Thứ Sáu, tháng 7 31, 2009

40 năm gặp lại, thành công tốt đẹp

Không ngờ vụ 40 năm gặp lại thu hút được đông bạn Trỗi, dù trời mưa như trút. Đợi VinhNQ gửi ảnh thì sẽ đưa lên. Nhưng sơ bộ tổng kết thì toàn bộ các K Trỗi và K9 là hơn 50 người. Có tin rằng riêng k4 trên 40. Tôi không cho là vậy. Tuy nhiên sự thành công là ở chỗ có nhiều bạn vắng mặt thường xuyên nay lại có. Như Ngô Thế Ninh, Đức Bằng, Duy Linh, Vũ Mạnh Hùng,... Hà nội 2 có Đăng Trường, Văn Đại, Trần Hà và Thanh Bình,... còn nhiều. Đợi xem ảnh rồi tính.
Từ trái sang theo chiều dọc, "rách áo ăn tiền", ai gặp trước tính trước bất kể hàng nào: Hoàng Việt Thắng, Trương Thanh Bắc, Trần Hà, Vân Hùng, Thanh Bình, Đăng Trường, Hồng Hải, Chí Nhân, Công Minh, Ngô Thế Ninh, Đức Bằng, Việt Hằng k7, Sơn Tùng, Tự Thành, Hòa Bình k7, Ngọc Tuấn, Hồ Sơn, Hạnh Phúc, Tr.hòa Bình, Châu Nguyên, Tuấn (Tín), Thế Truyền, Vũ Mạnh Hùng, Tương Lai, Vinh k8, Đăng Hùng, Hồng Thao, Phan Sơn, Hữu Thành, Đại Cương, Việt Hồng, Từ Ngữ, Cát Thịnh, Tuyết Mai, Chí Dân, Trung Nghĩa, Vũ Hòa Bình, Ngô Mạnh Hùng, Văn Đại, Hữu Cường.
Tổng kết: trong ảnh có 40 người (37 k4, 2 k7 c11, 1 k8), một số k9 không góp mặt.
Duy Linh có việc nhà về sớm không có mặt trong ảnh.
(Lưu ý: Ảnh nguyên khổ có trong Ảnh Gốc k4. Có một vài người khuất mặt ở sau là nhân viên trong quầy của cửa hàng)

Ban LL k3 mời gặp mặt hàng năm

Anh Thái Chi thay mặt BLL k3 có lời mời anh em Bạn Trỗi tới dự buổi gặp mặt hàng năm của k3 từ 8h30 ngày Chủ Nhật, 2/8/2009, tại Hội trường Binh đoàn 11, số 141 Hồ Đắc Di, Nam Đồng, Hà Nội.
Kính báo.

Giới thiệu về một người khỏi được bệnh ung thư

Mình không có bình luận gì, chỉ giới thiệu với mọi người rằng người bạn này đã làm cùng cơ quan với mình nhiều năm. Chồng bạn đó đã được chữa khỏi ung thư ra sao các bạn xem ở blog của bạn đó theo địa chỉ: http://hongnga.vnweblogs.com/post/14096/166762
Mong rằng thông tin này sẽ đem lại một niềm hy vọng cho ai đó thân thiết của chúng ta không may rơi vào hoàn cảnh này.
TT

Giao ban T8

Mời anh em Trỗi và những người có liên quan tới dự buổi cafe giao ban tổ chức vào sáng chủ nhật đầu tiên của các tháng:
Thời gian: từ (sau) 08 g sáng chủ nhật ngày 02/08/2009.
Địa điểm: Cafe "Đôi khi" số 21/3 - Lý Chính Thắng - Q.3 - HCMC.

Kể từ nay giao ban cafe sẽ không còn người "chịu trách nhiệm tổ chức" để "kí" vào "giấy mời",
và tôi, Trung Liêm, kể từ nay, chỉ là một thành viên ("cafe viên") như mọi người.
Kính.

Thứ Năm, tháng 7 30, 2009

“NỔ”

Lão TQ bất mãn vì không thể khai trí “ kỹ thuật nhiếp ảnh” cho tôi đành phán: “ Đọc sách đi”! Hóa ra sách nó dạy thế này:
“So sánh và tạo sư tương phản là thủ pháp dễ dàng thực hiện nhất trong ảnh của bạn, bạn có thể so sánh bằng nội dung và so sánh bằng thị giác hay bao gồm cả hai. So sánh ý sẽ là đem các yếu tố như so sánh xấu-tốt, già- trẻ, đúng-sai...So sánh thị giác sẽ bao gồm so sánh đường nét, màu sắc, mảng khối hình học, nhanh- chậm, động-tĩnh...”( Nguyễn Thứ Tính)
Chà, nghe cứ như có Kinh dịch, âm dương ngũ hành trong đó. Nào thử phân tích mấy cái hình vừa chụp xem sao:
-H.1 ( F/4; 1/160 sec; ISO-100): Hai cao ốc với ánh kim sáng chói trong nắng biểu trưng cho cái mới , trẻ trung , hiện đại, giàu dương tính- Hình ảnh của tương lai...

-H.2( F/4; 1/150; ISO-100) : Tháp rùa cổ kính, rêu phong, sắc màu tối hơn , cũ kỹ- Nó là lịch sử; bề dầy của quá khứ, tính âm...

- H.3 ( F/8; 1/20; ISO-400 ):Cô gái ngồi thiền bên hồ- biểu tượng của tâm linh huyền hoặc như đang chiêm nghiệm … Ảnh nền sáng có lẽ không phù hợp lắm với bối cảnh này.

- H.4( F/8; 1/50; ISO- 100) : Từng cái ảnh không nói được gì nhiều nhưng sau khi “tích hợp” H.1-2-3, bức ảnh bắt đầu có hồn với nội dung triết học “ sự thống nhất giữa các mặt đối lập” hay nôm na như Kinh dịch là “vạn vật đồng nhất thể”. Như vậy bức ảnh đã có sự “tương phản” giữa mới-cũ; quá khứ- tương lai; sáng -tối; già-trẻ...Những cái đó làm nên một HN đương đại, đa dạng với mặt Hồ Gươm lung linh tỏa sáng.Và để diễn tả sự “thống nhất giữa các mặt đối lập” – Mối liên hệ Thiên- Địa- Nhân chính là cảnh cô gái đang trầm tư mặc tưởng, chiêm nghiệm về cái thế giới mà chúng ta đang sống. Nó như sợi dây tâm linh nối liền giữa quá khứ- thực tại với tương lai. Sự suy tư này cần cái “nền” đã được làm mờ tối hơn một chút cho phù hợp với vẻ trầm mặc, u tịch của thế giới nội tâm...

