(bài cũ đăng lại)
Rất nhiều người cho
rằng, do hồi đầu, Tập đoàn cứ điểm Điện biên phủ (TĐCĐ) có ít quân nên Việt
minh xài kiểu “đánh nhanh thắng nhanh”, rồi do sau đó, do TĐCĐ tăng quân nên
Việt minh bèn chuyển qua kiểu “đánh chắc tiến chắc” (đánh lấn). Tuy nhiên, sự
việc không đơn giản như vậy. Để góp phần làm rõ vấn đề này, tôi xin đưa một số
liệu sau:
Theo
hồ sơ Quân đội Pháp, kế hoạch tác chiến của Tướng Nava cho TĐCĐ như sau (và rất
chắc chắn khi tướng Nava khẳng định TĐCĐ chỉ cần một phương án tác chiến):
Trận
chiến sẽ tiến triển như sau:
- Giai
đoạn 1: địch tập trung binh lực - trong vài tuần.
- Giai
đoạn 2: địch tiếp cận và tiếp xúc – từ 6 tới 10 ngày.
- Giai
đoạn 3: địch tấn công – trong vài ngày.
- Giai
đoạn 4: địch tháo chạy.
Do
đó, nhiệm vụ phòng thủ (của TĐCĐ) sẽ là:
- Giai
đoạn 1: trì hoãn sự vận động của địch bởi những hoạt động dưới đất và trên
không.
- Giai
đoạn 2: tiến hành oanh tạc để đánh bật địch khỏi Lai châu.
- Giai
đoạn 3: chặn các cuộc tấn công của địch (tại TĐCĐ). Bắt chúng phải trả giá đắt
trong những trận đó bằng những trận phản công.
- Giai
đoạn 4: khuyếch trương việc địch rút chạy …”
“…Cơ
số dự trữ cho TĐCĐ gồm: 9 ngày ăn, 8 ngày xăng-dầu, 6 cơ số đạn cho từng D bộ
binh, 6,5 cơ số đạn cho pháo 105, 7 cơ số đạn cho pháo 155, 8 cơ số đạn cho cối
120, 9 cơ số đạn cho tăng M24…”.
Số
liệu cho thấy, TĐCĐ sẽ phòng ngự chỉ trong một khoảng thời gian tối đa là 8
ngày. Nói cách khác, theo Nava, địch chỉ có thể dùng cách đánh duy nhất là tấn
công vỗ mặt, ồ ạt, mãnh liệt trong 5 ngày. Do vậy, TĐCĐ đã được xây dựng để
chống đỡ và tiêu diệt rất hiệu quả những kẻ tấn công TĐCĐ theo kiểu đánh nhanh
thắng nhanh.
(Để
chống cuộc tấn công ồ ạt, chỉ riêng về hàng rào của TĐCĐ “… những mạng lưới dây
thép gai dày từ 50 tới 70 met vây quanh từng trung tâm đề kháng. Trong các
trung tâm này, dây thép gai được vây quanh từng điểm tựa. Các hướng địch có thể
thâm nhập đều bổ sung mạng lưới dây thép gai và các bãi mìn thường, mìn đĩa,
mìn napan ngầm …”).
Qua
trinh sát và dự báo, cả hai bên đều biết tỏng các cuộc di chuyển của nhau: Khi
Pháp biết Việt minh đang đưa một lực lượng rất lớn (lớn hơn dự kiến cũ của
Nava) lên Điện biên, thì Pháp đã gấ[ rút bổ sung quân cho TĐCĐ. Tức không phải
do Pháp tăng quân ở TĐCĐ mà Việt minh thay đổi kiểu đánh, mà ngược lại, do Việt
minh tăng quân nên Pháp phải tăng quân theo.
Nhận
xét của tôi – một binh nhì:
1.
Như vậy, nếu Việt minh đánh theo lối đánh nhanh thắng nhanh thì chắc chắn sẽ bị
“toi”: Tướng mà cứ nhăm nhăm đưa quân vào thế trận do địch dàn dựng, gài bẫy thì,
hoặc là tướng ngu dốt, hoặc là tướng đó muốn mượn tay địch diệt quân mình.
2.
Các tướng của ta không ngu và không có ý định giết quân mình, vậy thì ai đây?
Chiến dịch Điện biên
phủ.
(để tăng độ tin cậy, các
tư liệu trong “VM suýt thua…” tôi không lấy từ các trang tin trên mạng, kể cả
trang tin đáng tin cậy. Tuy nhiên, do tóm tắt nhiều trang vào một vài dòng nên
sự tóm tắt có thể bị thiên lệch).
