Hình: cụ Thích Quảng Đức tự thiêu vào ngày 11.6.1963 để phản đối sự đàn áp Phật giáo và chính sách độc tài của gia đình họ Ngô.
Hình: Tổng thống Ngô Đình Diệm và đại sứ Mỹ Cabot Lodge tại Saigon 1963.
Hình: lính Mỹ (chuẩn bị) kéo xác lính Việt cộng, do Kyoichi Sanda chụp vào ngày 22.2.1966.
Thứ Hai, tháng 6 08, 2009
Vô đề
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Hai, tháng 6 08, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
13 nhận xét:
2004 đi xuyên Việt với tây ba lô. Họ thấy Ở TP Hồ Chí Minh có một xe:" đã chở Thích Quảng Đức đi tự thiêu". Ra Huế thấy cái nữa : " đã chở Thích Quảng Đức đi tự thiêu". Sao nhiều vậy?!
Tôi giải thích cho họ : Một cái chở Hòa thượng từ Huế vào SG, cái kia thì chở HT từ một chùa nào đó ở SG ra chỗ tự thiêu. Thế là hết thắc mắc.
TV
Những vụ tự thiêu như thế này hóa ra không phải là chuyện của riêng một cá nhân. Việc này đã được chuẩn bị rất lâu, phải được duyệt, phải là người có đủ bản lĩnh được thừa nhận. Càng thấy cái sự tu thân quả thực không phải đơn giản và không biết tới đâu là cùng.
Con người hiện đại ngày càng xa rời bản thân mình; bản thân với ý nghĩa nội tâm, nội sinh, nội thức, mà quay cuồng với cái bên ngoài?
Tôi có xem đoạn phim quay cảnh hòa thượng đang tự thiêu, mới thấy thế này:
Nếu anh là dân gan lì thì rưới xăng lên rồi cứ việc đốt "vô tư", bởi bộ não làm chủ bản thân. Nhưng khi lửa cháy to, cơ thể bị cháy và não mất khả năng chỉ huy, thì cơ bắp giãy giãy là phản xạ tự nhiên. Vẫn được xem là người gan lì.
Còn hòa thượng, thật không thể tin được nếu không hiểu tí chút về Thiền, thì ngồi im phăng phắc. Lửa cháy rừng rực lấp cả người nhưng cụ vẫn ngồi đinh ninh, cho tới khi cơ thể rục xuống.
Thật là ... hơn người.
Tôi quên không ghi lại tên người chụp hình, quê đâu (hình như ông ta là Malkolm V.Brown thì phải).
HCQuang
Chả thế mà bây giờ chính quyền phải "hy sinh" hẳn 1 cửa hàng bán xăng của Petronimex ngay góc đường để làm Đài tưởng niệm cụ.
dachoak7
Nếu hai xe được cho là đã đưa Hòa Thượng Thích Quảng Đức đi tự thiêu cùng một biển số thì các nhà làm truyền thống phải xem lại.
Xe tăng chiếm dinh Độc lập 30.4.75 trưng bày ở SG và ở Bảo tàng quân đội HAN có sơn cùng số không?
Đây là lúc mới châm lửa, sau đó có ghi hình Hòa Thượng nhiều lần gập người về phía trước cho đến khi sụm hẳn (AP).
Tôi đã nhiều năm theo dõi truyền hình ở Đức và truyền thông Châu Âu, chỉ thấy duy nhất ngày 24.7 hàng năm là có chương trình dài hàng giờ và được phát lại nhiều lần trong ngày trên đài truyền hình quốc gia Đức ,về Việt Nam. Họ đưa phim ảnh về Hiệp định Giơneve 1954, họ dùng những nhà bình luận nổi tiếng cỡ quốc gia bình luận về Việt Nam. Có rất nhiều tư liệu phim được quay từ hai phía về các giai đoạn lịch sử của Việt Nam. Có đoạn phim gây xúc động : Cảnh bộ đội ta dùng đủ các phương tiện để thần tốc ( cảnh phim được quay trên máy bay ), cảnh dân gần Biên Hòa ra đón xe tăng ta ( có phải họ định làm chậm tốc độ tiến của quân ta không ?), Cảnh Tướng Loan ( SG ) dùng súng ngắn bắn vào đầu một người được cho là VC ( 1968 ), hình quay rất rõ ràng mặt người bị bắn nhưng cho đến nay chẳng có ai xác nhận người ấy là ai, có thật là anh em mình không ?!.
Các ngày lễ lớn khác của ta không thấy nhắc đến trên truyền thông của EU. Ví dụ ngày Liên hiệp quốc về Phật giáo được tổ chức hoành tráng ở nhà họp gần Mỹ Đình mấy năm trước không thấy EU đưa tin. V.V...
Có một ngày, trong cả ngày, hai giờ một lần , mỗi lần 1 giờ , đài Pháp phát đoạn phim giới thiệu một gia đình gốc Việt nói tiếng Pháp ở Canada với phụ đề : " Một gia đình mẫu mực ". Xem thì thấy phim kể về gia đình HH bạn của chúng ta.
TV
Anh TV:Nguyễn ngọc Loan bắn một chiến sĩ biệt động của ta.Có bài viết về gia đình liệt sĩ này.Lâu rồi em quên mất tên,hình như tên 7 Nốp(Nguyễn văn Nốp)quê Long An?Nhà nước có hỗ trợ cho gia đình liệt sĩ này.Hình như đăng trên báo Tuổi trẻ,hay Thanh niên gì đấy?Anh thử gõ tên tìm trên google.
Nguyễn Ngọc Loan và người bị sát hại đã gắn chặt với nhau qua chiến tranh VN. Có thể xem về họ ở cái tự điển mở Wiki (không được khuyên dùng như tài liệu xác thực).
Giả thuyết, phán đoán hoặc khẳng định Lê Công Nà chính là người bị Nguyễn Ngọc Loan bắn trong tấm hình Saigon Execution được đưa ra từ năm 1998.
Theo nội dung bộ phim "Từ một tấm ảnh"[2] thì chưa thể khẳng định chính xác người bị bắn tên gì:"Chuyện xảy ra vào năm Mậu Thân - 1968, một chiến sĩ Cách mạng bị đem ra xử tử ngay trên đường phố Sài Gòn. Lúc đầu, người ta cho rằng người chiến sĩ bị ấy là đồng chí Bảy Lốp nhưng sau này, có nguồn tin cho rằng người chiến sĩ ấy không phải là Bảy Lốp mà là Bảy Nà."[2].
Sau khi nhiều lần hội họp, nhân dân, cán bộ ban chỉ huy quân sự quận 5, quận ủy quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh đã thống nhất lên tiếng xác nhận Lê Công Nà là người trong bức ảnh.
Khẳng định Lê Công Nà là người bị bắn trong bức ảnh được hỗ trợ bởi các thông tin sau:
* Các xác nhận từ đồng đội:
o Bà Phạm Thị Sứ, tức Năm Bắc, nguyên bí thư quận ủy quận 5, xác nhận rằng sáng mồng 2 Tết, tại điểm nóng Vườn Lài, nơi tiểu đoàn 6 đóng quân hôm mồng Hai Tết, bà đã thấy Lê Công Nà còn mặc áo carô, hai bên có cười chào hỏi nhưng không kịp nói chuyện. Bà xác nhận người trong ảnh chính là Bảy Nà[2].
o Bà Trương Thị Tý, 85 tuổi (vào năm 1998) nguyên là cơ sở thành ủy thành phố Sài Gòn, là cơ sở nuôi dưỡng Bảy Nà (Nè) hoạt động nội thành, nhận ra người trong bức ảnh chính là Bảy Nà. Bà còn khẳng định trường hợp Trần Quốc Thảo cách 50 năm bà còn nhận ra, trường hợp Bảy Nà chỉ mới hai mươi mấy năm nên theo bà không khó để nhận dạng[2].
o Ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh thanh tra thành phố, nguyên thường vụ viên quận ủy quận 5, khẳng định "Bảy Nà bị bắt ở chùa Ấn Quang và đem đến bắn tại đây, ai cũng biết vì Bảy Nà là chỉ huy quân sự quận 5 chứ không phải chỉ là chiến sỹ nên nhiều người biết và tin lan xa"[2].
o Bà Vũ Xuân Lý, nguyên phó bí thư quận ủy quận 5, xác nhận người trong bức ảnh là Bảy Nà, ngoài ra Bảy Nà có đặc điểm là tóc rẽ ngôi tay mặt, rất phù hợp với người trong bức ảnh[2].
o Bà Ông Bích Liên, cán bộ quận 5, bạn chiến đấu cũ của Bảy Nà, khẳng định lúc bà xem báo của miền Nam thời bấy giờ vào năm 1968 đã nhận ra Bảy Nà và lúc đó các đồng đội của bà khi xem hình trên báo đã khóc cho Bảy Nà bị tướng Loan bắn chết[2].
o Ông Trương Văn Do khẳng định người trong ảnh là Bảy Nè[2].
