Chủ Nhật, tháng 7 03, 2011

Lệ chi viên


 Thưa các bạn, đang mùa vải, nói chuyện Lệ chi viên cũng có cái hay của nó!!! Mấy hôm nay, Hà nội ngập trong sắc đỏ, vàng của vải, đủ các loại vải, từ vải Lục ngạn Hà Bắc đến vải Hải dương, câu chuyện mà tôi trích dẫn dưới  đây chỉ có ý nghĩa là một sự tích đau lòng trong lịch sử dân tộc vì nó dính tới vườn vải, nhưng kỳ thực câu chuyện lại xẩy ra ở một địa phương khác nơi mà tôi định nói tới, Lệ chi viên ở huyện Gia bình, Bắc ninh. Còn hôm nay chúng tôi sướng hơn vua Lê Thái tông là được về thăm vùng quê chính gốc, có thể nói là nơi sản sinh ra giống vải thiều nổi tiếng, đó là vải Thanh hà.  Quốc Dũng có nhã ý mời anh em về thăm quê của một cán bộ trong công ty, theo lời mời của anh bạn này, tình cờ quê của anh bạn lại chính là vùng đăc sản nổi tiếng vải Thanh Hà .
(Xem tiếp )

 Anh Từ Ngữ và anh Trung Nghĩa bèn tổ chức chuyến đi, ba xe, xuất phát từ Hà nội lúc 7h30, đến Hải dương ăn sáng và thưởng thức đặc sản bánh gai, từ Hải dương rẽ phải chừng hơn hai chục km thì đến, chuyến đi trên đường không có gì đáng nói, ngoài việc ruộng đất hai bên đường đã biến thành khu công nghiệp, chuyện trò rôm rả và nhầm lẫn lung tung, sông Thái bình thì cứ khăng khăng là sông Kinh thầy, hehe! cầu Phú Lương lại tường cầu Lai vu, nơi có cô gái mải mê bắn máy bay không biết rắn đang bò lên, lên nữa.... và ngoài ra là Vải đỏ ối cả một khoảng trời, nhìn đâu cũng thấy Vải, lúc la lúc lỉu rủ xuống cả mặt hồ, thương lái tấp nập đóng gói, ướp lạnh đưa đi khắp mọi miền, thật đáng thương cho người trồng trọt khi anh Ba Tầu đang xiết chặt nhập khẩu vải từ VN .
  Vườn vải của gia đình tuyệt đẹp, trong vườn có một cây vải tổ, nghe nói đã có từ lâu đời, từ cây tổ này đã chiết, trồng được cả một vườn vải mênh mông và kỳ lạ là rất ngon nhưng không cây nào giống cây nào, cây có vị ngọt chua, cây lại có vị ngọt sắc, có cây mùi vị rất thơm v..v. mỗi cây mỗi vẻ, thật là quý, các bạn có thể tự do thả mình trong không khí trong lành và hương vải thơm dịu, không cần dùng tay, cứ há miệng thật to( nhưng đừng hát vượt Nhị lang, hehe ) để cho quả vải vào miệng và cắn vỏ cho thứ nước ngọt lành thấm qua cổ họng, thật là thú vị khi làm một tên đại lãn kiểu như vậy, sướng thật. Nếu có dịp, các bạn đừng quên về thăm vùng vải thiều này.
 Ra về, mỗi người được một bao tải vải làm quà, với tấm lòng người dân quê mộc mạc và hiếu khách , đảm bảo là chúng ta sẽ không bao giờ quên.


Gốc cây vải tổ
Vải tổ quả mọc xuống tận gốc


 Tường đi chơi nên không mang máy ảnh, hy vọng Vinhnq sẽ đưa ảnh lên cho chúng ta xem. Có mấy cái chụp bằng máy nhà quê, mời các bạn xem tạm.



Dưới đây là phần giới thiệu thêm về điển tích trên Wiki.. liên quan đến Vườn vải, đọc lại cho vui thôi,
Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40 được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này. Đến tháng 7 (âm lịch) năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.

