"Tôi đã đọc nó từ bản thảo của Thuỷ Hướng Dương, và có lúc phải mỉm cười, nhiều đoạn phải lặng đi vì cảm phục, nghĩ ngợi, rồi chạnh lòng trước những câu chuyện thật đến không thể thật hơn được nữa, "đời" không thể "đời" hơn được nữa. Đó là lúc anh Bảy đưa tay che lỗ thủng bị bắn trên thân máy bay và bị lực hút kéo tuột ra ngoài. Hoặc lúc một vài phi công chúng ta lên máy bay, lập công dù trước đó ít phút vẫn trong trạng trái lâng lâng say thuốc lào. Và trong cả một buổi họp rút kinh nghiệm, nhiều phi công đã xin nghỉ bay vì... sợ, như ông Chao nhớ lại, rất thật khi trực diện đối mặt với hy sinh và trách nhiệm của người lính: "Tôi nói thật chẳng có anh nào là không sợ, nhưng sợ thì sợ vẫn phải chiến đấu, tìm cách chiến đấu và chiến thắng kẻ thù, chứ chả lẽ không bay nữa hay sao?"
Lời giới thiệu của Dương Quang Tiến.
Bổ sung: ông Dan Cherry cũng mới cho ra một tác phẩm của mình kể về việc này "My Enemy, My Friend".
Đính chính của tác giả Thủy Hướng Dương
31 nhận xét:
Cứ chuyện nào thật là hay.
Truyện thật và hay quá, tiếc là hơi ngắn. Cứ rõ ràng và giản dị như chi tiết cuối ông trung tướng Mỹ mời chính người phi công VN bắn rơi chiếc F4 của mình đến cắt băng khánh thành bảo tàng không quân bang kentucky. Cám ơn bác.
"Ngưỡng mộ về một con người xuất chúng như thế, tháng 4- 2009, Trung tướng Không quân Mỹ Dan Cherry đã mời bằng được Nguyễn Hồng Mỹ sang thăm Mỹ và dưới sự chứng kiến của hàng nghìn người dân bang Kentucky, đích thân Thống đốc bang đã trao quân hàm danh dự Đại tá cho cựu phi công Nguyễn Hồng Mỹ, cùng anh trồng cây lưu niệm trước tòa nhà Bowling Star - toà nhà lớn nhất bang Kentucky.
Rồi đích thân Trung tướng Dan Cherry - Giám đốc Bảo tàng Không quân của bang Kentucky đã mời Nguyễn Hồng Mỹ cắt băng khánh thành Bảo tàng Không quân của bang này. Hình ảnh của Nguyễn Hồng Mỹ đã được Bưu điện Mỹ sử dụng làm con tem và báo chí Mỹ nhắc đến nhiều lần."
Không hiểu khi biết được các sự kiện như thế này, thì mấy ông sĩ quan HO đang ra sức hò hét, thổi cho cái bong bóng "Quân Lực VNCH", nghĩ sao về cái thân phận ... của mình hả!
Buồn cho cái thân phận củ chuối của mấy chã!
4 SG
Năm ngoái tôi cùng Văn Hùng ngồi uống bia vỉa hè và tán dóc cùng bác phi công Nguyễn Hồng Mỹ. Tôi có kể về lần chứng kiến trận không chiến trên vùng trời Hòa Bình: Ta có 2 mic 21 còn đối phương đông như ruồi. Khi nhìn hai chiếc bị cháy tôi đã reo lên. Hôm sau đại đội cắt cử đi dự lễ truy điệu mới biết là cua ta. Một đại úy, một trung úy. Bác ấy bảo phi công ta thường phải chiến đấu trong những điều kiện như vậy. Trường hợp bác bị bắn rơi ngày 16/4/72 cũng tương tự.
Trong đợt đi tránh Linebecker 2, không nhớ chính xác cuối 72 hay đầu 73 tôi và VT ở Hiệp Hòa thấy 2 F-4 chạy trước 2 Mig-21 đuổi ra xa tít. Chốc sau lại thấy vòng lại, 2 F-4 kẹp giữa 2 Mig-21 bay trước bay sau. Ông bay trước thì chạy không nó bắn cho bỏ mẹ, ông chạy sau thong thả chơi hai quả tên lửa. Quả đầu trượt, quả sau mới xịt tí khói sau đít con F-4 đã thấy hai thằng phi công nhẩy dù.
