Thứ Hai, tháng 7 11, 2011

Mười ngày là một chuyến đi, cao nguyên

Cao nguyên là để nói chuyện vùng đất cao chứ không nói về Tây Nguyên dễ lạc đề sang bô-xít, Tin Lành,...
Bỏ đường 1 chọn cao nguyên để về Tp.HCM ban đầu là sáng kiến mang lại cảm giác mới cho gần như tất cả mọi người trong đoàn. Sau này tính kĩ thì nó cũng không mua thêm đường. Từ Quy Nhơn vòng lên Playcu rồi về Tp.HCM theo QL14 vừa bằng đi đường 1. Còn nếu từ Đà Nẵng đi Tp.HCM thì leo lên Kon Tum chạy suốt đường 14 sẽ được ngắn hơn, thoáng hơn và mát hơn. Hèn nào máy bay nó đi đường ấy :-)
Với tôi, có hai đoạn chưa đi. Là đoạn từ Quy Nhơn (chính xác là từ thị trấn Phú Phong) đến Playcu và đoạn từ Buôn Ma Thuột về Tp.HCM (chính xác là về đến Bến Cát). Đoạn Quy Nhơn Phú Phong tôi mới đi cách đây 4 năm. Còn đoạn Bến Cát-Tp.HCM tôi đã đi cách đây... 35 năm, thời chúng tôi còn đi trồng sắn và lấy cây cao su về làm củi.
Quốc lộ 19 từ Quy Nhơn qua An Khê, đèo Mang Yang đến Playcu nhẩn nha đi, không có gì vội. Trước 1975 có một cái đền thờ ba anh em nhà Nguyễn. Đến 1979 thành lập Bảo tàng, ngôi đền được trùng tu bên trong khuôn viên và ngôi nhà bảo tàng được xây ngay bên cạnh.

Cây phả hệ họ Hồ mà đứng trước đấy nhắm mắt lại nghe đâu đó loáng thoáng có cụ HCM và anh bạn HQK nhà mình.
Cây phả hệ ấy được uống nước nguồn cái giếng này. Vậy anh em chúng tôi cũng tranh thủ uống hi vọng còn mọc tốt :-)
Dưới bóng cây cổ thụ từ thời anh em họ còn nhỏ.
Dám cà khịa con cháu nhà nữ tướng Bùi Thị Xuân :-)
Rời Bảo tàng Quang Trung chúng tôi còn định ghé Hầm Hô, một dòng sông đầy đá, tục truyền rằng là căn cứ luyện quân Tây Sơn. Ở đấy bây giờ là một điểm thu hút khách du lịch tham quan, dã ngoại sinh thái. Nhìn không ra lối rẽ chúng tôi chạy quá một đoạn xa. "Cơm không ăn thì gạo còn đấy", hẹn lần sau(?) sẽ đến.
Đèo Mang Yang, mãi rồi mới chọn được chỗ nghỉ hợp lý cho mấy "con nghiện" ăn thuốc. Nắng, gió lồng lộng, lại nhớ chuyện gió qua khe núi hẹp của anh Tt. Tôi suýt bay mất cái khăn cà ma.
Vào một quán ven đường cơm xe tải, không gọi món chỉ cần báo mấy người, ăn xong trả tiền, rẻ và ngon. Một khách nữ độc hành, dân làm ăn, chủ xe gỗ hay thế nào?
Do không vào Hầm Hô nên chúng tôi tới Playcu sớm hơn dự tính, mới quãng 13h. Chưa biết làm gì, đi Biển Hồ cái đã. Không như Biển Hồ Campuchia mấy tỉnh quây lại quanh hồ, cái hồ này theo người ta nói chỉ là miệng núi lửa. Giờ hồ được dùng để trữ nước sinh hoạt, bên cạnh đấy là nhà máy nước. Hồ rộng, chỉ chụp được một góc cho có. Năm phút xong cảnh hồ, quay ra chạy thẳng Buôn Ma Thuột theo lời khuyên của em rể TS1 "ở đấy không có gì đâu". Thực ra là cậu ta "đói khách" thôi :-) Chứ nếu thích ta vẫn có thể đi thăm nhà máy điện Yaly, hình dung lại cái thác Yaly hùng vĩ mà bây giờ bị "ăn cắp" mất nước cho đi trong lòng núi. Xem ra các "cụ" trong đoàn cũng đã oai oải vì đi, nên có rủ rê là quay đầu chạy thẳng.

