Chiều nay (19/08/2010) trời mưa. Tôi và Sô vẫn hẹn nhau đến nhà TM vì nhà chị của Ơn gần đó. 3 người xuất phát đi, trời bỗng tạnh mưa và sáng sủa trở lại. Theo địa chỉ thì tìm thấy ngay nhà thuốc Minh Thành. Vào hỏi chủ nhà, chúng tôi tự xưng là bạn của Ơn từ hồi học phổ thông. Chị hỏi: " Có phải ở bên Trung Quốc không?". "Vâng!" chúng tôi trả lời. Thế là chắc chắn: đúng là Ơn của chúng mình rồi. Bởi vì lâu nay thông tin về Ơn có nhiều điểm không thống nhất mà mọi người biết về Ơn. Ngay cả hôm qua khi ra mộ có đủ tên, năm sinh, quê quán mà HM còn nghĩ là không phải.
Chị kể rằng từ khi rời trường NVT, Ơn về quê tiếp tục học hết phổ thông. Trong thời gian ở quê, Ơn rất chăm chỉ và thạo việc (trường mình tôi luyện có khác....), mọi người ở địa phương rất quý. Sau khi thi tốt nghiệp lớp 10, không chờ kết quả Ơn đã xung phong đi bộ đội và được điều động về đặc công nước HQ, tập luyện ở HP. Sau đó Ơn vào Nam chiến đấu. Trên đường hành quân, Ơn đi bộ về thăm nhà phải bơi qua ba con sông. Tháng 4 năm 1975, đơn vị của Ơn đánh vào kho xăng nhà bè và bị hy sinh gần hết. Ơn bị thương sọ não, được đưa về bệnh viện Cộng hòa và sau đó tử vong.
Trên đường vào giải phóng Sài Gòn, bố Ơn và Ơn đã từng gặp nhau. Sau giải phóng bố Ơn tìm kiếm đơn vị của Ơn nhưng mọi người không nắm rõ. Sau đó vào lục hồ sơ các bệnh viện thì tìm thấy hồ sơ bệnh án nhập viện của Ơn, nhưng không biết sau đó ra sao. Tìm tiếp ở các nghĩa trang thì thấy chôn cất ở nghĩa trang thành phố hiện nay (không biết thời VNCH tên là gì). Sau đó, được chuyển về nghĩa trang LS thành phố. Buổi tối, tôi gọi điện về cho bố của Ơn. Chú là Nguyễn Thái Sơn - chính ủy trung đoàn 596 bộ tư lệnh Trường Sơn. Chú về hưu năm 1978, cấp bậc trung tá. Hiện nay chú 84 tuổi, vừa mổ tim năm nay sức khỏe yếu, trí nhớ giảm sút. Những điều hỏi về Ơn, nhiều chỗ chú nhớ không chính xác. Gia đình của Ơn, có 5 anh chị em, ba trai, hai gái. Ơn là con trai thứ hai.
Anh và chị của Ơn xúc động khi thấy bạn bè của em trai mình tìm đến. Chúng tôi đã thay mặt trường và khóa mời anh, chị đến họp mặt khi có dịp. Anh và chị vui vẻ nhận lời.
Trung Liêm
Thứ Sáu, tháng 8 20, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
27 nhận xét:
Anh Trung Liêm@:Thời của VNCH chưa có nghĩa trang này.Thông tin về anh Ơn vẫn còn ít quá.Chả lẽ gia đình chỉ biết thế thôi?
Cảm động quá!
Anh nghĩ thế là nhiều, Đạt ạ!
Công tác lưu trữ hồ sơ của VC kém lắm thua xa địch.
Khi tiếp quản hồ sơ do địch để lại mới thấy sự khác biệt,rất khoa học dù lúc đó chưa áp dụng CNTT.