Vừa đưa bài này cho “thị xã” duyệt, nhận được ngay lời phán: “Ảnh với iếc quái gì . Nói phét cỡ ông chỉ họa viết sách nhiếp ảnh may ra ...”! Ờ mà cũng có lý. Mình “điếc” vụ này thì mình “thần khẩu” cho bọn “mù” nhiếp ảnh nó nghe làm gì chúng chẳng nể!
TM


# Bài này có 2 câu hỏi cần ae giải đáp:
1/ Thủ thuật hay “phần mềm” gì đã được dùng để “tách- nhập” các bức ảnh? Chắc 2TQ, AMK3, TK8...sẽ dò ra.
2/ Điều bất thường nhất trong bài này là gì?

Thứ Tư, tháng 7 29, 2009

LỜI CẢM ƠN

Gia đình chúng tôi xin chân thành cám ơn các anh,chị,bạn bè Trường Nguyễn Văn Trỗi gần xa đã điện thăm hỏi, chia buồn, viếng và tiễn đưa bố chúng tôi là cụ Nguyễn Văn Hướng về nơi an nghỉ cuối cùng
Thay mặt gia đình:
Lê Đại Cương

Nụ cười thách thức bom đạn

ảnh 1: Thách thức bom đạn.
ảnh 2: Hai cha con ông lão ở Triệu phong chở bộ đội và súng đạn tiếp sức cho Thành cổ
Ảnh : Đoàn Công Tính
(Chụp lại tại bảo tàng Thành cổ Quảng trị)

TIN BUỒN

1. Bà Cao Pha (vợ Trung tướng Cao Pha, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng Cục 2), mẹ của bạn Bằng "ruồi" k6, từ trần sáng nay vì tuổi già, sức yếu. Xin chia buồn cùng Bằng và gia đình!
(Kế họach tang lễ sẽ thông báo sau).
2. Bà cụ thân sinh bạn Phạm Hữu Phùng k5 từ trần sáng nay tại Hà Nội, hưởng thọ 105 tuổi. Xin chia buồn cùng Phùng và gia đình! (Kế họach tang lễ sẽ thông báo sau).

Thứ Ba, tháng 7 28, 2009

Tổ quốc ghi công

EGK9

Các dân tộc trên Trái đất có thể rất khác nhau về văn hóa, lịch sử, chính kiến, nhưng đều có chung một hành vi: Luôn tôn vinh những người con của mình đã hy sinh để bảo vệ danh dự và tự do cho Tổ quốc. Sự tôn vinh ấy nằm trong những bài ca, những áng thơ văn, những tượng đài ….Những năm tháng học tập ở Liên bang Xô viết, những sinh viên ra đi từ đất nước Việt nam còn đang chiến tranh, nơi có cha mẹ, anh chị bạn bè đang ngày đêm chiến đấu và rất có thể đã hy sinh, chắc chắn không thể nào không dừng chân trước những «Ngọn lửa vĩnh cửu» ở mỗi thành phố. Và rất nhiều những « Ngọn lửa Vĩnh cửu » đó thật sự là những tượng đài nghệ thuật rất ấn tượng. Suốt đời tôi không thể quên đôi bàn tay che ngọn lửa trong địa đạo Odetxa, hay bàn tay cầm bó đuốc soi từng dòng tên những người đã ngã xuống ở chiến trường Xtalingrat. Khi đứng ở Thành cổ Quảng trị, trước bức tường tưởng niệm tôi lại chợt nhớ tới ngọn đuốc vĩnh cửu ấy.
Nhân dịp 27/7 gửi các bạn một số hình ảnh về Tượng đài Tổ quốc ghi công ở một số nơi mà tôi đã có dịp đến thăm. Vẫn biết những tượng đài dù đơn sơ hay tráng lệ cũng nhằm mục đích tri ân những người con ưu tú của dân tộc, nhưng tôi rất tâm đắc với những dòng thơ sau của nhà thơ Xô viết Robert Rotdexvenxky:


« Tôi biết :
Trong hố mắt sọ dừa
mặt trời không long lanh !
Tôi biết :
Cửa nấm mồ không mở trước bài ca-
cả bài ca hay nhất.
Nhưng nhân danh trái tim
Nhân danh cuộc sống yên lành
Tôi xin nhắc :
Vinh quang,
Đời đời vinh quang
các anh hùng đã khuất !...

Cứ để những bài ca bất diệt
Cứ để những bài ca vĩnh biệt
Bay trên hành tinh không ngủ của chúng ta !
Có thể những người
Đã ngã xuống
Hôm qua
Không phải ai cũng anh hùng
Nhưng tôi sẵn sàng nhắc mãi :
Vinh quang,
Đời đời vinh quang
Những người hy sinh
vì Nhân loại !

Ta sẽ nhớ mỗi người theo tên
Bằng nỗi đau của chính mình,
ta nhớ hết…
Điều đó chỉ cần cho chúng ta
Điều đó không cần
Cho người chết !..... »
(Trích : Trường ca Requiem- Thái Bá Tân dịch)

Hình 1 : Ngọn lửa vĩnh cửu tại khu tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh tại Xtalingrad (ảnh sưu tầm)

Hình 2 : Trước Bức tường tưởng niệm – Thành cổ Quảng trị


Hình3 : Tượng đài Bất khuất khu di tích Chín hầm – Thừa thiên Huế



Hình 4: Đài Tổ quốc ghi công- Nghĩa trang liệt sĩ Phú bài


Hình 5 : Khu tưởng niệm các chiến sĩ hồng quân hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ hai tại khu vực Tây Beclin (khu tưởng niệm này là khu vực của Liên xô nằm cô lập tại lãnh địa Tây Đức)

Hình 6 : Đài Tổ quốc ghi công cấp quốc gia tráng lệ ở Roma


Hình 7 : Đài Tổ quốc ghi công cấp quận khiêm tốn ở Brussel. Tượng đài này nằm đối diện với cửa sổ phòng khách căn hộ tôi thuê. Tuy rất nhỏ nhưng luôn được chăm sóc, và ngày lễ nào cũng có treo cờ (có thể nhìn thấy bóng cột cờ trong ảnh)

Thứ Hai, tháng 7 27, 2009

Dịp 27/7/2009 của K6 HCM

Trong dịp 27/7 năm nay, đoàn đại diện K6 đã đến thăm các gia đình :
Hình 1 : với má Chu Tấn Quang.