Cao nguyên, như tên gọi của nó, là một vùng đất ở trên cao. Điều đặc biệt nhất gây cảm giác "bất bình thường" với những người lần đầu lên đây có thể là "hiệu ứng thị giác" tất cả mọi cảnh vật đều trải rộng trập trùng hai bên đường. Thực ra thì không phải là hiệu ứng gì cả mà thật là thế. Bởi trên cao nguyên con đường chính dọc theo miền đất được làm trên đường phân thủy của triền đất cao. Chỉ có nước mưa trên đường chảy sang hai bên, không có cảnh nước xối qua đường gây lở lói, sạt taluy,...
Dọc theo con đường ấy nhiều đoạn rợp cây dã quỳ. Mà sao tôi cứ nhớ mùa mưa đến cây dã quỳ trổ hoa. Rồi lạ là sao không thấy hoa dã quỳ nở. Tất nhiên cái nhớ của tôi là ở đất SG, khu vực ngã ba Chú Ía ven đường Nguyễn Kiệm ra ngã tư Phú Nhuận mấy chục năm trước. Có dã quỳ và thứ hoa cúc nhỏ mỏng mảnh hơn nhưng cũng mầu vàng như vậy.
Thắc mắc đến độ thấy một bông dã quỳ nở phải dừng xuống xe ra xem. Thì ra mùa hoa đã nở, đã tàn, đây chỉ là một bông chậm chân nở muộn. Những bông hoa khác trở về đất đã rất lâu, họa hoằn còn một vài đài hoa khô đen còn lại trên cành. Đọc trên wiki "...khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần." Ra là vậy. Ký ức và thực tại cách nhau cả một mùa khô. Đành lấy ảnh trên mạng trang điểm cho chuyến đi này vậy.

Thêm một chút về cao nguyên từ hai tấm ảnh thác Dray Nur tháng 7/2005
và Dray Sap vào cuối tháng 6/2011. Tiếc là hai thác này cách nhau có 1 cây cầu treo, đã lên giữa cầu rồi mà không sang và đi thêm một đoạn. Cũng tại cậu "hướng dẫn du lịch" muốn về quán cá lăng cho sớm nên "kiên quyết không khai" :-(
Là hai thác ở hai nhánh kề nhau của một dòng sông, sự thiếu nước là do cái nhà máy thủy điện Buôn Kuốp như đã được nêu trong bài của báo Lao Động.

11 nhận xét:

VNQ nói...

(Ảnh 5 từ trên xuống)
Chết thật! mới "xiên vịt" có mấy ngày mà trông cái bụng KV đã "lùm lùm".

TQtrung nói...

Vậy mà không mời "Nàng" ngồi cùng cho nó "Nãng mạn"!!!
Các quý ông này chẳng ga lăng tẹo nào!!!chả phải tay tôi. hehe

Hòa Bình nói...

@ĐN:y chang cái dáng "xàng xê" như hồi bên Quế Lâm!

HữuThành.Nguyễn nói...

@QT: ấy đi một mình thì dễ, chả phải ông. Thỉnh thoảng nên đi chơi một mình là vì thế :-)

4 SG nói...

Sư quốc doanh sao ko hóa duyên nử thí chủ! Uổng cơ may, duyên lành!

4 SG

Nhat Trung nói...

Hôm nay NT và TbK4 sẽ đón tiếp BT từ Sg ra gồm các nghệ sỹ nhiếp ảnh Thanh Minh K4,Đắc Hòa K7.K nói cũng biết đoàn này máu ra Đảo Nhơn Châu(Cù Lao Xanh)lắm,đã lên KH tiếp đón.Đón tại ga Quy Nhơn bằng xe ôm(NT,Tb),sau đó đưa về Hotel NT dùng cơm xong ra Bến Hàm Tử đi đò sang Nhơn Châu.Các bạn chờ nhé,chắc có ảnh đẹp.

HữuThành.Nguyễn nói...

Nhiệt liệt hoan nghênh chương trình của các nghệ xĩ nhiếp ảnh. Chờ đón coi ảnh ở Bạn Trỗi miền Trung (trả công đón tiếp phục vụ của NT và Tb) :-)
Nếu có điều kiện (ví dụ đảo không người ở, thó được điện thoại di động của chúng) thì NT cho chúng làm Robinson và Thứ Sáu một đêm.

Q.MF nói...

Hình 2: Muội hơi lo lắng: liệu các đại ca cóo làm sao với "cục di sản" thuộc Bộ VHTT hem?

HữuThành.Nguyễn nói...

Ấy, giếng nước không dùng sẽ hỏng nên Cục có nhã ý để cái gầu để đồng bào dùng. Vừa sạch giếng, vừa thỏa ước của đồng bào :-)

Nhat Trung nói...

@QMF:Giếng nước này chỉ cho uống thôi k được rửa chân đâu.Vì ai vào đây cũng mang giầy.

Nặc danh nói...

Phả hệ này có tên HCM chắc cũng như phả hệ họ LD có tên LN
MK