Như vậy BT đã tìm được mộ và người thân của Ls Ng Văn Ơn K4.Hy vọng trong các buổi gặp mặt BT sắp tới sẽ có gđ anh Ơn đến dự
Nhiệm vụ của chúng tôi là xác định lại nhũng thông tin đã có. Khi đến nhà tôi rất chú ý nhân dạng,lúc đầu gặp các cháu thì cũng thấy hơi lo vì chúng không mang nét đặc trưng của Ơn. Nhưng khi gặp chị Tào thì mừng quá vì chị em khá giống nhau, nhất là đôi mắt.Vừa han huyên vừa kiếm thông tin:
Chị hỏi các chú học với Ơn ở TQ à,có phải ở...Lâm, vâng Quế Lâm.
Trường hợp Ơn về nước cùng với Th.Minh chị cũng tự nói ra, còn biết cả bố Minh là ông Đồng.
Khi hỏi chị có biết Ơn đánh trận nào không? có phải trên xa lộ? chị nói không phải đâu như đánh kho xăng Nhà bè, đồng đội hy sinh hết, Ơn bị thương chấn thương sọ não được một người dân đưa vào BV Cộng hòa( sau này gia đình co đi tìm bà cụ cứu giúp đó nhưng không được.
Hơi buồn chút là ở SG gia đình chị không giữ tám hình nào của Ơn, chị tất cả để ở quê.
Còn lấn cấn nhỏ : thông tin Ơn đánh Nhà bè gia đình lấy ở đâu?trường cụ già cứu Ơn ai cho gia đình biết?Thật ra thông tin Ơn Hy sinh khi đánh nhà bè mà anh em ta biết cũng không biết nguồn ở đâu.Nhưng cái quan trọng nhất là xác định đúng là bạn Ơn đó là điều đáng quí nhất, còn lại ta tìm hiểu tiếp...
Anh em nào thạo thông tin tìm xem thời gian ta đánh kho xăng Nhà bè,đơn vị nào đánh, Đặc công HQ hay Rừng sác?
DS
Có lẽ ngay gia đình Ơn cũng có ít thông tin. Vì đâu như bên QSVN có người nói F2 đặc công miền sau giải phóng làm nhiệm vụ quân quản rồi sau đó phân tán bỏ phiên hiệu. Xáo trộn như thế, gia đình tìm được phần mộ là may rồi.
Nếu có tài liệu về đơn vị thì có thể hình dung cuộc chiến đấu của đơn vị, trong đó có Ơn, thế nào thôi.
@NT: chính là bên VNCH nó được Mỹ áp tiêu chuẩn quản lý chuẩn nên thực chất nó đã có công nghệ quản lý thông tin rồi. Việc ứng dụng máy tính như của mình đây gọi là CNTT mà không có cái quy trình thông tin như của chúng nó thì chả bao giờ thành công cả.
Tôi đã tìm hiểu về các trận đánh của đặc công vào kho xăng Nhà bè, không có trận nào của Đặc công vào kho xăng NB năm 1975 cả, chỉ duy nhất có một trận đánh của Đcông Rừng Sác vào Mục tiêu này vào năm 1973, đây là trận đánh lớn rất nổi tiếng.
Ơn đã tham gia trận này, và gia đình nhớ lại theo tin bạn gửi về nhưng nhầm về thời gian, điều đó có thể hiểu được, năm 75 có lẽ Ơn đã tham gia trận nào đó xung quanh Nhà bè, Thành tuy hạ, đánh độc lập nên khi đồng đội hy sinh, Ơn bị thương được người dân đưa vào BV,trong thời điểm hỗn loạn đó, việc cứu chữa( nhất là lại cho một đặc công VC) chắc không tốt nên bạn hy sinh
tham khảo về các trận đánh kho xăng Nhà bè theo các link sau:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_nh%E1%BB%AFng_v%E1%BB%A5_t%E1%BA%A5n_c%C3%B4ng_c%E1%BB%A7a_M%E1%BA%B7t_tr%E1%BA%ADn_D%C3%A2n_t%E1%BB%99c_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_mi%E1%BB%81n_Nam_Vi%E1%BB%87t_Nam
http://www.bacbaphi.com.vn/entertainment/showthread.php?t=231029
Hoặc gõ chữ "kho xăng nhà bè" vào gúc gồ
Đặc công rừng Sác là tên gọi chung, và phần lớn là đặc công nước , cho nên các đơn vị đặc công này không phân biệt nước, bộ. điều này giải thích vì sao tên đơn vị thay đổi luôn , khi thì 118, khi thì 117A.
Tôi đang phân vân vì rõ ràng Ơn không thuộc biên chế của đặc công nước 126, có thể Ơn đã huấn luyện ở đó và bổ sung vào F2.
Một số thông tin :
Đặc công rừng Sác là đơn vị đặc biệt bao gồm nhiều loại nước, bộ ... được gọi là Trung đoàn 10 (đoàn 10). Trong chiến dịch HCM, đoàn 10 thuộc cánh quân đông - đông nam và trong nhiều nhiệm vụ, có nhiệm vụ đánh chiếm Tổng kho xăng dầu Nhà bè (theo QSVN và nhiều tài liệu khác về ĐC)
Nhưng đoàn 10 chưa bao giờ có tên 117A.
Theo chú Ước, mà aKQ và aJM đã từng tiếp xúc thì không biết LS Ơn (có thể ông quên?)
HMK6
Theo dongadoan/QSVN: "Sư đoàn 2 đặc công tiền thân là Đoàn 27 (Sư 27 đặc công Miền) gồm: 1 lữ đoàn (316), 7 trung đoàn (10, 113, 115, 116, 117, 119, 429). Trong 7 trung đoàn trên thì có trung đoàn 116 trước khi về f27 mang phiên hiệu 367 (hoạt động ở K). Trong biên chế của Đặc công Miền đến 1975 không có e118."
Nghĩa trang TP ở Thủ Đúc đã có từ trước giải phóng gọi là nghĩa trang Lạc Cảnh, hình như của tư nhân mới khai thác và chỉ chôn các nhà giàu.
Sau giải phóng, thời gian đầu, các LS cũng được chôn tại đây. Tôi nhớ năm 76 còn có mộ của các chiến sĩ ban T4, 1 số mộ gió của tướng VM thời chống Pháp (VD. Nguyễn Bình). Sau này mới chuyển qua NT LS.
HMK6
Cũng theo dongadoan/QSVN thì "Lịch sử đặc công miền Đông Nam Bộ 1945-1975" có một chút về e117/f27
Anh em thử tìm cuốn này xem. Tôi đang hỏi Thư viện QĐ. Nếu có sẽ đến "súp-bờ soi",tiếng ta gọi là "đọc chăm chú" :-)
Biên chế của các đơn vị đặc côn Việt nam:
ĐẶC CÔNG
Lực lượng đặc công được tổ chức rải khắp các chiến trường, các cấp, riêng trực thuộc binh chủng có 4 tiểu đoàn cơ động, thuộc mặt trận B1, B2, B3, B4 có 8 trung/lữ đoàn và 11 tiểu đoàn đặc công. Tổng lực lượng trên chiến trường miền Nam là 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn, 5 trung đoàn, 36 tiểu đoàn, 121 đại đội và hàng trăm phân đội nhỏ hơn :
- Sư đoàn đặc công 2 gồm 7 trung đoàn : 10 (đặc công nước), 113, 115, 116, 117, 119, 429.
- Lữ đoàn đặc công biệt động 316 gồm 4 tiểu đoàn đặc công vùng ven Sài Gòn và 13 cụm biệt động nội đô.
- Các đơn vị độc lập có các trung đoàn 126 B4 (đặc công nước), 198 B3, 8 QK8, 10 QK9, 367B (F5) và đoàn 1 đặc công biệt động.
HẢI QUÂN
Quân chủng Hải quân có 2 trung đoàn tàu chiến [10], 2 trung đoàn tàu vận tải, 4 vùng hải quân, 2 đoàn và một số tiểu đoàn đặc công thủy, pháo cối.
