói...

Đ/c HT đánh giá anh em chưa đúng, vẫn còn nhiều người nhớ cái ngày này, một sự kiện giống như Nước Nga tuyên bố chiến tranh. Ngày này nó là một dấu ấn trong tâm trí chúng ta lúc đó, nó là một trong những nguyên nhân anh em ta gắn kết với nhau - Trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi - Cũng chẳng biết có nên cám ơn sự kiện đó hay không mà chúng ta có những mối quan hệ, kỷ niệm nống ấm hiện nay?
TTXVH

AK7 nói...

@aHT:lính Trỗi,từ già đến trẻ đa phần đều nhớ đến ngày này,bởi vì có nhiều người ở trong quân chủng HQ.Ngày này ở Sg,hằng năm ae Trỗi đều tổ chức gặp mặt nhân ngày kỉ niệm thành lập quân chủng HQ.

HữuThành.Nguyễn nói...

"Ai" trong bài viết của tôi là tìm xem trên mạng; không thấy ai nói gì trừ báo Quân Đội Nhân Dân. Chứ anh em mình thì chắc nhớ chứ. Tôi cũng đã định đặt câu hỏi như TTXVH. Quả thực không bị chiến tranh phá hoại thì chắc chưa có trường Trỗi tụ tập bọn mình lại.

Phú Hòa nói...

Không bao giờ tôi tin Mỹ. Nhất là khi em những phim của chúng về chiến tranh ở VN, dù là phim chuỵen hoặc phim tài liệu thì tôi càng thấy sự giả dối của chúng.

Nặc danh nói...

Thú thực không đọc bài của anh HT thì tôi cũng quên. Khoảng 1-2 giờ chiều ngày 5/8/64 ba chị em tôi vừa đi hái sim về ( Chúng tôi nghỉ hè ở Bãi Cháy )Thì máy bay Mỹ đánh phá Hòn Gai.Lần đầu tiên nghe thấy tiếng rít của f-105, f-4H ...bom rơi đạn nổ bọn tôi sợ xanh xám mặt mũi. Sáng hôm sau chúng tôi vội vã về Hải Phòng. Chiến tranh chính thức lan ra cả nước.

Nặc danh nói...

Ấy chết, không biết anh quên hay tôi quên, nhưng hồi 5/8/1964 Mỹ đánh miền bắc bằng F-105D "thần sấm sét", sang 1965 mới xài F-4H "con ma)". F-105 mà gào lên thời như sấm như sét, chú nào yếu bóng vía là dính chân, bò lê bò càng. Anh chàng F-4 tiếng dịu hơn, nhưng giọng nghe chừng có vẻ đểu hơn.
5/8/64 là ngày hải quân ta đánh nhau tơi bời (với KQ Mỹ) ở Bến thủy.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Năm 64 còn nhiều đồ cũ, bọn nó xài cho hết đã. Nào AD-6, Sít-ka-rai-đờ, thậm chí T-28(?) ra đánh phá. Oai nhất là F-105.
Năm 65 trước khi lên Trỗi trong một tuần đi đủ loại phương tiện kể cả bộ theo ông già kiểm tra tuyến đường sắt HN-Lao Cai, khi về qua Yên Bái còn thấy nửa cái cánh quạt to đùng. Hồi đó mà nhặt về bây giờ để phòng khách trông oách phết.

HữuThành.Nguyễn nói...

Anh Chí có thích xem máy bay Mỹ thì vào web site của Không lực Hoa Kỳ. Tôi tìm không thấy AD-6, chắc lộn rồi. Còn Skyraider là A-1E.

dathb136 nói...

5-8-64 là ngày hải quân VN đụng độ với hải quân Mỹ tại Hòn Mê (Thanh hoá).Là cái cớ để Mỹ đáng phá miền Bắc(sự kiện vịnh Bắc bộ).Mấy ngày sau mới có máy bay đánh phá?Tôi nhớ lúc đó đang nghỉ mát ở Sầm sơn(Thanh hoá)phải rút ngắn ngày nghỉ để về HN chuẩn bị đi sơ tán.

Nặc danh nói...

Đúng rồi,tìm đọc trên các tờ báo hàng ngày hay đọc ko thấy đăng gì về ngày 5/8 cả.Tôi rất nhớ ngày này cách đây 44 năm,lúc đó cùng gia đình nghỉ mát Sầm sơn,lúc tàu chạy về ngang Nam định nghe tin máy bay Mỹ đang oanh tạc cầu Hàm rồng.Thật là bậy khi ko thấy báo nào đăng về ngày đầu tiên giặc Mỹ tiến hành leo thang đánh phá miền Bắc.Đây là 1 cột mốc lịch sử trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ xâm lược của nhân dân ta.Cần xem lại các cấp "lãnh đạn".Rất,rất đáng chê trách.

