Hôm trước để mấy ông CCB cùng đơn vị hàn huyên. Sáng hôm qua anh Quân đã lại đến cùng anh em ăn sáng, uống cà phê rồi chia tay.
Thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên) cách đường 70 17km, đường đang sửa đầy bùn đất, đi không khéo sa ra khỏi nền đá thì cũng bị lầy.
Lục Yên là vùng khai thác đá quý, trước đây có một công ty liên doanh, bây giờ đã nghỉ khỏe. Đá quý không mang lại cơ may cho cả thị trấn Yên Thế này. Nổi tiếng với đá quý nhưng không nằm trên trục giao thông nên thị trấn trông nghèo, xấu, lộn xộn.
Dù vậy các cửa hàng buôn bán đá quý vẫn còn hoạt động với rất nhiều hàng, cũng như những người may mắn, rất ít thôi, ăn theo cơn sốt đá đỏ thì hoành tráng. Một con hổ(?) bằng đá mã não, hỏi chơi giá 15 triệu.
Con tỳ hưu
và những con thiềm thừ (cóc) ngậm đồng tiền chỉ có hút vào mà không bao giờ nhả ra.
Thị trấn Yên Thế còn có doanh nghiệp khai thác chế biến đá khối Hùng Cường. Họ khai thác đá chế tác theo cách gọt từ trên xuống, xẻ ngay tại chỗ làm cho phần núi còn lại cũng vuông vắn như đúc.
Đường 70 lên Lào Cai chạy dọc theo sông Chảy, con sông đổ vào hồ thủy điện Thác Bà. Sông Chảy gềnh đá và một chiếc cầu treo bắc ngang.
Qua cầu Bắc Ngầm rẽ phải đi Bắc Hà. Đường dốc, trên đỉnh dốc một anh chàng đang ôm hôn cô gái Mông, mọi người tán thưởng "bạo nhỉ". Bỏ chiếc khăn choàng và váy Mông chắc cô gái giống các cô Kinh bình thường, với quần Jean và áo khoác mũ lông.
Càng lên cao trời càng mù, cây sa mu mọc từng vạt núi.
Đích đến là nhà anh NĐ.Chiến CCB cùng đơn vị với KV và anh Quang, a. Quân. Họ cùng tuổi và cùng nhập ngũ một năm 1972. Anh Chiến nghỉ hưu năm 2003 hàm thượng tá phó chính ủy huyện đội Bắc Hà (mặc áo bông bộ đội).
Anh Chiến đưa đi thăm di tích văn hóa dinh Hoàng A Tưởng, một người Tày làm "vua Mèo". Một dinh thự xây theo kiểu Pháp, phong thủy do thầy Tầu chọn, hoàn thành vào năm 1921 to lớn nhường ấy thật khó tưởng tượng. Dinh có chỗ cho ông bố với 3 bà vợ, con trai với 4 bà, các bà cô, gia nhân, lính bảo vệ,...
Đi dạo trong giá rét 2-3 độ C, sương mù lất phất bay, thấy thị trấn ngày không có du lịch thật yên bình. Đường rộng, sạch, trường THPT thật lớn với mấy dãy 2-3 tầng, học sinh tan trường có đứa cầm theo ống sữa lớn bên trong bỏ than sưởi như một thứ đồ chơi ngày rét chứ không phải với dáng co ro. Ngoài trường có vài dãy nhà gỗ mỗi phòng 4 giường hai tầng cho học sinh xa nhà thuê trọ. Ngay bên cạnh cũng mấy nhà như thế các cô giáo viên thuê ở.
Cả ngày hôm qua ăn hai bữa ở nhà anh Chiến, được một dịp hai ông bà tỏ lòng hiếu khách. Cũng không cầu kỳ gì, thịt gà nấu, canh măng tươi xương lợn, dạ dầy ngựa, lẩu rau thịt ngựa,...
Tối cả 3 ông CCB kéo về KS do anh Chiến thu xếp hàn huyên. Cho đến chỉ còn mình a. Chiến nói chuyện còn hai ông kia... khò thì mới chịu ngủ, chắc phải 1h sáng?