Hình 2 : với cô Hồng, má Đặng Bá Linh. Cô rất mong các anh em bạn của Linh thường xuyên đến với cô.







Hình 3 : nhân dịp này cũng đến thăm gia đình Võ Hồng Thế. Hình chụp với bà xã Thế.







Hình 4 : trước đó, trong dịp đi ĐN, tôi đã ghé viếng mộ Mạnh Minh. Tại mộ thấy đã có bó bông huệ của các AC K4 ghé sáng hôm đó.

Google "trường văn hóa quân đội" xem có gì?

Rỗi hơi, tẩn mẩn chơi cái trò này. Tìm ra một doanh nhân của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng đã học Trường Văn hóa Quân đội (Nguyễn Văn Trỗi) từ 6/1975-9/1977. Sau đó học Khoa Vô tuyến ĐHKTQS. (nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phẩn Bảo hiểm Nhà Rồng).

Chắc các anh ĐHKTQS biết anh này, còn các bạn Trỗi thì không. Chắc là anh ta nhầm thôi. Tôi nêu ra để hiểu một trường hợp "nghe" nhưng chưa bao giờ "thấy", không có ý gì khác. Bởi cái có ý nghĩa là Trường VHQĐ, còn cái NVT có nhầm một chút không sao.

TƯỞNG ZẬY MÀ HỔNG PHẢI ZẬY



Hình chụp sau cùng, phân bố ánh sáng vừa đủ, không bị quá sáng hoặc quá tối.
















Hình chụp bị sáng quá. Vùng tối thấy vừa thì vùng sáng bị cháy. Phân bố ánh sáng dịch sang phải (trắng). Hợp lý nếu cố tình lấy đủ sáng cho vùng tối.















Hình đầu tiên, phân bố hơi dịch sang trắng, có phần bị "cháy", bên đen vừa đủ. Đại thể là thế chứ với ảnh không có chỗ nào đen mà chụp ra đen thì vẫn là thiếu sáng, phải tự xem thôi.

MỘT GÓC KHÁC CỦA CHIẾN TRANH

(nhân ngày 27-7)
Một lần xem TV nghe nghệ sĩ Trần Tiến kể: Hồi đó sau chiến tranh, TT, XH, TCS đến chơi nhà một cô gái quen. Cô gái tính vui vẻ, cười nói suốt ngày. Sau một lúc trò chuyện NS Trần Tiến nói: Trông em như thế này chắc không bao giờ biết buồn? Mặt cô gái trùng xuống, dẵn cả ba người đến tấm phản mình nằm và kéo tấm chiếu lên, đầy những vết cào của móng tay hằn sâu vào tấm phản. Hàng đêm em nhớ anh ấy và bây giờ anh ấy mãi mãi không trở về. Cả ba người lặng đi …
Tự nhiên tôi cũng nổi da gà.

Chủ Nhật, tháng 7 26, 2009

Kỷ nguyên đầu trọc?

Tự hào mà nói dăm năm trước mình đã khởi đầu cho trào lưu đầu trọc nở rộ hiện nay. Chả thế mà trên Tiền Phong mạng hai bài liền nhau đều nói về người đầu trọc.
Hi vọng mươi năm nữa trên báo chỉ thấy toàn là đầu trọc.

Tình cờ gặp thày trường Trỗi

Chiều thứ 7 vừa qua, như thường lệ chúng tôi chơi bóng bàn tại câu lạc bộ. Khi chúng tôi đang chơi thấy có một bác đã nhiều tuổi vào xem, sau khi chào hỏi tôi mời bác vào chơi. Nhìn diện mạo thấy khuôn mặt "quen quen", tôi mạnh dạn hỏi:
- Chắc trước kia bác đã từng ở quân đội?
Bác trả lời:
- Đúng! tôi đã từng phục vụ trong quân đội!
Tôi hỏi tiếp:
- Bác có bao giờ làm ở trong "thành" không?
- Không! Tôi là bộ đội thời còn ông Đoàn Phụng
Tôi nói tiếp: - Em từng là bạn học với con bác Đoàn Phụng!
Bác hỏi lại tôi:
- Thế cậu học với Vinh à?
- Không ạ! em cũng tên Vinh, nhưng em học với Hưng em anh Vinh!
Bác liền nói: Tôi là thày của Vinh ở trường Trỗi.
Tôi cũng tiếp lời luôn: Ở đây chúng em đều là học sinh trường Trỗi cả.
....................................................................
Qua nói chuyện được biết thày từng dạy Toán K4, K5, thày không dạy K6, K7, K8. Nhưng đã là thày trường Trỗi đều là thày của mình. Tuổi thày đã cao, ngoài 70 nên thích chơi bóng bàn, phù hợp với sức, nhìn thày chơi bóng xem ra sức khỏe còn tốt. Tiện thể, thay mặt anh em trong CLB tôi mời thày tham gia luyện tập thường xuyên, thày đã nhận lời.
Các bác K4, K5 nhìn ảnh chắc sẽ đoán được thày giáo của mình tên gì?
(Ảnh chụp bằng ĐTDĐ)

Thử “dựng” lại “kịch bản” một ngày

Khi nhớ về kỷ niệm thì bao giờ cũng thấy đẹp. Nhưng thật ra không hoàn toàn như vậy. Các bạn cứ thử tưởng tượng nếu có một ngày của trường Trỗi mà toàn gặp chuyện xui xẻo thì sao nhỉ? Tôi thử “dựng” lại sau đây “kịch bản” một ngày như vậy với toàn chuyện có thật để các bạn ngẫm nghĩ xem sao.

Bối cảnh là ở Y-Trung, QL.