Nặc danh nói...

TQ nhầm rùi. Pác HC N nói đúng.
Tôi đã Gúc vài trang, đều xác nhận AD6 Skyraider.
Ngòai ra trong truyện "Ván bài lật ngữa", đọan NTLuân trả lời cho cô Mai về AD6, để kích động 2 phi công gốc Đại Việt, ném bom dinh Đl, chống NĐDiệm.

4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

Không hiểu sao (tên cũ AD) A-1 và AD-6 cùng là Skyraider?

Nguồn trích đoạn (bản dịch từ wiki tiếng Anh) http://vi.wikipedia.org/wiki/A-1_Skyraider:

Chiến tranh Việt Nam

Cho dù các phi đội hoạt động trên tàu sân bay nhanh chóng chuyển sang các loại máy bay phản lực, A-1 Skyraider vẫn được sử dụng như là máy bay cường kích tầm trung tại nhiều phi đội cho đến năm 1965 khi những chiếc A-6A Intruder bắt đầu dần dần thay thế chúng. Skyraider tham gia các trận tấn công đầu tiên vào Bắc Việt Nam, nhưng chúng được thay thế sau đó bởi Intruder. Skyraider của Hải quân Mỹ bắn rơi hai chiếc máy bay tiêm kích phản lực Mikoyan-Gurevich MiG-17 do Xô-viết sản xuất, một chiếc vào ngày 21 tháng 6 năm 1966 do Đại úy Clinton B. Johnson và Trung úy Charles W. Hartman III (chiến công chung) của Phi đội VFA-25, và một chiếc nữa vào ngày 9 tháng 10 năm 1966 bởi Trung úy William T. Patton của Phi đội VA-176.[1] Sau khi chấm dứt hoạt động trong Hải quân Mỹ, Skyraider được chuyển cho Không quân Nam Việt Nam (VNAF) và cũng được Không quân Mỹ sử dụng vào một trong những vai trò nổi bật nhất của Skyraider là hộ tống máy bay trực thăng "Sandy". Thiếu tá Không quân Hoa Kỳ Bernard F. Fisher lái một chiếc A-1E trong một phi vụ vào ngày 10 tháng 3 năm 1966 trong đó ông được tặng thưởng Huân chương Danh dự vì đã giải cứu Thiếu tá "Jump" Myers khỏi một doanh trại của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ tại thung lũng A Shau. Đại tá Không quân William A. Jones, III cũng được tặng thưởng huân chương Danh dự trong một phi vụ trên chiếc A-1H ngày 1 tháng 9 năm 1968, trong đó, cho dù máy bay bị hư hại nghiêm trọng còn bản thân bị bỏng nặng, ông đã điều khiển máy bay quay trở về căn cứ và báo cáo địa điểm rơi của một máy bay đồng đội.[2]

Tương phản với Chiến tranh Triều Tiên một thập niên trước đó, tại Việt Nam, Không quân Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng những chiếc A-1 Skyraider Hải quân lần đầu tiên. Khi cuộc chiến tiếp tục kéo dài, những chiếc A-1 Không quân được sơn màu ngụy trang, trong khi những chiếc A-1 Skyraider Hải quân được sơn màu xám/trắng; lại cũng không giống màu xanh dương đậm được dùng trong Chiến tranh Triều Tiên.

Không quân Mỹ bị mất tổng cộng 201 chiếc Skyraider do mọi nguyên nhân tại Đông Nam Á, và Hải quân mất thêm 65 chiếc do mọi nguyên nhân. Trong tổng số 266 chiếc A-1 bị mất, 5 chiếc bị bắn rơi bởi tên lửa đất-đối-không (SAM), 3 chiếc bị mất do không chiến trong đó có hai chiếc do MiG-17 của Không quân Bắc Việt Nam bắn rơi. Chiếc A-1 đầu tiên bị bắn rơi ngày 29 tháng 4 năm 1966, và chiếc thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 1967; cả hai đều thuộc Phi Đội ACS-602. Chiếc A-1 Skyraider thứ ba thuộc Phi đội VA-35 bị một chiếc MiG-19 (J-6) Trung Quốc bắn rơi ngày 14 tháng 2 năm 1968. Trung úy Hải quân Joseph P. Dunn đã lái chiếc A-1 Skyraider đến quá gần đảo Hải Nam thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và bị đánh chặn. Chiếc A-1 Skyraider của Trung úy Dunn là chiếc A-1 Hải quân cuối cùng bị mất trong chiến tranh, và anh ta đã tử trận. Không lâu sau đó, các phi đội A-1 Skyraider Hải quân chuyển sang sử dụng A-4 Skyhawks.