KS Bắc Hà của UBND Huyện không có wifi nên chịu không lên mạng được. Lúc ấy mới thấy thật tệ khi tự tin với cái điện thoại EVN kết nối băng thông rộng mà... quên mang dây nối.
Sáng ra mọi người chia tay anh Chiến sau bữa phở sáng, xuống núi.
Rất may mới gần 8h sáng mà trời không mù như có lúc người ta nói không đi được. Trong sương những ngọn núi mờ ảo thật khó lên hình.
Nghe Tungu nói từ Yên Bái rẽ lối đi Đá... tới Hạ Hòa qua cầu về đường 32C đang sửa. Chúng tôi nhìn không biết rẽ lối nào, đành đi đến Đoan Hùng hỏi đường về (cầu) Hạ Hòa. Rồi đi ngược theo đường mà a. Quang nói con trai vẫn đi từ cầu Phong Châu men theo bờ đê qua Phú Thọ, Hạ Hòa lên mãi gần Yên Bái Yên Bình đó. Quả nhiên từ Hạ Hòa cứ theo đê (Đường Tỉnh 320) đi mãi là tới cầu Phong Châu. Đường đẹp, tốt, vắng, để ông HH phi đến nỗi anh em, nói theo cách UT, bị... rét hại! May quá gần Hưng Hóa lấy bắn tốc độ ra dọa HH mới chịu trả tay lái.
Trên đường 320 có 3 cầu nối sang đường 32C từ thượng lưu về là cầu Hạ Hòa, cầu Phú Thọ (sắp hợp long) và cầu Phong Châu. Như thế sau này đi Yên Bái có thể đi theo hai bên sông đều tốt, hiện nay đi bên ĐT320 tốt hơn vì QL32C đang sửa. Đoạn trên 320 có lẽ là 311 gặp QL70 ở cách Yên Bình mươi cây số.
Đi dạo trong giá rét 2-3 độ C, sương mù lất phất bay, thấy thị trấn ngày không có du lịch thật yên bình. Đường rộng, sạch, trường THPT thật lớn với mấy dãy 2-3 tầng, học sinh tan trường có đứa cầm theo ống sữa lớn bên trong bỏ than sưởi như một thứ đồ chơi ngày rét chứ không phải với dáng co ro. Ngoài trường có vài dãy nhà gỗ mỗi phòng 4 giường hai tầng cho học sinh xa nhà thuê trọ. Ngay bên cạnh cũng mấy nhà như thế các cô giáo viên thuê ở.
Cả ngày hôm qua ăn hai bữa ở nhà anh Chiến, được một dịp hai ông bà tỏ lòng hiếu khách. Cũng không cầu kỳ gì, thịt gà nấu, canh măng tươi xương lợn, dạ dầy ngựa, lẩu rau thịt ngựa,...
Tối cả 3 ông CCB kéo về KS do anh Chiến thu xếp hàn huyên. Cho đến chỉ còn mình a. Chiến nói chuyện còn hai ông kia... khò thì mới chịu ngủ, chắc phải 1h sáng?
KS Bắc Hà của UBND Huyện không có wifi nên chịu không lên mạng được. Lúc ấy mới thấy thật tệ khi tự tin với cái điện thoại EVN kết nối băng thông rộng mà... quên mang dây nối.
Sáng ra mọi người chia tay anh Chiến sau bữa phở sáng, xuống núi.
Rất may mới gần 8h sáng mà trời không mù như có lúc người ta nói không đi được. Trong sương những ngọn núi mờ ảo thật khó lên hình.
Nghe Tungu nói từ Yên Bái rẽ lối đi Đá... tới Hạ Hòa qua cầu về đường 32C đang sửa. Chúng tôi nhìn không biết rẽ lối nào, đành đi đến Đoan Hùng hỏi đường về (cầu) Hạ Hòa. Rồi đi ngược theo đường mà a. Quang nói con trai vẫn đi từ cầu Phong Châu men theo bờ đê qua Phú Thọ, Hạ Hòa lên mãi gần Yên Bái Yên Bình đó. Quả nhiên từ Hạ Hòa cứ theo đê (Đường Tỉnh 320) đi mãi là tới cầu Phong Châu. Đường đẹp, tốt, vắng, để ông HH phi đến nỗi anh em, nói theo cách UT, bị... rét hại! May quá gần Hưng Hóa lấy bắn tốc độ ra dọa HH mới chịu trả tay lái.