Sau thấy nói bọn khoa Toán nhặt được ống nhôm đi bán đồng nát.
KV còn có dịp hỏi lại bác NgH.Mỹ về trường hợp ai bắn rơi ai không?
Theo anh em ở QSVN tôi lần tới báo Mỹ nguyên văn chú thích ảnh chụp hai người tại Hà Nội:
"Dan Cherry and Nguyen Hong My stand in front of a MiG-21 jet fighter during their reunion in Hanoi, Vietnam, last year. Their first meeting, in 1972, ended when Cherry shot down Hong My’s plane" (Cuộc gặp gỡ lần trước của họ vào năm 1972 đã kết thúc khi Cherry bắn rơi máy bay của Hồng Mỹ)
Thông tin ấy đúng đấy, tôi có xem chương trình TV đoạn gặp gỡ của hai pilot, có cả phim anh MIG 21 bị shot down. Ông VN hùng hồn nói :trận ấy tôi thua ông nhưng cuối cùng tôi vẫn thắng ông. Không biết có phải ông này không?
Với lại chuyện của các chiến sỹ quân đội, ở đây là phi công mà chấp bút bởi một nhà văn nữ nên đôi chỗ có gượng gạo, phân tích thì nhiều lắm, nhưng cũng được, cũng có thể gọi là cởi mở hơn trước. Thời kì mà Vùng trời còn đẩy thi vị của chiến tranh bay lên tận mây xanh theo mấy cái máy bay.
Vấn đề là đen lại nói thành trắng thì thật là hết biết, bê bối đến xấu hổ cho giới viết và xuất bản.
Trong chương trình TV. Rõ ràng là MIG 21 bị bắn rơi, không hiểu sao bài viết này lại có thông tin anh HM bắn rơi F4, có lẽ là trận khác chăng? không khéo lại như HT nói thì buồn cười lắm nhỉ!
Chuyện gặp gỡ của hai phi công này được đưa trên chưong trình "Như chưa hề có cuộc chia ly". Số mấy thì tôi quên mất rồi nhưng có thể tìm và xem lại được trên trang web Hãy lên tiếng (http://www.haylentieng.vn/vp). Trên trang web cũng có đăng mấy bài báo viết về chuyện này (cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh)
http://www.haylentieng.vn/vp/tintuc/chitiet.2.1193.html
http://www.haylentieng.vn/vp/tintuc/chitiet.2.1154.html
EGK9
Nhớ hồi ở An Mỹ, 1 lần hình như vào khoảng gần hè 1966, thấy 1 bầy F4 bay loạn xạ trên trời né tên lửa đất đối không. Bỗng đâu từ sau núi vọt lên 1 cái Mig lao tới bắn 1 phát tên lửa, 1 F4 bốc khói loạng choạng, Mig cũng vọt mất. Cả bọn sướng quá nhấy lên khỏi hầm la um xùm làm mấy thầy khốn khổ mới lùa được xuống hầm.
Hôm sau, tụi dân quân An Mỹ vô rừng rồi ra la : Bà con ơi, quân và dân An Mỹ bắn rơi 1 máy bay Mỹ rồi! Tụi này chạy lại xem thì mấy anh dân quân đang hăm hở khiêng 1 cái ... thùng dầu phụ về đầy hỉ hả!!!
HMK6
Xem hình HThành hướng dẫn: Thấy một anh đầu tóc húi ngay ngắn, sơ mi chỉnh tề, nom chững chạc, chắc quân ta rồi. Anh kia đầu trọc, áo thun, đeo nọ đeo kia tùm lum, coi bộ không đàng hoàng, phe địch là cái chắc. Hồi xưa mình phân biệt địch ta như vậy. Tới lúc coi thuyết minh mới biết là ... ngược lại. Rõ chán.
HCQuang
Chuyện lại là như vậy sao?
"Thôi còn nói năng chi,
thôi từ nay còn dám tin ai!"
Nói vậy thôi chứ hỏi gì nữa. Chương trình "Như chưa từng có cuộc chia ly" họ nói rõ ràng rồi.