Chuyện văn học về một trong các trường hợp không chiến bắn rơi AD-6.

HữuThành.Nguyễn nói...

Tin VietnamNet

Chiếc máy bay A1-E mang số hiệu 132436 ( AD-5), chiếc máy bay A1-H mang số hiệu 134636 (AD-6), sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 31 năm ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng và chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X thành công tốt đẹp.

Minh Thu Le nói...

Chiến tranh là chiến tranh,ai thua ai được,ai ra đi,ai trơ về.AD6 hay f5E thì cũng vậy.Ngày 5\8 này sao quên được sau đó lên trường,kỷ niệm lại hiện về,ngày này hãy nhớ những bạn bè đã ra đi không bao giờ trở lại,ĐC chẳng nói nhiều nữa cái gì làm được đã làm rồi...

Nặc danh nói...

May hom nay ve tham ong ba gia o QNinh than yeu. QN co 2 ngay truyen thong: 12/11 ngay truyen thong Vung mo va ngay 5/8 cung voi QBinh ban roi may bay My. Nhung rat tiec, may ngay hom nay o day khong thay ai nhac den ngay nay.
GM

Nặc danh nói...

Hay tin giac ban Hon Me,
Dem nam nghe bien goi ve que huong
Sang ra cat canh len duong
Xon xao song gio dai duong muon
trung
Cuba chao ban anh hung
Ta ve ban cung theo cung ben ta
Nhat ki duog ve cua nha tho To Huu

Nặc danh nói...

Trong kháng chiến chống Mỹ, VN ta "xài" gần hết các loại máy bay Mỹ. Sau còn xài F-111 cánh cụp-xòe, ca bin "rời" nữa. B52 thì dân Hà nội quá rành. Bà mẹ vợ tôi mất trong vụ B52 đánh phố Khâm thiên vào đêm 19/12/1972, chết tan xác cùng với hàng ngàn bà con. Lúc đó bà 37 tuổi, để lại 5 đứa con (đều đã đi sơ tán), đứa cả (là bà xã tôi) mới tròn 16 tuổi, đứa út mới có mấy tuổi. Nheo nhóc. "May" B52 nó ném bom rất chính xác, chứ nó "lú lẫn" mà chạy thêm 200m là vô nhà anh Tùng kiếng rồi (nhà đang có bà chị và 2 cụ), thêm 50m nữa là vô tới nhà tôi (có 2 cụ và vài cô chú). Thắp nhang mệt nghỉ.
Chiến tranh là tàn ác, kẻ gây ra chiến tranh là kẻ tàn bạo. Kẻ gây ra chiến tranh không có lí do chi để phân trần, biện bạch.
HCQuang

Nặc danh nói...

@HCQUANG: Đồng ý với kết luận của pác, cho dù là kẻ XL nào.

Chỉ có SR71 là SAM 2 và 3 của phe ta chưa khều xuống được.
Tôi nhớ có một bài trong trang ttvnonline bình luận về các lọai máy bay trinh sát siêu đắc tiền, siêu tốn kém của đế quốc Mỹ. Pác Gúc xem!!

4 SG

Nặc danh nói...

Sam-3 đã tham chiến hồi nào đâu, chỉ để làm kiểng. Khi anh hai cho đám nớ về nước thì đã kết thúc chiến dịch 1972 rồi.
SR-71 (bay nhanh lắm, dững 3M) thì vào giai đoạn cuối cuộc chiến Mỹ mới đưa ra dùng, thành thử ta chưa kịp nghiên cứu thì nó đã giải lao mất rồi.
Riêng mấy chuyện về kĩ thuật tên lửa phòng không xin hỏi bác Dũng K1 (anh rể của Hữu Thành), tôi chỉ nghe hơi nồi chõ.
HCQuang

AK7 nói...

SAM-3 đc tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không.Lúc đó,2-3 quả Sam-3 để đổi lấy một B-52...Ko piết tôi có lầm ko vì đc nghe kể lại...?

HữuThành.Nguyễn nói...

Hình như không có SAM-3 tham chiến đâu. Vì về muộn. Còn vì sao về muộn có thể vì mình nhận muộn, hoặc bạn giao muộn, hoặc giao thông trắc trở, ... Cái gì đã tồn tại là vì nó hợp lí.