1.1.
Chiến lược của Việt minh (VM): “Lấy nông thôn bao vây thành thị. Lấy miền núi
là chính, lấy đồng bằng là phối hợp” (bị chi phối nặng nề nguyên lí của Trung
quốc (TQ).
Về
kế hoạch: “…hướng chiến lược chủ yếu trong Đông-Xuân 1953-1954 vẫn là Tây Bắc
và Thượng Lào…”.
1.2.
Chiến lược của Pháp: Chính phủ Pháp không đưa ra được chiến lược chính trị ở
Đông dương, nên Nava đành đề ra là “tạo cơ hội để Pháp rút khỏi Đông dương
trong danh dự”. Về quân sự là “…giành lại thế chủ động để dẫn tới tỉ số 1/1 về
quân sự”, và kế hoạch “đạt đến défense indirecte” của Nava như sau:
Bước
1: Ổn định hậu phương, bỏ hàng rào Đờ-la-tua (hệ thống tháp canh) để xây dựng
44 tiểu đoàn cơ động chiến lược.
Bước
2: Dùng một phần lực lượng cơ động lập ra các “gai nhọn” (tập đoàn cứ điểm) cắm
sâu vào cơ thể VM tại các “huyệt xung yếu”. Lấy đó làm bàn đạp tấn công hậu cứ
VM, tạo nên các chiến thắng quân sự, phục vụ cho cuộc “hòa đàm” về chính trị.
1.3.
Các “huyệt xung yếu”: Các gai nhọn sẽ cắm “…ở vị trí sao cho trước khi chúng
tiếp tục tấn công thì chúng phải tấn công cứ điểm hoặc phải bao vây cứ điểm
bằng lực lượng rất lớn…”. Nava “nhất trí với VM” là Tây Bắc và Thượng Lào vẫn
là hướng chiến lược chủ yếu.
2.1.
Quá khứ Tây Bắc: Tướng Salăng, người tiền nhiệm của Nava, đã lập tập đoàn cứ
điểm Nà sản và cụm Lai châu. Tháng 1/1953, Salăng tính lập tập đoàn cứ điểm
Điện biên phủ (hãy gọi là GONO) nhưng vì nhiều lí do nên tới 21/6/1953 (ngày
Salăng “trả gậy” cho Nava) vẫn chưa làm được. Nava “nhất trí với Salăng” là Nà
sản và Lai châu không phải là “huyệt xung yếu” ở Tây Bắc và Thượng Lào.
2.2.
Thời cơ xây dựng GONO: VM đưa 3,5 vạn chủ lực và 20 vạn dân công lên giải phóng
Tây Bắc, uy hiếp Thượng Lào. Đây là giọt nước trào để ngày 20/11/1953 Nava
triển khai GONO.
2.3.
VM và Pháp đã “nhìn nhau mà gắp” (từ tin tình báo và nhận định): cùng gia tăng
lực lượng lên Điện biên. VM từ 3 f lên các f chủ lực và f Công-Pháo, một số e
độc lập. Pháp từ 6 lên 12 d (cuối chiến dịch là 17 d) chưa kể lực lượng đảm
bảo.
3.1. Pháp-phương án phòng ngự GONO: Nava khẳng
định, do GONO ở quá xa hậu cứ VM nên VM chỉ có thể có một phương án đánh GONO
là “đánh nhanh thắng nhanh”.
Vì vậy Nava đã xây dựng GONO theo phương án bóp
chết VM trong vài ngày nếu họ tấn công theo kiểu này, “…có thể tiêu diệt phần
lớn sinh lực địch ngay trong ngày đầu tiên”.
3.2. VM-về cách đánh nói chung:
- Sau thất bại thảm hại trước tập đoàn cứ điểm
Nà sản, VM đã lo ngại về việc áp dụng các hình thức chiến thuật của cố vấn TQ,
bởi tổn thất quá nhiều người.
- Cố vấn TQ: “…nhược điểm của các đ/c là
ít quân quá…”
3.3. 10/1953. Hội nghị Bộ chính trị về kế
hoạch tác chiến Đông-Xuân 53-54:
- Chúng ta phải “…trở về với truyền thống
quân sự Việt nam. Đánh ăn chắc, tiến ăn chắc … Người của ta không nhiều (như
TQ) nên chỉ có thể thắng, không được bại. Bại là hết vốn…”.