- Trung đoàn tàu chiến 171.
- Trung đoàn tàu chiến 172.
- Trung đoàn tàu vận tải 125.
- Trung đoàn tàu vận tải 128.
- Các vùng hải quân K2, K3, K4, K5 [11].
- Đoàn 10 Rừng Sác và đoàn 126 đặc công thủy.
Cách đây quãng 5-7 năm, tôi đã trực tiếp hỏi Đại tá Ước, trưởng BLL Đặc công Rừng Sác, người nắm gần như tất cả các LS của đơn vị thì không có LS nào tên Nguyễn Văn Ơn.
KQ
@ HMK6: Xác nhận giúp thông tin này :
- Theo dân SG thì có 2 nghĩa trang Cộng Hòa. Một ở Thủ Đức, xa lộ HN ( xalộ Biên Hòa cũ)đối diện Xá lợi Phật đài hiện nay. Ngày xưa có cái tượng "chiến sĩ trận vong" và mộ Cao Văn Viên ở đây, nay đã di dời cả...
Nghĩa trang Cộng Hòa thứ 2 ở Gò Vấp, nay đã giải tỏa lấy mặt bằng để làm Liên doanh Mercedes- Bens(cơ quan cũ cũa đ/c)! Có thể chị Tào nói nghĩa trang CH mà Ơn nằm là cái này rồi mới đưa về NT LS Thành phố.
TM
Về NVƠ có quá nhiều thông tin không thống nhất. Năm 1984 do một sự tình cờ, gặp một cán bộ HQ không quen biết cho hay Ơn là đặc công nước Rừng Sác, đã hy sinh ở Nhà Bè . Hai bố con tôi lọ mọ tìm ở nghĩa trang huyện Nhà Bè rồi Duyên Hải nhưng chả thấy gì. Khi nói Ơn là LS có nhiều bạn còn ngi vấn. Bây giờ thì rõ rồi . chỉ còn vấn đề chi tiết, cụ thể hơn thôi. rất mứng.
MK
Cái nghĩa trang ờ Govap ko có tên chính thức. Dân SG gọi nó là nghĩa trang quân đội. Nơi đây trước là khu vực bảo vệ sân bay, sau trận Bình Giã, lính chết nhiều quá mới đem về chôn nơi đây. Sau đó chỉ có thỉnh thoảng, dân xung quanh đem vô chôn lẻ tẻ nên trở thành nghĩa trang lớn. Trong thời gian Mậu thân, có 1 số VC được dân lén chôn ở đây, nhưng ko có tên tuổi.
Trước kia (khoảng năm 1988),tụi Saigon oto giải tỏa chắc là nhiều cốt. Chớ tới tụi tôi chỉ đào được khoảng 10 bộ, lập biên bản giao phòng TBXH Govap hết. Theo dân nói, cốt của dân đã được đem đi hết, số cốt đó chắc chỉ của mấy ông VC hoặc lính SG có gia đình di tản (?).
HMK6
Trong một lần nói chuyện bác Ước ( là anh Mẹ tôi )thì tôi có hỏi đến Nguyễn Văn Ơn của chúng mình. Bác Ước có ghi chép đầy đủ họ tên các liệt sĩ của đặc công rừng Sác nhưng không có ai tên là Nguyễn Văn Ơn cả. Không hiểu khi nhập ngũ thì Ơn có thay tên, đổi họ không?
PHoà à.:nếu nó thay tên ,đổi họ thì làm sao tìm ra mộ nhỉ,chỉ có điêu nó ở đơn vị khác thôi,vì Y tá dễ bị điều động lắm,nhất là lính ĐC nữa!/TBK4
Chuyện thay tên đổi họ cho tới giờ chắc là không có. Tôi nhớ đấy là nghi vấn của một ai nêu ra thôi. Gia đình không nhắc tới, ta có thể hỏi cho rõ.
Ngay cả chuyện có phải y tá không, cũng chưa hỏi lại?