Điều ngạc nhiên là sao người viết lại có thể nhầm lẫn đến thế. Mình, chả có liên can trách nhiệm gì, có thể nhầm chứ "người chép truyện" nhầm đến thế thì quá tệ. Thực chất chỉ là chép lại, thêm chất văn vào một câu chuyện thật. Vậy mà làm theo cách hư cấu ngược hẳn thì liệu có phải là tự hào dân tộc không?
Hôm ấy bác ấy có nói là trước đó có bắn rơi một máy bay trinh sát Mỹ ( không biết có phải trận 19/1/1972 hay không?)
Anh Thành, đoạn viết về trận đánh ngày 19-1-1972 không sai.
Cái sai là ở câu "Một trong hai phi công đó, sau này là Trung tướng Không quân Dan Cherry (Mỹ)...".
Theo bài viết ở "http://www.tampabay.com/news/military/war/article993130.ece" thì Dan Cherry là phi công đã bắn rơi MIG 21 của anh HM vào trận 16-4-1972. Trước khi qua Mỹ anh HM đã có hỏi về những phi công bị anh bắn rơi vào ngày 19-1-1972. Cherry tìm tòi và biết được cả 2 phi công đó sau chiến tranh trở về Mỹ. Nhưng phi công chính đã qua đời, còn phụ lái thì vẫn sống. Cũng theo bài báo trên thì một cuộc hội ngộ giữa anh HM, Dan Cherry và ông phụ lái của chiếc F4 do anh HM bắn rơi đã được sắp xếp.
@VTP: hai ông phi công này thì không có chuyện gì. Nhưng người viết hoán đổi chỗ của hai ông làm cho bối cảnh chuyển thành "có lợi cho ta".
Ông Cherry tìm lại nạn nhân của mình thì được giới nhà văn ta bóp lại thành ông ta quá khâm phục đối phương thủ thắng mà đi tìm lại.
Mấy ông nhà văn VN làm cho người VN sướng thêm một tí bằng cách cho ông phi công VN bắn hạ một người hùng nước Mỹ có máy bay để trong bảo tàng.
Người VN có tự hào chính đáng thắng cả cuộc chiến, cần gì đến "ăn gian" một cuộc đấu nhỏ này?
Tức mình với đám nhà văn ấy chứ. Mà lại dính đến Đặng Vương Hưng, kẻ đã có mặt trong vụ "nhật ký tuổi 20" của NgVT.
Nhà em vẫn chưa thông. Nếu đã được giới thiệu trên Nhân dân điện tử và chuyện của nhg người anh hùng khg đùa được.
Có vẻ sai về thời gian. Cái ngày 17.01 và 19.01.1972 có đến 12 chiếc F4, rồi 8 chiếc F4 trên bầu trời Hòa Bình và Thanh Hóa? Nhà em nhớ mãi đến 16.04.1972 học xong phổ thông chuẩn bị thi tốt nghiệp, Mỹ mới cho máy bay trở lại miền Bắc mà.
Theo anh Mỹ kể thì cái máy bay rơi ngày 17/1/72 là máy bay trinh sát. Có thể chưa trở lại bắn phá nhưng trinh sát nó hoạt động thường xuyên trên miền Bắc nên không có gì sai về chuyện chiếc RF4 này rơi vào ngày 19/1.
@ĐN: có thời gian ta gọi là chiến tranh phá hoại hạn chế. Tức là KQ Mỹ không hoàn toàn chấm dứt ném bom miền Bắc, chỉ từ vĩ tuyến 20 trở ra. Từ Thanh Hóa trở vào vẫn có chiến tranh. Nó làm cái vậy để mặc cả trên bàn đàm phán. Bởi vậy vùng không chiến với F-4 chỉ trong khoảng Hòa Bình giáp Thanh Hóa.
Mà hình như sau này (1972) làm gì còn F-105 tham gia đánh phá miền Bắc nhỉ?
Bác HT lỡ cho đọc rồi phải cho tám tý. Tháng 1.72 mọi người tập trung nhập ngũ đưa tiễn khắp nơi, nhiều người còn đạp xe lên tận Hòa Bình thăm tân binh. Lâu lâu có cái trinh sát không người lái chăng? Còn đây là máy bay chiến đấu F4, hai phi công nhảy dù, máy bay gãy đôi rơi xuống. Tình hình ấy mà trẻ con ở HN điềm nhiên đi học mới lạ. Theo em chuyện không chiến chỉ xảy ra khoảng '64- '68 và sau 16.04.72 đến đầu '73 ký hiệp định.
@Anh Hữu Thành .Nguyễn " ... kẻ đã có mặt trong vụ " nhật ký tuổi 20 " của NgVT " . Vụ đó là vụ gì vậy anh HỮU THÀNH ? Anh cho QUẾ bít với được không? Anh thông cảm cho QUẾ , vì môi trường công việc nên Ráo bị chính cô em út phải kêu lên là " hai bà như ở trên mây " .Lên đây QUẾ bít thêm nhìu thông tin mới với QUẾ nhưng cũ với các đại ca thành ra chẳng hiểu gì cả ( giống vụ này đó ), mong các đại ca thông cảm và chỉ bảo cho QUẾ .
N.H.QUẾ
Vụ đó ĐVH biên tập và sửa một đoạn nhật ký. Nhưng phản cảm nhất là Nhật ký Tuổi 20 ở trang nhất có ảnh toàn trang của ĐVH với chú thích ở dưới "nhà báo, nhà văn,...". Ngay sau đó lại lòi ra chuyện đời tư loằng ngoằng,... Sau vụ đó ĐVH bị kỷ luật, được đưa ra khỏi ngành. Tóm lại: một tư cách khả nghi?
Liệu có phải là phàn nàn cuối cùng về ĐVH?
Quế cám ơn đại ca TQ Bantroi nhiu nhiu .
@QL: đính chính, hình như ĐVH vẫn còn trong ngành(?) nhưng mất chức Phó TBT Báo.
Đỗ Nghĩa ơi, theo báo Mỹ (http://www.tampabay.com/news/military/war/article993130.ece) thì Dan Cherry đã tìm được tin tức về 2 phi công bị anh HM bắn rơi đầu năm 1972 mà. Chẳng nhẽ người Mỹ cũng viết sai để ca ngợi VN mình.
Hồng Mỹ bắn rơi máy bay trinh sát, chắc không tính là "chiến tranh". Chứ tài liệu của mình thì cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 chỉ bắt đầu chính thức vào 16/4/72, hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào vào tháng 10 để "lấy phiếu" trong cuộc bầu cử TT Mỹ, sau đó lại mở ra với 12 ngày đêm B-52.
Sai sót của đám nhà văn củ chuối đang dấy lên một cuộc chửi bới của đám chống Cộng hải ngoại. Thật đáng phàn nàn.
Thầy non thì tro ngô nghê thôi. Chỉ tôi cho các nhân vật luôn bị dính vào cái lũ ăn theo ấy.
Tơi xin tám chút xíu!
Trong quân sử PKKQ, thì chiếc máy bay Mỹ đầu tiên của cuộc CTPH lần II bị bắn rơi là do SAM2 của d59 e261 f361 bắn, 42 ngày(số chính xác ko nhớ, nhưng dươi 50) sau 16/4/72.
Khoảng tháng 7 (tôi nhớ đã đi thi ĐH rồi) thì trên vùng trời Yên Bái chỉ trong mươi phút Mig ta đã sút 4 F4. Nhưng ngày hôm sau, nó sút lại ta 4 Migs. Đó là lính PK kể cho tôi nghe chỉ 4 ngày sau vụ đó.
Mong các pac xem xét!
4 SG
@4SG: không tệ thế được. Sau 42 ngày nó tẩn mình liên tục mới bắn hạ được chiếc đầu tiên?
4SG có vấn đề về bộ nhớ hay là CPU rồi? Chắc cần cài lại HĐH thật rùi, hehe
@HT: Thực là như vậy pác à! Nếu pác nào có quyển lịch sử tiểu đòan 59 e261 thì sẽ thấy! Chính như vậy mà nó mới ngổ ngáo như vậy. Vì sau khi dùng B52 thật đánh HP vào rạng sáng, còn ban ngày dùng B giả(nhiểu tích cực) cùng màn chắn dây nhôm (nhiểu tiêu cực)mà PK HN bắn hơn 100 quả làm pháo hoa cho vui mắt, thì nó tính chuyện cho miền Bắc nằm dưới bàn là lửa bom rùi!
4 SG
Đăng nhận xét