Sáng sớm, nghe tiếng kẻng báo thức vang lên, tôi vội chồm dậy, thò chân xuống đất khua khua, thì … không thấy đôi dép mình đâu! Vội cúi xuống dùng cả tay và mắt sục sạo khắp gầm giường … thôi, có thằng bạn đểu nào “cầm nhầm” rồi. Đành phải đi đất vậy. May là mùa hè, chứ mùa đông thì thật không biết thế nào?

Loay hoay tìm dép, rồi tức giận, thế là ra tập thể dục trễ. Thầy B trưởng đứng đầu hàng trừng trừng nhìn, chỉ chỉ… Chiều nay có màn viết bản kiểm điểm rồi. Oan hơn Thị Kính! Chẳng còn tâm trí nào tập mấy bài thể dục lãng nhách. Sai lên, sai xuống. Thằng bạn kế bên cười sặng sặc. Mẹ mày …! Chưa nói dứt câu đã bị thầy nhắc nhở : Dậy muộn, tập sai lại còn gây mất đoàn kết. Cậu này luôn luôn có tác phong chậm chạp! – Một lỗi nữa bị ghi nhận.

Tập xong vội đi đánh răng rửa mặt ngay để chuộc lại lỗi lầm thì… tìm mãi cái khăm mặt mới tinh vừa mua hôm qua ở HTX đã không cánh mà bay (Tới chiều mới nhìn thấy tang chứng nằm một đống ở sau chuồng xí đã bị đứa nào sử dụng cho êm!). Thôi thì rửa mặt mèo vậy. Còn một tí kem đánh răng tiết kiệm mãi mới được, vừa lôi ra đã bị một đám gần chục đứa xúm vào “xin một tí”, có thằng chưa kịp lấy bàn chải cũng xịt một đống ra ngón tay để lát nữa dùng. Thế là hết, ngày mai chắc phải đánh răng bằng xà bông rồi! Xong rồi chạy vào lấy suất bánh bao do Trực nhật mang về, thì … ôi thôi, vô trễ quá, mất mấy cái đúng phần mình! Chẳng hiểu sao nữa, đứa này chỉ đứa nọ, lung tung hết. Thôi đành chịu! Sau mới nghe một đứa nói : mấy thằng đi lãnh bánh bao bị bọn lớp trên “chấn” mất 2 cái nên thiếu!

Bụng đói meo, tôi ngồi thừ trên lớp với cái mặt ỉu xìu như bánh bao nhúng nước. Bỗng thằng bên cạnh huých một cái : Thầy hỏi mày kìa! - Ớ, ớ … - Em làm gì trong giờ vậy? – Dạ, thưa thầy …. Em đang nghe giảng – Hừ, … em thử nhắc lại câu tôi vừa nói. – Dạ, thưa … thầy nói “Em làm gì trong giờ vậy?” – Ha, ha … Cả lớp cười rộ, còn tôi thì lúng búng – Chiều nay em lên gặp BCH Đại đội làm việc! Tôi rầu rĩ, lại một bản kiểm điểm nữa rồi! Kiểu này chắc phải “chế” ra cái máy viết kiểm điểm thì mới xong (!)

Qua tới tiết sau lại là môn Nga văn. Ôi cái thứ tiếng mà một chữ mama cắn đôi tôi cũng chẳng viết nổi (tất nhiên là cắn dọc, chứ cắn ngang thì nó là chữ “ma” rồi!). Kiểm tra 15 phút! – Vừa mới vào giờ đã nghe tin choáng váng – Viết lại bài học thuộc lòng thầy đã cho hôm trước. Tưởng gì, vừa nghe xong tôi đã thấy sướng. Vốn đó là bài “Hôm nay chúng tôi ở nhà” đã được chúng tôi “phổ nhạc” theo điệu “Anh vẫn hành quân” – Quá dễ! Tôi vừa lẩm bẩm bài hát vừa viết : Xê vốt nhì a, mư (là) mư đố mà … Chết mẹ, chữ “là” viết sao đây? Tôi thì thầm hỏi thằng bên cạnh. Nó cúi gầm mặt xuống : Hả, cái gì? – Chữ “là” viết làm sao? – Cái gì? - Tức mình, tôi giật bài của nó xem, nó giật lại … Xoẹt! Tờ giấy rách làm 2. Thầy giáo bước lại … Một dấu X bằng mực đỏ to đùng được gạch lên bài của tôi. Thôi rồi! Chẳng còn gì để nói nữa.

Đầu óc tôi bấn loạn, chẳng còn tâm trí tập trung vào cái gì nữa. Tới mức khi đi ăn cơm , tay cầm bát, tay cầm thìa mà cũng lẫn lộn, đi đều sai bét nhịp, chân đá lung tung vào thằng đi trước, sửa mãi tới mức nhẩy lò cò tới nhà ăn mà vẫn không xong. Kết quả là tôi bị trực ban bắt đứng đợi vào ăn cuối cùng. May mà cơm hấp theo khay có chia phần chia suất đàng hoàng, chớ nếu thời ở Đại Từ thì ăn ngô là cái chắc.

Trưa về nằm thừ nghĩ miên man rồi thiếp đi lúc nào không biết. Bỗng … Ái chà, có con muỗi to đùng cắn vào tay đau nhói, tôi giơ tay đập cái “bép”. Bực mình và cũng là lúc phát hiện một chiếc dép đặt trên bụng mình. Mẹ, không còn gì tức hơn. Cầm chiếc dép, thẳng tay ném ra cửa … Ái! Chiếc dép được buộc bằng một sợi dây vào ngón chân cái làm tôi thiếu điều muốn bay theo … Xung quanh lục bục tiếng cười của đám bạn đang vùi đầu vào chăn, nghe mà tức điên. Chết mẹ, “dính” “muỗi Sài gòn” rồi! Nhìn lại chiếc dép để xác định thủ phạm … thì trời ơi, đó chính là chiếc dép của tôi mà hồi sáng tìm mãi không thấy. Thôi thì trong cái rủi còn có cái may!