* Xác nhận từ người thân: ông Lê Công Tứ, anh ruột của Lê Công Nà, đã xác nhận người trong ảnh chính là em của mình Lê Công Nà (Nè) ngoài ra ông khẳng định hai anh em rất giống nhau mà ông thì lại giống người trong bức ảnh[2].
Gõ tên Nguyễn ngọc Loan trong Google sẽ tìm thấy tên Bảy Lốp(không phải Nốp)tên thật là Nguyễn văn Lém.
Nhiều tòa ở EU, nhất là tòa án Đức , năm nào cũng đòi đem Loan ra xét xử ở tòa quốc tế nhưng mãi không thấy dẫn độ , có thể Mỹ áp dụng luật bảo vệ nhân chứng . Đoạn phim giết người man rợ này hay xuất hiện trên TV, được coi như một ví dụ tồi tệ vi luật điển hình trong chiến tranh Việt Nam.
Liệu Loan có dùng danh tính của người anh hùng VC xem như một tình tiết giảm nhẹ ở trước tòa không? Hai bên đang đánh nhau mà.
Ở Hamburg Đức , có tòa án hiện vẫn xử lại các vụ án được xử từ hồi Quốc Xã, có một số vụ đã lên phim như vụ tòa tuyên án tử hình một cậu bé 14 tuổi. Tòa thời nay phán tòa hồi xưa đã phán quyết lạm dụng.
Luật Đức sau 1945 :Trẻ dưới 18 tuổi ăn cắp chỉ bị phạt ít tiền ( bây giờ là 60 € ) , không bị CA ghi hồ sơ lưu trữ ( có thể tự cháu đề nghị CA cho kiểm tra bất cứ lúc nào dữ kiện họ đang quản lý để cháu được yên tâm )
Đức hiện không có án tử hình, tội tham nhũng, biển thủ công quỹ là phạt nặng nhất, đã có nhiều vụ giết người chỉ xử tù 10 năm như vụ kĩ sư IT quân sự mời người đến để ăn thịt, do có băng ghi hình nên bị cáo chứng tỏ được người đến từ Berlin tự nguyện để cho anh ta ăn thịt . Anh ta còn đem bộ xương sườn của nạn nhân ra vườn nướng và mời các bạn, nam có , nữ có, đều là dân có học ,sơi!
Trước đó , anh ta đã đăng trên mạng : " Tìm người để ăn thịt " và đã có hơn 10 ứng viên. Anh ta nói là có thiện cảm với người ở Berlin nên chọn người này và đã viết thư mời.Trong băng ghi hình có đoạn hai người cãi vã nhau, người Berlin đã bỏ ra Ga, Bị cáo đã có hành động mời người này quay lại. Tòa chỉ bám được mỗi chi tiết này chứng tỏ anh ta đã cố ý ,để phạt tù bị cáo.
Viết cho các bạn xem một chuyện có thực ghê ghê như thế này, vào một buổi sáng đẹp trời như hôm nay , 09.6.09, TV cũng hơi ngại. Thông cảm nhé.
Vậy tôi thêm 1 hình nữa nhé. Đây là hình do Kyoichi Sanda ghi chú là đã chụp vào ngày 22.2.1966 tại vùng ven Saigon.
HCQuang
@ TV:Xe tăng ỏ Bảo tàng LSQS là T54 do LX sản xuất mang số hiệu 843. Lúc đầu để phía ngoài, chính diện nhà BT, sau đưa vào trong nhà.
Hai chiếc ở Dinh Độc lập: 1 chiếc T54 (LX) cũng sơn số hiêu 843 Chiếc còn lại là T59 (TQ) mang số hiệu 390 cả 2 đều là xe phục chế. Chiếc 390 thật vẫn là xe trong biên chế của lữ đoàn xe tăng QĐ2 (có phim tài liêu về thành viên kíp xe này về thăm đơn vị cũ leo lên xe 390 trong khu kỹ thuật của đơn vị này).
Đại tá 5 sao trên BTTM nói thì trúng rồi.
Cải chính hình lính Mỹ kéo xác VC.
Do trong tài liệu ghi là vụ này xảy ra ở "... Tan Binh Vietnam ..." nên tôi nghĩ là "Tân bình" và vào năm 1966, đó là vùng ven đô.
Tuy nhiên, sau khi "xem xét", tôi mới đồ rằng, tác giả (người ngoại quốc) sơ suất ghi là "Tan Binh" chứ có lẽ nó là "Tam Binh Vietnam" tức là vụ vệc xảy ra ở Tam bình thuộc miền trung đỏ lửa.
Trình các anh.
HCQuang
Đăng nhận xét