Thứ Năm, tháng 8 06, 2009

Máy vi tính

Hôm qua chat với TM, cậu nói "anh bạn cùng cơ quan tháng 9 này nghỉ hưu có nói "giá mà gặp người làm ra cái máy vi tính để tôi lễ ba vái. Nhờ có nó mà tôi nghỉ hưu rất vui, làm được khối việc"". Chắc anh bạn ấy chưa từng nghe rằng người được coi là làm ra cái máy vi tính thương mại đầu tiên của thế giới chính là một người Việt Nam ở Pháp, ông Andre Trương Trọng Thi.
Thực ra "chiếc máy vi tính thương mại đầu tiên" là máy Micral do công ty R2E của ông Andre Trương làm ra thì người ta công nhận ở mọi "cung bậc". Tuy nhiên ai là "cha đẻ" của nó thì lại là câu chuyện có nhiều "dị bản". Thậm chí có cả một vụ thưa kiện kéo dài 4 năm để đưa thêm một người Pháp, ông Francoi Gernelle, làm đồng tác giả. Bản dị ở mức cao hơn, trên một "đài" có vẻ ít uy tín hơn, người ta còn nói rõ chiếc máy đó được làm ra bởi ông F. Gernelle và 3 đồng sự và "Ông Tuong-Tong-Ti đến sau để quản lý công ty, nhưng không hề có một ảnh hưởng nào vào thiết kế (không đủ kiến thức)". Giang hồ ở đâu cũng ác hiểm. Tuy nhiên nơi tập hợp có uy tín nhất lịch sử máy tính tại Mỹ đã ghi nhận Trương Trọng Thi. Anh bạn của TM dễ thực hiện nguyện vọng của mình hơn. Chỉ cần vào Chợ Lớn tìm đâu đó có khi có bàn thờ?
Có lúc đâu đó tôi đã nghe trong những năm 70 ông Trương Trọng Thi từng về Việt Nam, gặp Ủy ban KHKTNN (nay là Bộ KHCN, ở ngay chỗ hiện tại) đề xuất việc làm máy vi tính tại VN. Có những người tiếc cho dự án này không được thực hiện. Nhưng nhiều người khác thì chỉ tiếc cho ông Trương Trọng Thi một lòng tâm huyết đưa triển vọng về cho đất nước chứ có làm cũng không thành công. Nếu nói cái gì cũng cần có "thiên-địa-nhân" thì mới chỉ có "nhân", chưa đủ. Còn "thời", mấy chục năm sau Mỹ mới bỏ cấm vận. Còn "lợi", công nghiệp phụ trợ và tiếp cận thị trường bây giờ vẫn chưa phải là ngon, nói gì thời "ếch" trong "giếng".
Hai mươi năm trước đây công ty chúng tôi đã là nguồn cung cấp hàng chục nghìn máy tính Bull Micral sang Liên Xô. Những chiếc máy đó phải đi vòng từ Pháp sang Singapore về Việt Nam rồi mới sang Liên Xô theo lộ trình dành cho "công nghệ cao" vốn không được chuyển thẳng từ Pháp sang các nước XHCN thời đó. Giá máy đắt kinh khủng nên hầu như không có thị trường tại Việt Nam, trừ các cơ quan quốc tế như Sứ quán Pháp, LHQ,... và một số ít doanh nghiệp cơ quan lớn của VN mua để sớm "nhập môn tin học".
Nhưng mà thôi, câu chuyện này cốt tìm địa chỉ cho mấy cái vái của anh bạn về hưu. Nên dừng ở đây.

9 nhận xét:

4 SG nói...

Như dzậy, theo lời kể của TQ, thì VN ta có công lớn trong công cuộc khai phá công nghệ IT cho cái nước Nga Xô Viết thời gờ lát nốt i pê rê troi ka đó hẳn!!
Hì... hì...
Phải đề nghị Pu chin hay Mét vê đép tặng mề đai cho cái Cty hồi đó của pác!!


4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

Không cần mề-đay đâu. Hồi ấy nó trả đủ rúp-chuyển-nhượng rồi.

Nặc danh nói...

Con buôn mà ,mề đay ko nhai được ,lấy làm gì

Nặc danh nói...

Thành tích "phá thế cấm vận" của "Công ty 3C" tôi chỉ nghe loáng thoáng nên không dám phát biểu.Chưa thấy ai đánh giá tác động của mấy lô máy ấy đến việc "bảo vệ thành trì" phe ta ra sao !!! Chỉ biết rằng đó là một tấm gương rất...rất ...khó học, một mô hình không thể nhân rộng.
TM

HữuThành.Nguyễn nói...

Mở đầu không phải 3C và không chỉ 3C. Sau Genpacific còn có (ít nhất) là 3C, FPT.

Nặc danh nói...

Chắc cty "3C" có nghĩa là "con các cụ" chứ gì ?
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Nói vậy anh em 3C chửi tôi chết.
Linh hồn của 3C là anh Nguyễn Quang A, người mà số 2 của 3C là anh Bùi Huy Hùng nói vui rằng "khi lên máy bay đi học nước ngoài bắp chân còn dính bèo ruộng".

Nặc danh nói...

-Chả trách dân ta tự hào có anh Phạm Tuân "đi dép lốp bước vào vũ trụ".
- Để tránh hiểu nhầm đề nghị TQ giải thích rõ nghĩa của "3C".
TM

Nặc danh nói...

Computer - Comunication - Control