Trăn trở nằm, vừa tức, vừa đau, vừa không dám ngủ tiếp vì sợ “muỗi Sài gòn” … Thôi thì ra tắm một cái cho khỏe. Tôi len lén trở dậy thật nhẹ nhàng ra bể nước đầu nhà để không phải mắc thêm tội không ngủ trưa. Vừa cởi quần áo ra thì bỗng nghe “Con gái!”. Chẳng hiểu đám C11 làm gì mà giờ này mới từ nhà ăn đi về. Hoảng hồn, cả mấy thằng tắm trưa vội chen nhau ra núp sau bể. Luýnh quýnh thế nào, trượt chân té cái “bịch”. Thôi rồi còn mỗi bộ quần áo duy nhất ôm trên tay lại rớt xuống rãnh nước ướt sạch. Thế là đành phải giặt rồi lủi thủi leo lên giường đắp chăn, mắt không rời bộ đồ phơi ngoài dây canh chừng cho kỹ kẻo có thằng nào “mượn” nốt thì lấy gì mà bận! Điệu này chắc rồi cũng phải đi “mượn” đồ tụi nó mà “sống” tới đợt phát quân phục(?)

Đến giờ Tự tu buổi chiều đành phải khai ốm trong ánh mắt đầy sự nghi ngờ của B trưởng. Cũng đành phải chịu thôi, chớ lấy đâu ra quần áo bận lên lớp bây giờ. Mong ngóng mãi, rồi quần áo cũng khô, tôi vội mặc ngay vào và “tút” ra sau núi “thư giãn” cho hết “giờ ốm” và cũng để lấy lại tinh thần sau một ngày xui xẻo.

Nhưng nào đã hết. Do vội vã chạy, tôi đầm sầm vào ngay thầy C trưởng (chẳng hiều thầy đi đâu mà lại từ sau núi ra?) – Đi đâu trong giờ? – Dạ , thưa thầy em … đau bụng – Đau bụng sao đi đường này? – Dạ …. – Lại đi ăn trộm cam Công xã hả? Đưa tay tôi xem nào! Sao lại toàn mùi dầu hỏa thế này? Bôi dầu để tránh mùi cam hả! mấy cậu là ma mãnh lắm. Làm sao qua mặt tôi được.– Dạ, thưa thầy … - Về phòng BCH Đại đội ngay! – Thôi rồi, lần này thì oan Thị Kính cũng chẳng là cái đinh gì. Số là trong khi nằm chờ quần áo khô, chẳng có việc gì làm, lại sợ ngủ quên mất thì “chết”, tôi lôi cái đèn bão của trung đội vẫn thường để sử dụng sau khi đã cắt điện ra sửa lại bấc cho dễ điều chỉnh. Thế là tay đầy mùi dầu … Nhưng nào có ai tin?

Vào phòng Đại đội, thôi thì đủ thứ “tội”, từ tác phong kỷ luật chậm chạp cho tới không nghe giảng trong lớp, từ giả ốm trốn học tới ăn cắp cam làm Công xã mất mùa (mỗi ngày mình chỉ ăn 1 quả mà không hiểu sao nó mất mùa nhỉ?) … không thiếu lỗi nào, B trưởng đã báo cáo lên hết cả. Không chỉ dừng ở một bản kiểm điểm với mức độ thành khẩn nhất, tôi còn “được” Đại đội cho ngồi viết 100 lần “9 lời thề Danh dự” và phải nạp ngay sau khi kết thúc giờ Thể thao buổi chiều. Thế là hì hục ngồi viết trong khi tụi khác chơi quay chơi khăng ngoài sân hoặc rủ nhau “đi dạo” vườn trái cây Công xã ….

Sau khi “nạp bài” và đọc thuộc lòng “9 lời thề” cho thầy C trưởng kiểm tra, tôi được “tha”. Vừa bước ra khỏi phòng Đại đội, một thằng “còi dí” chỉ mặt tôi cười hì hì : Cho mày chết! Máu bốc lên, tôi “đớp” ngay vào mặt nó một phát. Nó khóc rống lên : Tối nay mày biết tay tao! – Chết mẹ, thằng này có mấy ông anh bồ T lớp trên. Nhưng tôi vẫn làm “cứng” : Sợ đek gì mày!

Nhưng mà sợ thiệt. Tối đó, thằng “Còi dí” kêu tôi ra vườn cây bên nhà. Ở đó đã đợi sẵn một đám, mũ bông trùm kín, mặt đeo khẩu trang. Tất cả tối hù. Tụi nó từ từ tiến lại quây lấy tôi … Nhanh hơn bất cứ vận động viên điền kinh đẳng cấp thế giới nào, tôi vọt quay lưng chạy ào ra đường nơi có ánh sáng tràn trề mà vẫn không quên văng lại : Sợ đek gì mày! Tôi nghe tiếng gạch đá và hình như có cả dao búa bay ào ào sau lưng. Thầy B trưởng thấy chuyện chạy lại hỏi : Chuyện gì? Có chuyện gì? – Tất cả im re. Thầy sục vào vườn. Chẳng có ai. Hỏi tôi. - Thưa thầy em không biết. Chẳng có gì cả. – Cậu lại tham gia mấy cái bồ Tây, bồ Ta hả? – Thôi rồi, tên mình thế là vào “sổ đen” rồi!

Đến giờ điểm danh tối, chân tôi vẫn còn run. Chẳng biết mấy thằng bịt mặt còn đâu đó quanh đây không? Đầu óc lung bung, bỗng nghe đọc tên mình, tôi giật nẩy người : Dạ … ủa … Cu ...u …ó. Có! – Lên trước Đại đội! Thế là tôi bị đứng trước hàng quân nhận kỷ luật cảnh cáo trước toàn Đại đội, không ghi Lý lịch Quân nhân – Vẫn còn may! (mà thực tình chẳng hiểu mình có Lý lịch Quân nhân không nhỉ?)

Rồi nửa đêm đang đượm giấc nồng, bỗng có ai lay lay : Dậy! Dậy! – Cái gì vậy? Mở mắt ra tôi thấy 2 chú Vệ binh đang lay tôi dậy kêu vô phòng Đại đội. Lại phòng Đại đội. Mắt nhắm, mắt mở, tôi chậm chạp bò xuống giường. Nhanh lên! Một bàn tay nắm chân tôi kéo mạnh. Ự! Tôi giựt té, cằm đập vào thành giường, đưa tay sờ thấy nhơm nhớp. Chỗ đau sau thành thẹo đến giờ vẫn còn.

Trong phòng Đại đội, một đám mặt mũi ngái ngủ ngồi túm vào nhau. Nhìn kỹ thì toàn là “Đại bàng” của các Trung đội. Chẳng hiểu sao mình bị liệt vào đây? Sau một hồi từng đứa bị tra hỏi : Chơi với ai? Đi những đâu? Làm gì? …. Tôi may mắn được tha về ngủ tiếp. Đám kia bị đưa đi, nghe nói chúng nó bị nhốt vào một phòng chật hẹp ở Hiệu bộ, không có chăn màn gì hết. Sáng ra chen nhau rửa mặt bằng tay chỗ cái vòi nước gần C11. Chẳng còn gì cho chúng nó “sợ con gái” nữa!

Thật là một ngày bất hạnh!

Cũng may cho tôi cũng như các bạn, chẳng có ai phải gặp tất cả các chuyện này và chẳng khi nào lại rớt cả vào một ngày. Nếu đúng như “kịch bản” thì thâm niên trường Trỗi chắc chỉ có 1 ngày quân!

Chuyện thầy vào mạng

Chiều qua nhận được cú điện thọai với số máy lạ: "Chú Q. đấy à? Cháu con bố Trọng đây". "Ừ, bố khỏe chưa? Có đi dự họp mặt với chú Cao?". "Không, chú ơi, bố cháu chưa lành, vẫn nằm nhà". "Vậy có chuyện gì?". "Chú hướng dẫn cháu post bài lên Bantroi!". "Quá dễ!"...
Và với những hướng dẫn ngắn gọn, từ xa cháu tác nghiệp và chúng ta đón nhận bài đầu tiên của thầy Trọng tham gia diễn đàn Bantroi với chúng ta.
Xin chúc thầy liánxu fazhản "liên tục phát triển"! (Thầy chả giỏi tiếng Trung!). Ngày thầy cứ làm 1 bài cho chúng em!

Thứ Bảy, tháng 7 25, 2009

k4 Miền Bắc gặp mặt kỷ niệm 40 năm ra trường và nhập ngũ

Hôm nay Ban LL k4 và một số anh chị được tham khảo ý kiến đã xác định nên tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày ra trường và nhập ngũ như đã định ngay sau cuộc gặp toàn khóa tại Đà Nẵng.

Vậy xin thông báo: Cuộc gặp mặt kỷ niệm 40 năm ra trường và nhập ngũ của k4 sẽ được tiến hành từ 17h ngày Thứ Sáu 31/7/2008, tại nhà hàng bia Vườn Treo Pacific, 281 Đội Cấn Hà Nội.

Cuộc gặp sẽ được tiến hành giản dị, thân tình, các anh chị dự cuộc gặp Đà Nẵng sẽ chuyển tải thông tin và tình cảm của các bạn Trỗi từ cuộc gặp đó tới những người không có dịp đi dự.

Ban LL k4 sẽ kính mời các thầy cô thu xếp thời gian tới tham gia cuộc gặp.

Mong các bạn k4 và các khóa khác tới dự đông vui.

Tin buồn

Cụ Nguyễn Văn Hướng, bố vợ anh Lê Đại Cương k4, sinh năm 1921 đã mất hồi 0h50' ngày 25 tháng 7 năm 2009, thọ 89 tuổi.
Lễ viếng từ 7h đến 9h, Thứ Ba ngày 28/7/2009 tại Nhà Tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Lễ truy điệu và đưa tang vào 9h, an táng tại Nghĩa trang Văn Điển.
Anh em k4 viếng Cụ lúc 8h30'.
(Xin đến sớm ít phút để tập hợp).

Sâu nặng nghĩa tình học trò cũ!

Phạm Đình Trọng

Một ngày đầu tháng 6 – 2009 tôi đang loay hoay trên giường, bực bội với cú té xe lãng nhách trên đường Điện Biên Phủ TP HCM thì có tiếng chuông điênh thoại reo. Một giọng nói lễ phép, thân tình và vui vui vang bên tai :
-Thầy Trọng ạ. Em Bình đây. Em mới thấy thày trên tivi.
-Ờ, HTV9 mới làm phim tài liệu về các nhà báo chống tiêu cực.
-Trên mạng em cũng thấy bài của thày.
-Bài kiến nghị về vụ bô-xít phải không? Không phải thầy đâu. Ông Trọng nhà văn đấy. Ông ta còn có tên là “Trọng Kính”. Thày gặp cấp trên không khó lắm nên không cần đến mạng để kiến nghị.
-Thế ạ. Em cũng nghi nghi, không phải thày. Hóa ra trùng cả họ tên và tên đệm. Thày có khỏe không?
Tôi buột miệng :
-Thày vừa bị té xe.
Bình sửng sốt kêu lên : “ Trời ạ!” rồi hỏi thăm về tình trạng tai nạn. Tôi trả lời, nhẹ thôi, và không quên dặn em đừng thông báo cho ai biết.
Vài hôm sau, tôi đang ăn trưa thì thằng cháu ngoại 6 tuổi gọi: “Ông ơi, có khách!”Thì ra Vũ Anh và Phan Thăng Long đến thăm. Các em hỏi tôi về tình huống va quệt, xem chân cẳng “thương binh” thấy chỉ là vết nứt đầu xương bàn chân mới yên tâm hỏi đến thuốc thang chữa trị. Thăng Long tỏ ra có “kinh nghiệm” gãy xương, bày cho tôi phải ăn gì uống gì. Thày trò quên cả thời gian, từ chuyện tông xe đến kỉ niệm Đại từ - Quế Lâm – Trung Hà – Hưng Hóa sang chuyện gia đình. Năm 1984, nhân kỉ niệm 30 năm chiến thắng ĐBF, tôi lúc đó là Phó ban Đại diện báo QĐND ở phía Nam, đã tổ chức cho một số nhà báo trung ương và địa phương tại TP HCM gặp Thượng tướng Vũ Lăng, giám đốc Học Viện QS Đà Lạt và Thượng tướng Nguyễn Minh Châu (anh Năm Ngà), Tư lệnh QK7. Một người nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 98 sư 316, một người nguyên là trung đoàn trưởng trung đoàn 812 diệt GM 100 Âu phi ở chiến trường phối hợp Tây Nguyên. Buổi làm việc rất sống động và hấp dẫn nên các báo có được loạt bài đầy ấn tượng. Tôi, với vai trò nhà tổ chức, được mời nâng ly mệt nghỉ!
Gần 1 giờ chiều, khi hai em đứng dậy chào để về, tôi thấy Vũ Anh móc ví, vội chối:
-Các em đến thăm thày lại có quà thế là được rồi. Thày không lấy tiền đâu.
-Em đâu có cho thầy tiền. Mà tụi em có biếu thày tiền thì thầy cũng nhận đi, đó là tấm lòng của chúng em mà.
Đoán là mật gấu, tôi nói:
-Mật gấu thày có rồi.
-Cũng không phải Mật gấu – Vũ Anh móc trong ví ra miếng cao bằng đầu ngón tay cái – Em có miếng cao hổ pha da tê-giác, rất có tác dụng về xương cốt. Em cắt biếu thầy một nửa. Thày nói với cô hấp cơm, mỗi lần bằng hạt lạc.
Cầm miếng cao của em học sinh cũ, tôi rất cảm động.
Sau Vũ Anh và Phan Thăng Long đến là nhiều em khác. Bác sĩ Viện 175 bắt vào viện điều trị. Đại tá Nguyễn Nam Điện, khóa 6, giám đốc nhà in QĐND 2 kéo cả guồng máy đến, rồi Văn Hoài Nam, Bình Tổng v.v…Điện thoại thì rất nhiều, đầu tiên là Trần Kiến Quốc, từ HN, đọc trên Blog “ut troi” mà biết. Ngoài việc hỏi thăm, Quốc còn thông báo ý định làm “Sinh ra trong khói lửa” tập 3. Có em vừa nghe tôi nói, cái cậu lạng lách vượt ẩu, đánh vào tay lái làm tôi té xe, không những không dừng xe còn quay lại cười đểu, đã chửi toáng lên trong máy :”Cái thằng mất dạy”.Em cằn nhằn :”Thày già rồi, đừng chạy hon-đa nữa. Bọn thanh niên bây giờ bạt mạng lắm. Lỡ ra vỡ đầu thì khổ cả nhà!”.
“Chắc từ nay bỏ chạy xe 2 bánh thật!” – Tôi tự nhủ và trong lòng âm vang mãi tình cảm của các em Trường Trỗi, 40 năm rồi mà vân không hề nhạt phai.

