Cây chè lão từ thời thành lập nông trường những năm 6-mí ở Mộc Châu luôn gợi trong tôi nỗi thèm khát tội lỗi "giá mà mang được một cây này về trồng trong vườn nhà".
Đây là cây chè mang dáng dấp của cách thu hoạch "một tôm hai lá" truyền thống để làm ra chè Thái, chè mạn, chè móc câu,... Công nghệ của loại chè này có các công đoạn sấy, sao, định hương, đánh mốc,... Mà tôi gần đây mới nghe đánh mốc cần dùng... tro?
Cũng cây chè này ở thôn quê miền Trung người ta để tự nhiên cành lá vươn cao và thu hái bằng cách chặt cành. Cho nguyên cành lá vào nồi nấu ra nước chè xanh uống hàng ngày. (Ơ mà cái ảnh minh họa mới chụp đầu tháng 10 để mất rồi, hu hu).
Chè San Tuyết Suối Giàng Yên Bái cao tuổi nhất chính là cây này. Thật đắc tội, bao nhiêu hậu sinh trèo lên giẫm đạp "cụ chè".
Người vùng này chắc cũng dùng theo cách dân dã, hoặc uống lá tươi "chè xanh", hoặc làm chè khô mà người ta vẫn bán "Chè San Tuyết". Có điều ở trong có phải san tuyết thật không chỉ có hỏi... nó :-)
Có một công ty hướng chè Suối Giàng ra "thị trường ngách" bằng các sản phẩm chè sạch mang tên Phú Quý. Vì vùng nguyên liệu nhỏ, sản lượng thấp nên chè Phú Quý chỉ nhằm vào thị trường nhỏ, anh em ta ở "biển", chả biết loại hàng này.
Còn một chức năng nữa của cây chè, nếu còn đến bây giờ còn cổ thụ hơn cây Mộc Châu. Là để làm nền chụp ảnh :-)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét