Chủ Nhật, tháng 7 20, 2008

Tư liệu cổ

TL lưu ý sao có mấy ảnh do Đặng Minh Hùng cung cấp không thấy trong Ảnh Gốc k4. Tôi xem lại thấy đúng thật. Xem kĩ lại thì thấy là mấy cái ảnh này do ĐM.Hùng đưa sau chuyến đi Hạ Long do LV.Đạo tổ chức, trước khi tôi mở Bạn Trỗi. Vì thế có thể nó chưa từng được công bố.
Thế thì bây giờ công bố.
Một là Giấy Báo Khen học sinh Đặng Minh Hùng (nội dung chi tiết xem ảnh),

và hai là ảnh, theo MH nói hoặc ghi ở mặt sau mà tôi không chụp lại, tốp ca C82 năm 1966. Hồi ấy chia làm 2 C, 81 và 82. Năm 1966 mà áo mùa hè thì chắc là trước khi sang trường mới, vẫn thấy cây thông. Hình như trong ảnh này lại có ĐP.Hoà mới "cú" chứ. Tên to cao nhất có phải Trần Hoà Bình?

19 nhận xét:

Phú Hòa nói...

Hì hì, cú cái gì hả TQ? Hồi ấy, dù là giọng ống bơ rỉ nhưng tao cũng chẳng hiểu thầy nào tuyển chọn tao vào đội đồng ca của khóa mình? Hình như là thầy Chi Phan? Đến hồi lớp 10 ở Hưng Hóa, nhờ cái đội đồng ca này mà bọn tao được ở lại Hà Lội thêm một tuần để biểu diễn trong Thành và sau đó lại được ăn cháo gà trong khi đó ở Hưng Hóa bọn mày phải nhá bánh đúc ngô. Thằng cao nhất là Trần Hòa Bình, chính xác. Ngoài ra còn có Cường điếm ( thứ 3 từ trái sang). Cạnh Cường điếm là Luân cáo, Đặng Minh Hùng,..., THB, tao, Hồ Trương, Cường Pha thét, ...

Nặc danh nói...

Ca'i nha` ay la lop hoc cua Y Trung, co cua so cao va nhieu tang.

Nặc danh nói...

Co le day khong phai doi dong ca. khong phai nam 1966. day la y trung mua he 1967 truoc khi sang truong moi.
MK.

HữuThành.Nguyễn nói...

Đúng không thể 1966 vì khi ở Y Trung thì đã là 1967 rồi. Nhưng tốp ca thì phải đúng vì có đương sự PH xác nhận. Tốp ca của C82 năm học 66-67. Chưa vào năm học mới nên còn dính 66?

Nặc danh nói...

Người nhớn cầm đàn bìa trái là ai? nhỉ,cạnh bình béo là Trần Hà phải không? ảnh cũ bị hư nhiều quá tiếc thật. Nhung có lẽ thế cũng hay vì nó thành "đồ cổ".
DS

Nặc danh nói...

Cũng không hiểu ngày xưa Phú Hòa có giộng hay như thế nào, nhưng giọng nam cao là chắc chắn, bây giờ giọng nó lại là giọng nam trầm.
Dù sao chắc chất giọng của ĐPH có chất lượng dạng tiềm ẩn nên mới được chọn vào đội văn nghệ của khóa.
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Vừa gọi điện cho Hữu Cường, cậu (chưa xem ảnh này) nói là thời đó có tham gia đồng ca. Hỏi về ý kiến của DS, Hữu Cường nói Trần Hà cũng hay được tham gia văn nghệ. Có thể là DS đúng?

Nặc danh nói...

Ban Giám hiệu có ai là Lê Ngọc Bình? "Sao gạch" ra sao? Nhờ các Pác thông tin cho!!!

4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

Khoá học 68-69 chia làm hai Phân hiệu. Phân hiệu 3 bên Hưng Hoá, có thầy Bình, hình như là Chủ nhiệm Chính trị?

Nặc danh nói...

Cám ơn pac Tổng quản!!!
4 SG

Phú Hòa nói...

Hồi đó có 2 thầy Bình. Thầy Bình thượng sĩ có răng vàng, trung đội trưởng lớp chúng tôi và thầy Bình ( hình như đại úy thì phải ) là chủ nhiệm chính trị.

Thầy giáo đứng trái cùng hình như là hầy Thưởng dậy văn. Đứng cạnh THB đúng là Trần Hà.