Có truyền thuyết một thời cho rằng lúc Nguyễn Trãi (có bản ghi Nguyễn Phi Khanh) còn dạy học có dự định cho học trò phát hoang khu vườn, đến đêm nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại tới xin ông cho thư thả ít hôm mới dọn nhà vì con mọn, sáng ra khi học trò của ông phát cỏ vườn nhà thì đánh chết một bầy rắn, lúc đó ông mới hiểu ra ý nghĩa giấc mơ, ông than thở, cho chôn bầy rắn và cho học trò biết là loài rắn thường hay thù dai, thế nào cũng trả thù ông. Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà nhỏ một giọt máu thấm vào chữ "đại" ("đời") qua ba lớp giấy ứng với việc gia tộc ông bị hại đến ba đời. Ngày sau con rắn hóa ra bà Nguyễn Thị Lộ dụ dỗ ông, hại ba đời nhà ông và biến thành rắn bò đi khi bà Nguyễn Thị Lộ bị dìm xuống sông.
Nhiều người tin rằng truyền thuyết này nhằm đổ tội cho bà Nguyễn Thị Lộ, giải thích nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Lê Thái Tông và Nguyễn Trãi, xoa dịu lòng tiếc thương Nguyễn Trãi và chán ghét nhà Lê nhỏ mọn đối với công thần. Họ cho rằng đây là thuật tuyên truyền của tầng lớp thống trị hồi đó lợi dụng lòng mê tín của nhân dân. Ngày nay truyền thuyết này bị bác bỏ và không được xác chứng.
 Đến nay, một số nhà nghiên cứu sử Việt Nam, như Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ (trong tác phẩm "Nhìn lại lịch sử"), cho rằng chủ mưu vụ án chính là Nguyễn Thị Anh, vợ thứ vua Lê Thái Tông
     Ngoài các suy đoán căn cứ vào sử sách, gần đây các nhà nghiên cứu nói trên đã tham khảo gia phả dòng họ Đinh là con cháu của công thần Đinh Liệt nhà Hậu Lê và phát hiện nhiều bài thơ của chính Đinh Liệt để lại (được công bố trong "Nhìn lại lịch sử" của họ). Bài thơ được viết bằng chữ Hán nhưng viết theo kiểu ẩn ý, dùng phép nói lái để người đọc suy đoán rằng: Thái tử Lê Bang Cơ (tức vua Lê Nhân Tông) không phải là con vua Lê Thái Tông[6].
Vua Lê Thái Tông lúc mất mới 20 tuổi nhưng trước khi mất vua đã có 4 con trai. Con lớn nhất là Lê Nghi Dân, con thứ hai là Khắc Xương, con thứ ba là Bang Cơ (Lê Nhân Tông sau này), con thứ tư là Tư Thành (Lê Thánh Tông sau này). Vì các hoàng tử đều còn quá nhỏ (chỉ chênh nhau một vài tuổi) nên việc tranh chấp ngôi thái tử xảy ra giữa các bà vợ vua Thái Tông. Nguyễn Thị Anh là mẹ của Bang Cơ.
Nghi Dân là con lớn nhất vốn đã được lập làm thái tử dù còn rất nhỏ. Nhưng sau đó Nguyễn Thị Anh được vua sủng ái nên năm 1441 vua truất ngôi của Nghi Dân mà lập Bang Cơ. Bà mẹ của Khắc Xương vốn không được vua sủng ái nên không thể tranh chấp ngôi thái tử. Tuy nhiên, nhiều người trong triều dị nghị rằng, Nguyễn Thị Anh đã có thai trước khi vào cung và Bang Cơ không phải là con vua Thái Tông[6]. Cùng lúc đó, một bà phi khác của vua là Ngô Thị Ngọc Dao lại có mang sắp sinh. Nguyễn Thị Anh sợ chuyện bại lộ thì ngôi lớn sẽ thuộc về con bà Ngọc Dao nên tìm cách hại bà Ngọc Dao[7]. Bà này được vợ chồng Nguyễn TrãiNguyễn Thị Lộ hết sức che chở, mang đi nuôi giấu và sinh được hoàng tử Lê Tư Thành năm 1442.
Biết bà Ngọc Dao đã sinh con trai mà ngày càng nhiều người đồn đại về dòng máu của Bang Cơ, nhân lúc con mình còn đang ở ngôi đương kim thái tử, Nguyễn Thị Anh chủ động ra tay trước. Nhân dịp vua Thái Tông về thăm Nguyễn Trãi, sợ Nguyễn Trãi gièm pha mình và nói tốt cho Tư Thành nên bà sai người sát hại vua Thái Tông rồi đổ tội cho vợ chồng Nguyễn Trãi.
Sau khi vua mất, Bang Cơ lên ngôi, Nguyễn Thị Anh được làm thái hậu, nắm quyền trị nước. Nguyễn Trãi không thể biện bạch cho sự oan uổng của mình và phải thụ án.
Theo sử sách, ngày 9 tháng 9 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), chỉ vài ngày sau khi hành hình gia đình Nguyễn Trãi, triều đình (thực ra chính là thái hậu Nguyễn Thị Anh nhiếp chính thay con), ra lệnh giết hai hoạn quan Đinh Phúc, Đinh Thắng vì trước khi chết Nguyễn Trãi có nói là "hối không nghe lời của Thắng và Phúc". Các nhà nghiên cứu nói trên cho rằng chính Đinh Phúc, Đinh Thắng là những người khuyên Nguyễn Trãi sớm tố cáo Nguyễn Thị Anh với vua Thái Tông. Do đó để diệt khẩu, bà sai giết hai người này.
Chính bởi thân thế của Lê Nhân Tông có phần "không chính" nên sau này, năm Kỷ Mão (1459), con trưởng của vua Thái Tông là Lê Nghi Dân lấy lý do để làm binh biến giết hai mẹ con Nguyễn Thị Anh. Trong bài chiếu lên ngôi, Nghi Dân nói rõ: "... Diên Ninh [Nhân Tông] tự biết mình không phải là con của tiên đế [Thái Tông]..."
Dù sao đi nữa, chuyện Bang Cơ có phải con vua Lê Thái Tông thực hay không nhưng cũng như Tần Thủy Hoàng, ngôi chính của ông đã định, bởi thế những người phản lại như Lê Nghi Dân nhà Lê hay tướng Phàn Ô Kỳ nước Tần vẫn bị coi là "nghịch", là trái lẽ.