Sài gòn 17 – 07 – 2009

THIỆP MỜI

Chúng tôi : Mr. Nguyễn Xuân Minh,Mrs Trần thị Bích Hà
và MrNguyễn Văn Thành,Mrs Phạm thị Hoa.
Trân trọng kính mời Các bạn Khóa 4 và bạn Trường Trỗi
Vui lòng đến dự tiệc cưới của hai con là:
Nguyễn Trần Lệ Quỳnh và Nguyễn Văn Thiện tại:
NHÀ HÀNG ĐÔNG PHƯƠNG( sảnh E)
Số 431 Hoàng văn Thụ,P.4 Quận Tân Bình,TP HCM.
Vào lúc 17 giờ 30 ngày 02 tháng 8 năm 2009.
Sự hiện diện của các bạn là vinh hạnh cho gia đình chúng tôi.
Đón khách: 17h 30, Khai tiệc : 19h

Thứ Sáu, tháng 7 24, 2009

Gốc các ảnh này từ đâu?

Không biết hai ảnh kèm theo đây từ đâu chui vào máy tính của tôi với thuộc tính 3/10/2005. Chắc là ai đó gửi cho chứ không phải tôi có bản gốc.
Một ảnh đã được mọi người xác nhận là B Quyết thắng k8 ở trường mới bên Quế Lâm. Ảnh kia có lẽ không phải k4, không biết k nào, thời gian thì chắc năm 66 ở Đại Từ khi mà áo và mũ đã kịp bạc trắng.
Ảnh nguyên khổ có trong Ảnh gốc k4.

Thú chơi

"Chim k'tia bay tới...nghiêng cánh chào Đackrong"

Thứ Năm, tháng 7 23, 2009

Ảnh chung

Có ít ảnh chụp trên đường vào Đà nẵng cuối tháng trước. Trong đoàn bác nào có nhu cầu lấy ảnh thì vào đây tải xuống.

Tin tang lễ

Ban Liên lạc Trường tại Tp HCM thông báo:

Bà Nguyễn thị Thược, thân mẫu bạn Lữ Thái K3, Trường Vỹ K7 mất hồi 5h35 sáng nay ngày 22/7/2009 tại bệnh viện quân đội 175 thọ 87 tuổi.
Lễ viếng: từ 8h30 sáng thứ 7 ngày 25/7/2009 tại nhà tang lễ quân đội số 5 Phạm ngũ Lão, quận Gò vấp.
Lễ truy điệu cử hành lúc 14 h00 cùng ngày, sau đó hỏa táng tại Bình hưng Hòa.

Mời anh chị em các Khoá tham gia viếng thân mẫu của các bạn Thái, Vỹ vào lúc 10h30 sáng Thứ bảy ngày 25/7.

TM BLL Trường - Dương Minh

Thứ Ba, tháng 7 21, 2009

Lời cám ơn của Võ Hạnh Phúc

Xong việc tang của chị Hồng Anh, chiều về HP nhờ đưa lên lời cám ơn:

Xin cám ơn các anh chị, bạn bè gần xa đã thăm hỏi, chia buồn, viếng và đưa chị, GS TSKH, Võ Hồng Anh đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Kỉ vật của bạn

Đăng lại bài của Tô Thắng K6 trên bantroik6 http://nvtk6.multiply.com/journal/item/539

Nhân ngày 27/7

ột bữa, hồi còn ở trường Y Trung, tranh thủ có nắng, tôi đem chiếc quần duy nhất còn lại ra gột giặt để kịp chiều còn sinh hoạt lớp. Cẩn thận, tôi đã chọn chỗ phơi ngoài sân sao cho có thể quan sát được từ giường của mình. Yên chí lớn, tôi... nằm, vừa trông quần, vừa đọc sách.