Nặc danh nói...

Ngay 1 thang 1 nam 1967 chung ta moi len tau o ga Hang Co ñ sang Trung Quoc . Buc anh nay khong the la 1966 .
MK

Nặc danh nói...

Nói cho chính xác là 17 giờ ngày 01/01/1977, chúng ta lên tàu ở ga Hàng Cỏ. Xếp hàng đi có đội ngũ. Dân Hà Nội bu lại xem wá trời.
Hôm đó là Tết Tây, nên phi công Mỹ lo ăn nhậu, bỏ chuyến bay công tác.
hú vía.

4 SG

Nặc danh nói...

Sao lại 1977 ???

Nặc danh nói...

Tư liệu lịch sử:
Xẩm tối 31/12/1966, từ các hướng, quân ta (Trỗi) xông ra ga Hàng cỏ, lên tàu, đi xuyên đêm lên Lạng sơn. Đây là chuyến tàu cuối cùng của VN "nhập Tống". Mờ sáng 01/01/1967 đại quân Trỗi hùng dũng xuất hiện ở sân ga Bằng tường. Bác Mao cho ăn bánh bao (mằn thầu) với sữa không cafe. Sau 1 năm rưỡi, vào đêm 19/05/1968, đơn vị "xung kích" của Trỗi (K4) bước qua biên giới và lên trường Quân chính QK Tả ngạn, mở màn cho chiến dịch hồi quốc của lính Trỗi.
Sau khoảng 2 tháng thì K3 về, cũng lên Quân chính.
Sau vài tháng nữa thì các khóa đồng loạt hồi quốc.
Chú Tư được cái nhớ đúng tình huống phi công Mỹ ham nhậu bỏ tác chiến trong ngày 31/12 và 01/01.
HCQuang

Nặc danh nói...

Ấy chết, ý tôi nói là sau 1 năm rưỡi (trở đi), quân Trỗi bắt đầu về nước.
HCQuang

Nặc danh nói...

Nếu dàn đồng ca này mà theo nghề ca thì DMĐ làm gì có cơ hội thành công nữa! Sao tiêu chuẩn vào đội đồng ca hồi đó kỳ thế nhỉ? Từ ngày gặp lại nhau tôi chưa thấy ai trong số này nhiệt tình ca hát cả. Những Lê Tất Thắng, Toàn Thắng, Dũng Sô, Phục Quốc, Văn Công Phước ... khi đó "biến" đi đâu nhỉ? JM

Nặc danh nói...

Có lẽ dàn đồng ca này được thành lập vào mùa hè ở Ytrung. Lúc đó DS TThắng,..được thầy Quí tập trung cho học đàn. Lớp hoc ngắn lắm,cũng tuyển chọn hẳn hoi, thầy Quí cho tập bài "Người đi đâu" dan ca được soạn cho Ghi ta của cụ Tạ Tấn thì phải.Sau đó thầy dạy cho cách đệm đàn ,qui tác tìm gam theo gam chủ...Tôi nhớ vào thời điểm này có một số bạn có năng khiếu vẽ cũng được thầy Phạm Lực dạy. Lần đầu tiên được xem tranh ghép lá là tác phẩm của thầy,lúc đó tôi vô cùng kinh ngạc và thán phục. Phải nói trường ta rất chú ý việc giáo dục toàn diện và phát triển nang khiếu cho HS.Khi qua trường mới thì việc này càng được chú ý hơn.Giai đoạn này tôi tham gia học thanh nhạc do thầy Hồng Tuyến dạy.
DS

Nặc danh nói...

Hồi ở Y Trung - QL thày Hồng Tuyến có dựng một dàn hợp xướng rất đông ở đầu nhà lớp 8 (K3) (lúc đó mình vẫn danh nghĩa là lớp 7) bài... (không nhớ tên bài), chỉ còn nhớ mang máng nội dung là:
Gió rì rầm muôn tiếng ì ầm trong đêm tối (2 lần)
Đoàn quân bước đi lời ca theo gió bay
Đêm tan dần bình minh tươi vui hé trên đầu non
...

Ta bước lên đi, ta bước lên đi...
...
...
Đã bao lần nhìn gió bay làm tung manh áo tả tơi
Đã bao lần thề thốt bên mồ chàng trai ấy hờn oán
...
...
Thế nhưng rồi đây...
Chúng ta quyết dành lại thủ đô yêu dấu...