- 19/11/1953. Hội nghị cán bộ phổ biến kế
hoạch hoạt động ở Tây Bắc:
Đợt 1: f 316 đánh Lai châu. Kết thúc
chiến dịch vào cuối tháng 1/1954. Nghỉ 20 ngày.
Đợt 2: “…tấn công GONO, thời gian ước
tính 45 ngày… Chiến dịch khởi đầu vào tháng 2/1954, sẽ kết thúc vào đầu tháng
4/1954 … Quân số tổng quát của chiến dịch sẽ là 42.000 quân và toàn bộ pháo
binh, công binh, lực lượng phòng không… Hậu cần bước đầu phải huy động… Dân
công chỉ tính từ trung tuyến trở lên là 14.500 người… Thời gian tiến hành từ
tháng 12/1953…”.
3.4. VM và phương án đánh GONO:
- 6/12/1953. Tổng quân ủy trình Bộ chính
trị kế hoạch đánh GONO: “…ước tính trong 45 ngày… Ta mới có kinh nghiệm đánh
công kiên với địch cỡ 1 d ... Nà sản nhỏ hơn GONO rất nhiều mà ta đã bị tổn
thất lớn (do áp dụng chiến thuật áp đảo bằng quân số)…”
- 12/1/1954. Tướng Giáp: “…ngay bây giờ
đánh GONO theo chiến thuật “moi tim” đã khó…”.
4.1. TQ và phương án đánh GONO: Cho tới
giờ G, trong cuộc họp với các tướng VM, cố vấn TQ vẫn nhất quán chiến thuật
“moi tim địch” đánh cấp tập trong 3 đêm 2 ngày.
- Tướng VM: Pháo của GONO rất mạnh, pháo ta lại
nằm trong lòng chảo, vậy giảm thương vong bằng cách nào?
- Cố vấn TQ: do bất ngờ về pháo 105, nên trong
đêm đầu tiên, hỏa lực ta sẽ tiêu diệt toàn bộ pháo địch.
- Tướng VM: không quân địch mạnh hơn không quân
Tưởng (cố vấn trao đổi kinh nghiệm TQ đánh quân Tưởng), giảm thương vong cho bộ
đội bằng cách nào?
- Cố vấn TQ: khi sang ngày thứ nhất thì quân ta
đã xen kẽ với quân địch rồi, không quân địch mất tác dụng. Đồng thời Pháo phòng
không 37 là con bài bất ngờ (sẽ áp đảo không quân).
- Cuộc họp nhất trí giờ G ngày N là 17g
21/1/1954.
4.2. May mà dốc núi quá cao, vực thẳm quá sâu:
- Dự kiến pháo 105 “kéo vào” trong 3 ngày nhưng
sau 7 ngày pháo mới vào vị trí.
- Lệnh: ngày N lùi lại 5 ngày.
- Đêm 25/1 GONO bắt được 1 trinh sát VM. Lệnh:
lùi ngày N thêm 24 giờ.
- Sáng 26/1 tướng Giáp hội ý riêng với cố
vấn TQ (xem 4.3); ngay sau đó hội ý với các tướng VM, ra lệnh: Các đơn vị rút ngay,
kéo pháo ra.
4.3. Thuyết phục ("lật tẩy") cố vấn TQ.
Sáng 26/1, tướng Giáp gặp cố vấn VQ.Thanh (chỉ
nửa giờ):
- Cố vấn: tại sao đ/c không cho đánh theo kiểu
“moi tim địch”?
- Tướng Giáp: 1/Pháo ta chưa tập đánh hợp đồng
sẽ không áp chế được pháo địch, trong khi ta đánh ban ngày; 2/ không quân Pháp
mạnh hơn không quân Tưởng, cao xạ ta lại không có kinh nghiệm nên không khống
chế được địch; 3/ nếu đêm đầu ta không diệt được pháo địch thì hôm sau sẽ hết
quân. VM không có nhiều quân như bên các đ/c.
- Cố vấn: “…(sau một chút suy nghĩ) đồng ý đổi
“moi tim địch” bằng “đánh bóc vỏ. Tôi sẽ thuyết phục đoàn cố vấn…”.
5.1. Số lượng viện trợ của TQ cho chiến dịch
GONO.
- 24 pháo 105 và 3.600 đạn (18% yêu cầu của
chiến dịch). Trước đó VM đã “ém” được 11.000 đạn 105 chiến lợi phẩm trong chiến
dịch Biên giới, 440 viên 105 lấy từ mặt trận Trung Lào.
