Thứ Ba, tháng 11 29, 2011

Suy ngẫm từ một câu chuyện

Câu chuyện được cư dân trên Facebook và các trang mạng xã hội chia sẻ cực nhiều trong một hai ngày gần đây. Nội dung có một vài dị bản, nhưng sự khác nhau là không nhiều, đại ý như sau:
"Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu, nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy một người đàn ông trung niên nom yếu ớt tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay; nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường… – “Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình. Người đàn ông sững sờ, nói: – “Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?” -“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại, và vài hành khách bình thản cười. Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô, nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe, và nói: “Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.” Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn lờ lảng hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói: – “Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”. Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: -“Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!” Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe. Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ.
Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe: “Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng, nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung. Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn”. Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng.
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc!".
Và hàng nghìn câu hỏi bật ra: Bao nhiêu lần mình từng thờ ơ với những giấy phút hoạn nạn, khó khăn của người khác? Mà bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ? Đôi khi, chúng ta quá vô cảm với cuộc sống quanh mình!
Sự vô cảm sẽ không có đất sống trong thế giới này.
Trong dòng chảy băng băng của cuộc sống, khi mà cái gì cũng "nhanh hoặc cực nhanh" (thức ăn fast food, mạng internet cũng broadband, tốc độ vi xử lí tăng gấp đôi, gấp ba, những cuộc chạy đua lên đỉnh vinh quang… thì sự vô cảm, nhởn nhơ đã diễn ra.
Sự vô cảm sẽ không có đất sống trong xã hội này.
Mạng là ảo, nhưng trách nhiệm và yêu thương là thật. Câu chuyện không xảy ra ở đất nước chúng ta, nhưng khi nó được dịch sang tiếng Việt và lan truyền trên các trang mạng xã hội, nó đã gây nên một làn sóng dư luận của những người trẻ. Rất nhiều commnet của những người Việt trẻ để lại sau khi đọc xong câu chuyện.
"Cuộc sống vội vã khiến nhiều người sống vô tâm, vô cảm, họ đâu biết rằng đâu đó quanh ta còn rất nhiều người đưa tay ra cần sự giúp đỡ, mong là sau khi đọc xong câu chuyện trên trong mỗi tâm hồn chúng ta sẽ mọc được giống cây mang tên đồng cảm" và "cuộc sống ngày càng khiến con người ta trở nên vô cảm" là những lời chia sẻ đầy suy nghĩ và trách nhiệm của những người trẻ.
Mong rằng, hai từ đồng cảm không còn là khái niệm "xa xỉ" trong xã hội này.
Theo vtc
(Tóm tắt từ bài viết của T. L đăng trên tin180.com Tiêu đề của người đăng bài.)

10 nhận xét:

Thắng k5 nói...

Cái anh Qt này giỏi thật. anh lấy tin này ở đâu ra mà hay thế.
Cái cách xử lý của cô gái khiến mọi người bàng hoàng thán phục, cô rất hiểu biết, cứu người đã cứu cô mà kg thể giãi bày.
Bài này mang tính nhân văn cao quá.

HữuThành.Nguyễn nói...

Tk5 nhầm!
Tính nhân văn chỉ có khi cô gái còn có thể lái xe theo ý mình, trên con đường mà mình biết.
Chứ khi mà tất cả xã hội đã được lập trình, vận hành theo điều khiển từ một trung tâm quyền lực, thì vô phương. Bản thân nhân văn, chứ không phải một thuộc tính riêng của nó, đã là xa xỉ :-)

TQtrung nói...

Sao lại nhầm nhỉ? HT nói mình không hiểu, không ai cấm cô gái đi trên tuyến đường của mình, và cô vẫn tự do lái xe đấy chứ! chỉ có điều xã hội mà cô đang sống, một xã hội vô cảm buộc cô phải đi chệch điều mình muốn một cách bi thảm.
Kết cục bi thảm đó nằm ngoài chuẩn mực xã hội, nhưng đấy là cách mà con người bị dồn đến bước đường cùng phải tìm cách ứng phó, kiểu như dùng điếu cày phân làn giao thông ở VN vậy thôi.
Gần toàn bộ hành khách vô cảm, mấy thằng côn đồ đại diện cho điều xấu, nhưng thật hiếm hoi một người đàn ông biết lên tiếng bảo vệ cô gái, đó là nhân văn. Cô gái quyết định tiêu diệt kẻ xấu, cứu người tốt đã bảo vệ mình, đó là nhân văn. Câu chuyện hay nếu nó không có xuất xứ từ TQ, cái không nhân văn bắt nguồn từ sự đánh đồng mọi thứ vào một rọ.

Phú Hòa nói...

H.T nói đúng đấy. Vì cô gái là người cầm vô lăng nên hoàn toàn quyết định được hành động của mình chứ nếu cũng chỉ là một hành khách bình thường như mọi người khác thì trên chặng đường còn lại sẽ có thể bị mọi người lảng tránh và sau đó còn có thể bị mang ra làm chuyện đàm tiếu trong thiên hạ. Câu truyện này tôi đã được đọc trên mạng của Czech cách đây hình như 2-3 năm gì đó và đã gây ra một cuộc tranh luận khá sôi nổi trên mạng. Dân Czech thường sống và suy nghĩ theo luật nên phần lớn đã cho rằng tội của cô gái còn nặng hơn nhiều của mấy thằng côn đồ vì bằng cách xử lý như vậy cô gái đã cướp đi mạng sống của hàng chục người dân vô tội mặc dù họ đã thờ ơ khi cô ấy bị làm nhục. Người đàn ông đã lên tiếng bảo vệ cô gái là người đàn ông dũng cảm nhưng tôi không đồng ý với cách xử lý của cô gái đó.