Việc tìm thấy Mộ anh Ơn theo em là chính xác rồi. Còn làm ý tá hay không chưa chắc gia đình đã biết. Em cũng đã là " Y tá " đấy. Năm 1974 cụ Vũ Hải ( bố anh Toàn Thắng ) cục trưởng Quân Lực được các cán cấp dưới báo cáo như vậy. Cụ Hải nói với Bố em :" Thăng Việt nó sĩ diện, nó là y tá chứ pháo phót gì." Cuối cùng lại nhầm ra một ông Việt khác, may mà sau này có người cùng đơn vị về thanh minh không thì em còn mang tiếng là tự thương trong chiến đấu.
KV.K7
Ơn là liệt sĩ có "Bằng Tổ quốc ghi công" hiện để ở quê ( lời chị Tào ). Như vậy trong bằng ấy sẽ có phiên hiệu đơn vị...AE ngài ấy chỉ cần đến thăm gia đình Ơn là vừa có ảnh bạn , vừa có thông tin thôi.
- HMK6:Cái Nghĩa trang GV ấy có lẽ đúng đấy!
TM
Một điều lạ là đã đánh Nhà Bè hay xa lộ thì phải trước 30.4. Bị thương nặng do một người dân cứu thì có hai khả năng : Hoặc là người ta đưa vào viện của Ngụy. Hai là chữa trị ở đâu đó khi giải phóng mới đưa vào viện Cộng Hòa.
MK
MK.
Rieng chien truong Nam bo thi co the sau 30.4 day.
Thông tin dễ bị nhiễu lắm,ngay cái tin bố của Ơn là bác sĩ tôi truy ra là bố Yên trình nhà ta( tự thú trước bình minh: tao gặp ông BS ở viện 9 cứ tưởng là bố thằng Ơn nhà mình, còn nũa,tao gặp thằng Ơn ở trường sơn( không phải ở Cửa Việt)...Có lẽ Ơn chiến đấu ở khu vực Bình dương bị thương ở đó, vì anh em hy sinh hết nên đơn vị ghi Hysinh tại Lái thiêu BD.Đó cũng là cửa ngõ vào SG.
DS
Phọt phẹt!Tụi mày "cứ bay lên trời"!Hãy hình dung thằng ƠN nó ở đơn vị ĐCN,nhưng nó là Y TÁ nên chỉ bị thương thôi,chứ không mất xác rồi.Sau khi bị thương chữa chạy nhiều nơi,đến khi GP thì đưa về Tổng Y Viện cộng hòa,mình gọi tên CM là BV175 thế thôi,còn muốn kỹ hơn bảo Tr.Liêm vào kiếm tàng thư ở BXS của BV sẽ rõ hơn1/TBK4
Tôi cho rằng khi chưa có thông tin đầy đủ thì chúng ta không cần phải bàn luận quá nhiều về chuyện chiến đấu hy sinh của Ơn, điều chúng ta biết chắc chắn là bạn là một Liệt sỹ, đã anh dũng hy sinh trong chiến dịch Hồ chí Minh, thế là quá đủ, các thông tin bên lề cứ chờ khi nhóm bạn Trỗi sắp vào thăm chú Sơn trở về sẽ báo cáo lại với các bạn.
Cám ơn các bạn Trỗi đã tìm được phần mộ và người thân của Ơn, người đồng hương QB của TĐ. Thiết nghĩ đó là điều quan trọng nhất mà chúng ta làm được.
Những thông tin còn lại mà các bạn còn băn khoăn muốn biết, sao không nghĩ đến phương án thông qua Nam Khánh, Minh Ấn để mời các nhà ngoại cảm, rồi ra nghĩa trang mời Ơn lên Ơn nói cho rành mạch mà ghi lại? Chỉ sợ lúc đó Ơn nó còn chỉ ra tên nào ngày xưa giấu quần đùi của hắn lúc đi tắm sông ở bên Quế Lâm và bắt cởi trả ngay thì khốn, hehe!
Đăng nhận xét