- 1.700 tấn lương thực (6,8% yêu cầu của chiến
dịch).
- Một số hỏa tiễn H6 “…đưa tới vào cuối thời
gian của chiến dịch…”.
- 7.500 viên 105 “…đưa tới khi đã kết thúc chiến
dịch…”.
5.2. Pháp vét gần hết lính dù cho GONO: Cuối
chiến dịch, khi GONO yêu cầu thả thêm lính dù thì Hanoi trả lời “…hết rồi. Hiện dự trữ cho đồng
bằng Bắc bộ chỉ còn 1 d Dù và cả Đông dương chỉ còn 2 d Dù…”.
Đánh giá của tôi – một thiếu tá (vừa được phong): Nếu không có
tướng Giáp thì VM đại bại ở GONO và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ
không gọi là “thời chín năm” mà gọi là “thời mười tám năm”.
12 nhận xét:
Cái THẾ HỆ VÀNG họ làm những chuyện đến giờ cháu vẫn chưa hiểu tại sao, y như họ từ trên trời xuống.
Mặc dù đã biết, nhưng anh Chí biên tập và tổng hợp các tư liệu lại vẫn thấy hay.
Hồi QL(CMVH), dân tình đấu tố bác Vi Quốc Thanh mình thấy cũng tội, giờ thì... Sém tí ta trúng kế các bác ý nhẩy?
TM
@TM: "Cố vấn Tồi,tham thì NHIỀU",VM chút xíu bị mắc lỡm của TÀU"Quan điểm NHẤT QUÁN của Tư tưởng MTĐ là "Tọa Sơn quan HỔ đấu"(ở trên NÚI nhìn HỔ đánh nhau,)còn nào Chết con nào bị trọng thương cũng "SƯỚNG "cả!/TBK4
Mặc dù người Pháp bại trận trong WW2, thất bại trên khắp Bắc kỳ và bị kéo căng ở Nam kỳ, nhưng tại ĐBP thì họ vẫn mạnh hơn VM về tương quan lực lượng. Hơn nữa, Pháp là ông tổ của chiến thuật "fòng ngự chiến hào" với các cứ điểm hỗ trợ nhau rất hợp lý.
VM chưa hề đối diện với 1 trận địa quy mô như vậy, thật quá sức họ. Không hiểu làm cách nào mà VM đã hạ đo ván được người Pháp ?
Số liệu về đạn 105 ly ở GONO.
Tổng số đạn 105 ly Việt minh đã thực bắn là 20.000 trái (làm tròn số, còn tui thì không rõ số lẻ là bao nhiêu - nếu có số lẻ).
Việt minh xài rất tiết kiệm:
Bắn từ 4-9 trái phải được TMT chiến dịch quyết. Bắn trên 9 trái phải được tướng Giáp duyệt. Chi li như anh nuôi bỏ mì chính vô nồi canh vậy.
Số lượng đạn khi vào chiến dịch:
- TQ tặng 3.600 trái (chưa cộng 7.500 trái được tặng sau khi chiến dịch đã kết thúc).
- Ta tăng gia được 11.000 trái.
- Bạn Lào + quân tình nguyện tặng 440 trái.
Vị chi là 15.040 trái.
Vậy số còn lại (4.960 trái) lấy đâu ra? Số còn lại do tướng Nava tặng tướng Giáp:
Khi vòng vây GONO bị siết chặt, máy bay Pháp-Mỹ thả dù hàng tiếp tế cho GONO, nhưng nhiều dù đã rơi xuống vùng ta.
Trong số hàng "viện trợ không hoàn lại" nói trên, có 2 mặt hàng mà ta rất hiếm, rất quý:
-Không dưới là 5.000 trái 105 ly.
-Một thùng bản đồ khu vực Điện biên phủ, tỉ lệ dùng cho bộ binh. Càng may hơn, đó là thùng bản đồ ta được biếu vào lúc sát nút (trước) chiến dịch. Lúc đó ta không có bản đồ bộ binh, mà chỉ có các bản vẽ tay.
- TK8: "Pháp là ông tổ của chiến thuật "fòng ngự chiến hào" với các cứ điểm hỗ trợ nhau rất hợp lý"!
"Tổ"này tốn bao nhiêu tiền của , công sức mần cái chiến lũy Magino, để rồi bị Hitle vòng sang bên, đánh bọc sườn chết không kịp ngáp.Phải nói"ông tổ" hơi giáo điều và chủ quan. Dù có thua,"ông tổ" vẫn cứ là ông tổ.Híc!
TM
Đúng rồi, TK8.
Phòng ngự kiểu chiến tuyến: Rải binh, hỏa lực thành một hàng ngang có cái hay là hình thành một "Vạn lý trường thành" ngăn đám du kích Rợ.
Nhưng, ví dụ như chiến lũy Ma-gi-nô, vì phòng ngự tuyến nên không có chiều sâu, thành thử đối phương dùng binh, hỏa lực mạnh chọc một nhát là lủng.
Thời nhà bác Đờ-la-tua thì phòng ngự kiểu Vạn lý trường thành,
Tới thời nhà bác Nava thì đổi thành phòng ngự kiểu cụm cứ điểm, mà theo bác Nava là bất khả xâm phạm, vì trước đó, Việt minh đánh vô vài cụm cứ điểm đều thua to.
ví dụ Trận Pheo, 7/1/1952, Hòa bình:
Cụm cứ điểm cỡ 1 d Lê dương, tăng cường Pháo, Tăng.
VM dùng e102 (của f308) với hỗ trợ của d36.
Kết quả VM thua, 262 hy sinh, 318 bị thương, 26 bị bắt.
Pháp có 11 chết, 35 bị thương, 3 mất tích.
Lính ta rất dũng cảm, người chỉ huy thì tuyệt vời, nhưng áp dụng lối đánh của TQ nên mới ra vậy.
Thực tình lúc đó VM chưa có kinh nghiệm và lý thuyết về đánh công kiên nên phải xài bài của TQ thôi.
Mà thời đó TQ hướng dẫn thiệt lòng (chứ không phải như trận Điện biên đâu). Bên bển họ xài chiến thuật biển người thì bên mình chịu đâu có xiết.
Ủa, nhầm: "với hỗ trợ của d36", nay xin cải chính là "với hỗ trợ của e36".
Xin lỗi vì ngón tay nó nhảy.
Đã được học về trận đánh lẫy lừng ở cứ điểm Điện biên phủ,đọc thêm sách báo nữa,nhưng nay e đọc bài viết của a,thấy nhiều điều mới lạ,và khuất nữa,trong góc khuất ấy sáng bừng một vị tướng Võ Nguyên Giáp thương lính,thương giống nòi Vn ,thương nước Việt ...lúc nào cũng canh cánh câu hỏi:vậy giảm thương vong cho bộ đội bằng cách nào,mỗi khi trao đổi với Tuong TQ trong các trận đánh...Và cùng với sự cương quyết ,thông minh,nhưng rất mềm mỏng để hoà khí giưa 2 nước .....nên thay đổi chiến thuật phù hợp...dẫn tới Trận ĐBP lừng lẫy năm châu,chấn động địa cầu.....
-Cõi trên đã cho Bác Đại Tướng về giúp dân tộc VN.Nay Bác đã yên nghỉ ngàn thu rồi Bác ơi...Bác phù hộ cho non sông nước Việt đời đời bền vững Bác ơi....
HHQ.
Chào bạn HHG.
Cám ơn vì lời góp của bạn.
Tui xin thêm một chút với bạn:
1/ Đổi phương án đánh GONO: đó là quyết định khó khăn nhất trong suốt cuộc đời làm chỉ huy của tướng Giáp.
2/ Đánh theo phương án của TQ thì ta hết sạch tất cả các lực lượng tham gia, kể cả các tướng lãnh và toàn bộ dân công cho chiến dịch. Hết sạch sành sanh, quay về thời kỳ 1946.
3/ Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, VN ta được "ông anh" viện trợ khá nhiều - mà không có nó thì VN khó đi tới thắng lợi hoàn toàn;
nhưng ngược lại, VN nhiều phen bị "ông anh" ép uổng nhiều chuyện. Đại tướng Nava, trong cuốn "Thời điểm của những sự thật", có kết luận rằng "VM ngán sợ khi phải đặt mình hoàn toàn phụ thuộc vào TQ" - nếu như VN bị rơi vào tình thế pháp bị chia cắt 2 miền tại vĩ tuyến 17.
Ấy, bạn HHQ chứ. xin lỗi.
Sửa sai: ... nếu như VN bị rơi vào tình thế bị chia cắt ... (bị dư chữ pháp).
Xin lỗi
Đăng nhận xét