TQtrung nói...

Mình có nghe được một truyền thuyết về "Đại hồng thủy" trong đó nói hơn chục ngàn năm về trước, ở thuở sơ khai, con người được "Chúa" khai hóa văn minh, nhưng khi Chúa "đi vắng" thì loài người "xuống cấp" trầm trọng, khi trở về vị Chúa đó thấy tác phẩm của mình không hoàn hảo, bèn delete đi để làm lại, ong Noe được giao quyền copy và paste mới có loài người ngày nay, mà hình như truyền thuyết đó có xuất xứ từ phương Tây. Nếu vậy thì ông Chúa đó chẳng nhân văn tý nào,hehehe.
Các bạn có biết vì sao trộm cướp nổi lên nhiều không, "Bần cùng sinh đạo tặc" các cụ bảo thế. Nhiều khi con người ta lại đi chọn cách hành xử trái chiều- vì bế tắc!
Tôi nghi câu chuyện không có thật, nó như một chuyện ngụ ngôn để cảnh tỉnh đám dân Tầu đang xuống cấp đạo đức( kiểu như thấy em bé bị xe đâm mà không ai cứu ấy), mà dân ta có vẻ như đang ở dạng giống rứa!
Mình thì mong tính nhân văn dân Tầu nó khá lên, nó mang Hoàng sa trả lại cho thằng yiem bốn tốt thì tốt hơn là đi đòi nó bằng mồm!!!

HữuThành.Nguyễn nói...

Câu chuyện có thể có có thể không; thế mới có nhà văn đích thực, tức là người hư cấu ra những câu chuyện làm đồng loại phải suy nghĩ. Chứ mà kể chuyện "tôi đi trồng rau" thì đến bao giờ làm được nhà văn :-)
Đôi khi nhà văn viết những chuyện làm mọi người phải nổi giận, như bên QSVN đã từng "trảm" (phong cách bộ trưởng Thăng) PVĐ vì một vài điều ông ta viết về chiến tranh chống Tầu xâm lược năm 79.
Lịch sử loài người có tổ chức thì đạo tặc bao giờ cũng sinh ra khi... vô tổ chức.
Cái bần cùng cũng chỉ là một thuộc tính đối lập (biện chứng) với cái xa hoa trong cái môi trường vô tổ chức ấy thôi.

Thắng k5 nói...

Chắc là tính nhân văn trong câu chuyện này đúng là không biết có hay không, bởi vì chỉ thấy có nhõn ông HT và ông PH nêu ý kiến, còn tuyệt đại các bloger đều nhắm mắt, xuôi tay và tai, mà lịch sử phải do đám đông quần chúng tạo nên, một vài cánh én này chắc không tạo nên mùa xuân.
Riêng tôi phản đối ý của PH, tôi cho là cái đám đông quần chúng trên xe ấy rất vô cảm, cùng với ba tên đại diện cho bọn côn đồ cần bị trừng trị dẫu bằng cách nào, còn người đàn ông cô đơn dũng cảm cần được bảo vệ dẫu có bị chửi bới.
Hình ảnh người đàn ông dũng cảm tủi nhục bị mọi người đuổi khỏi xe khóc cô gái đã cứu mình đã mang tính nhân văn tuyệt đối rồi.

Ráo em nói...

Nhất trí với đại ca Thắng k5 , đám đông trên xe ấy không phải là vô cảm mà là độc ác , trên chuyến xe đó chỉ có tài xế và người đàn ông bị đuổi xuống xe là NGười , còn lại là 1 lũ quỉ

Phú Hòa nói...

@Ráo em và Thắng K5: Nếu đây là một chuyện có thật (mà tôi không tin là như vậy) thì trên chuyến xe đó chắc chắn phải còn có không ít phụ nữ, bà già và trẻ em chứ không thể chỉ có toàn đàn ông được. Liệu những người này có thể làm gì để bảo vệ cô gái trước 3 thằng côn đồ có vũ khí trong tay? Thiếu gì chuyện thật trên đời đã diễn ra khi bố mẹ bất lực nhìn bọn lưu manh cưỡng hiếp con gái mình (mà trong những chuyến vượt biên những năm cuối 70´ đã xẩy ra không hiếm). Tôi cũng không tin rằng tất cả mọi người trong chuyến xe đó đều ầm ầm lên tiếng đuổi người đàn ông đó xuống xe. Chắc chắn đã có những người im lặng không đồng tình nhưng không dám lên tiếng phản đối. tôi không đồng ý với cách xử của cô gái đó. Nếu trên xe chỉ có 4 người là ba tên côn đồ và cô gái đó thì tôi ok.

Thắng k5 nói...

Ồ PH: khg lẽ mấy cô gái, bà già và có cả trẻ em, gặp cảnh nguy hiểm cho người khác mà khg cứu bằng mọi cách ư ? thí dụ như khg dùng cơ bắp được, thì dùng lời lẽ, tỏ thái độ chứ, nhìn đồng loại bị hại mà im lặng để an toàn tính mạng cho mình thì đâu còn là con người nữa ?
các phụ nữ Bến Tre khi xưa có sức mạnh cơ bắp đâu mà cũng biết gồng mình cản xe tăng địch ? PH nói vậy thì sự biểu tình của các Má, cá Chị trước nòng súng quân thù là vô nghĩa sao, lại phản đối PH phát nữa.