8 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Tóm lại là lẩu vải hay là lẩu rắn đây :-)

Nặc danh nói...

20 tuổi gặp bà hồi xuân 40 thì tèo là đúng rồi .

Nặc danh nói...

Dài quá, khó đọc!

TQtrung nói...

Hơi dài thật, nhưng đoạn điển tích không thích thì cho qua cũng được mà, nếu không có đoạn đó làm sao biết ông tướng hai chục tuổi xài bà bốn chục nên nỗi bị tèo!!! hehehe. Khoa học hiện đại xác định rằng ông vua này bị chứng bệnh rất dễ gặp hiện nay, đó là đột quỵ do hành trình mệt nhọc, máu gái không bỏ được nên...quá sức, chẳng phải lỗi của ai cả.

Nặc danh nói...

Chuyện rằng,ngày 27/7 năm Nhâm Tuất.Vua Lê Thái Tông khi qua Côn Sơn,Nguyễn Trải và Thị Lộ đón tiếp.cũng vào đúng vụ vải Thiều.Khi về Lệ Chi Viên,Nguyễn Trải giao Thị Lộ mang ít cây nhà lá vườn để tiến Vua.Đêm đó Vua và Thị Lộ mải vui với hoa thơm trái ngọt nhưng không ngờ rằng vụ Vải vừa mới phun thuốc mà không ai biết nên mới xảy ra cái vụ chu di tam tộc do tội của cô gái bán chiếu Gon ở Tây Hồ với truyền thuyết con Rắn trắng.
ĐC

Nặc danh nói...

Cái thằng ĐC bốc phét, thời đó đâu có mấy vụ phun thuốc trừ sâu ngộ độc...
TTXVH

Thắng k5 nói...

Hôm rồi gặp ĐC,nói TTXVH tố ông bốc phét, ĐC bảo nó không biết lịch sử không chấp, ngày đó tao đang làm giám đốc sở công an HD,điều tra trực tiếp mà lại không biết gì là thế nào, thế hoá ra là CA rởm à !!!

Nặc danh nói...

ĐC làm giám đốc công an HD điều tra vụ Lệ Chi Viên, ái chà thế thì chào thua luôn
TTXVH