Trên đường 320 có 3 cầu nối sang đường 32C từ thượng lưu về là cầu Hạ Hòa, cầu Phú Thọ (sắp hợp long) và cầu Phong Châu. Như thế sau này đi Yên Bái có thể đi theo hai bên sông đều tốt, hiện nay đi bên ĐT320 tốt hơn vì QL32C đang sửa. Đoạn trên 320 có lẽ là 311 gặp QL70 ở cách Yên Bình mươi cây số.
11 nhận xét:
Mấy con Cóc, Tỳ hưu, Hổ mã não của ông HT toàn là đồ phong thuỷ của TQ đấy. người hùng trở về từ giá rét ạ.
TK5.
Kiểu lò sưởi làm bằng óng bơ sữa và than hoa thì lính Trỗi còn lạ gì. Hồi đó bên QL thấy bọn con trai cầm đầu dây quay tít để than cháy cho đượm rồi để dưới chân trong lớp học.
Đẹp thật, thích thật, nhưng mới nghe nhiệt độ lạnh lẽo cỡ đó là hãi rồi, hổng dám ra gió.
@Tk5: Hè hè, cô bán hàng bảo "nhà em làm con hổ này mất bao nhiêu lưỡi cắt đấy". Chả là mình bảo: ô, cái đá mã não lày cứng lắm à. Hóa ra họ lừa dựa theo ý mình nhỉ?
Cái ống bơ đốt bằng quả phi lao hồi QL còn đượm hơn và ấm, cái vui của con trẻ hay đáo để.
TTXVH
Theo dân "hạ tầng" thì cái mà tôi gọi là "cầu Phú Thọ" chính là "cầu Ngọc Tháp" trên đường HCM giai đoạn 2.
Có thể hình dung đường HCM từ Pắc Bó qua đất tổ Hùng Vương, qua Ba Vì thánh Tản để xuôi Nam. Các điểm là như thế còn tuyến cụ tỉ thế nào thì từ từ rồi biết :-)
HT đang khảo sát tuyến đường HCM đi đâu... về đâu để dẫn bạn xấu đi đấy
TTXVH
He he, Tungu lần sau đi Yên Bái theo lối này nhé: qua cầu Phong Châu rẽ trái đi ĐT320 đến Hạ Hòa, đi thẳng tiếp lên Đan Thượng, Hậu Bổng, đầu cầu Văn Phú, đi tiếp gặp QL37 cách YB 4km, rẽ trái vào thành phố.
Khiếp, ông anh đi chuyến này khiếp thật, mình ngồi nhà chỉ nghe kể mà cũng đã thun hết cả.
Rét một phần, còn em ở nhà để còn theo dõi Đại Hội, rồi chuẩn bị tinh thần để chào đón kết quả ĐH thành công rực rỡ!
Thắng k5@ Ông đã nhìn kỹ chưa đấy? Con hổ hoặc con cóc Tầu thì cái mõm nó ngoác rộng hơn kia, con gì bên đó cũng ăn tham hơn con bên mình nên mõm nó rộng hơn :-)
Bác TĐ ngồi nhà đã thun... rồi, lên đó chắc mất chỗ đi tè luôn, em định đi nhưng sợ tịt nên ở nhà cho nó lành. Mà bác không chào đón thì ĐH cũng thành công "dực dỡ" mà, bao giờ chả rứa!!! đi lên Vườn treo hôm nay bị tắc đường vì dành chỗ cho đại bỉu, có thằng nó chửi đểu lắm bác ạ, hề hề!
Anh bạn TĐ chỉ được cái mượn gió bẻ măng thôi,ĐH thành công dực dỡ từ lâu rồi(Bao giờ mà chả thế), hoan hô luôn một phát cho nó sớm chợ rồi còn chuẩn bị theo dõi việc khác. Khai báo thành khẩn như cái anh Qt là khả dĩ.
Tk5
Đăng nhận xét