Thế rồi gió mát hiu hiu... đến khi giật mình tỉnh nhìn ra thì đã không thấy bóng quần đâu nữa. Lật đật chạy ra sân phơi, dòm trước ngó sau thấy trên dây phơi bên cạnh có một cái quần y như của tôi, phải cái hơi cũ hơn tí. Tôi tự nhủ một cách "ngây thơ" rằng "chắc thằng này lại rút nhầm quần mình vào rồi, cứ mang vào đã, sau sẽ đổi". Dật vội khỏi dây phơi, tôi cầm quần biến vào trong nhà. Đến khi ngồi trên giường giở ra nhìn kĩ, tôi mới thấy chữ "Bá Kim" thêu chỉ mầu nhảy múa trên cạp. Nhìn sang bên, tôi thấy Kim vẫn còn đang ngon giấc. Thế này thì không có cái sự nhầm rồi. Hết giờ ngủ trưa, tôi trả Kim cái quần và kể chuyện “rút hộ”. Dù còn ngái ngủ, tôi vẫn đọc được trong ánh mắt bạn cái cười tinh quái "Chà chà, thằng này thế mà cũng ...”.

Mọi người trong phòng biết chuyện xúm lại tán, ầm như chợ vỡ. Tôi còn đang chưa biết nghĩ sao thì nghe một giọng dứt khoát nói như ra lệnh: "Thôi thằng Thắng bận cái này vào lên lớp, hạ hồi phân giải sau". Linh cố, hồi đó là tiểu đội trưởng tiểu đội tôi, chẳng biết đứng sau lưng tôi từ bao giờ, vừa nói vừa dúi vào tay tôi chiếc quần của mình. Quần Linh đưa vải mềm, sợi bông bông, nhạt màu xanh sắc tím chứ không như cái cũ của tôi, vải cứng mặt trơn, xanh màu lá cây. Hồi đó Linh vào loại cao, ít ra cũng hơn tôi một đầu nên phải nói là tôi bơi trong cái quần của bạn. Linh giúp tôi kéo thắt lưng, xắn gấu quần, rồi lùi lại vài bước ngắm nhìn, ôm miệng cười: "Không sao! Trông kẻng ra phết".

Và từ đó tôi diện cái quần của bạn. Vải mềm nên gấu quần hay tụt xuống, mà chẳng hiểu sao ống bên phải bao giờ cũng thấp hơn bên trái.

Sau ngày trường giải tán, bọn tôi lại trở thành hàng xóm của nhau. Một hôm dọn đồ tôi lại thấy cái quần của Linh vẫn còn nằm trong ba-lô. Mang sang nhà, tôi đùa trả lại bạn để làm kỉ niệm trường Trỗi. Linh cười hiền: "Thôi đi cha nội, cho vào bảo tàng được rồi!"

Vâng, giờ thì cái quần ấy của Linh cố đã mãi mãi nằm trong cái bảo tàng riêng bé nhỏ của tôi. Cứ mỗi lần nghĩ đến “cái thằng tôi” hồi đó, trước mắt tôi lại hiện lên hình ảnh một chú nhóc ống thấp ống cao trong cái quần vải mềm, sợi bông bông với màu xanh tim tím.

Tô Thắng
Bp., tháng 7/2009

Thứ Hai, tháng 7 20, 2009

Lời cám ơn sớm

Như các bạn đã biết, chị Hồng Anh của HB k3, HP k4 mất là việc trọng của gia đình. Chuyện buồn được nhiều bạn quan tâm. Như KQ loan tin, Phan Nam, DM, VCP,... và nhiều bạn gần gũi gọi điện, vợ chồng CQ nhắn tin, để hỏi thăm gửi lời chia buồn, VTM cùng Minh Châu sang thăm,...
Vì người quá cố là bậc chị, không phải là "tứ thân phụ mẫu", nên chúng tôi vốn không định thông báo rộng rãi theo "thông lệ bạn Trỗi". Nay việc buồn này đã được nhiều bạn quan tâm, chúng tôi xin có lời cảm ơn trước với các bạn đã và sẽ chia buồn.
Việc tang của chị Hồng Anh sẽ tiến hành trong ngày mai. Các bạn có quan hệ gần gũi, có thời gian đến dự tang lễ để tỏ lòng thương tiếc với đàn chị, tỏ tình thân với chúng tôi, tỏ lòng kính trọng với các bậc phụ huynh, chúng tôi rất lấy làm vinh dự và rất cám ơn. Chỉ xin các bạn đừng "điếu phúng" là việc thường làm nếu không phải với bậc trên thì cũng là với đồng lứa.
Một lần nữa xin cám ơn trước.
Thay mặt các bạn Trỗi trong gia đình,
Nguyễn Hữu Thành

“PHƯỢT” CÙNG QUAN CHỨC NHÀ NƯỚC



Thắng “bạc”(phó vụ trưởng ban TGTƯ) rủ lên LĐ tham dự hội thảo về bauxite. B.C.S! (từ mới của NT). Thắng “bạc”, MThái và tôi thế là “phượt”. Địa điểm hội thảo là Bảo Lâm, là huyện mới tách ra từ Bảo Lộc từ 1994, cách Bảo Lộc 15km.

Cách BL năm, sáu chục cây số đã nghe em Đức chủ nhà (ban tg huyện) hỏi xe đang ở đâu và đang chờ cơm. Chưa hề biết mặt mà lời mời thật đon đả và nhiệt tình. Sau này khi gặp mặt thấy Đức không chỉ hóm hỉnh mà còn thông minh. Bữa cơm muộn, nấu ăn khéo, cô chủ vui chuyện nên ăn càng ngon miệng. Rót rượu cho tôi, tôi bảo rót ít thôi, vì khoản này tôi hơi yếu. Đức bảo: thế khoản nào a khỏe để e biết e phục vụ!!!. Mọi người khoái quá vỗ tay. Đức giới thịêu món cá đang ăn được nuôi tại hồ ở huyện nhà. Chiều nay sẽ ăn cá bống và cá giếc. Cá giếc cả miền Nam chỉ nơi này nuôi được, chiều nay cho các a tham gia bắt, cá ở đây to lắm.

Buổi tối bữa cơm rượu thật sôi nổi, không hiểu do có món cá giếc bắt được hay không khí thơ văn mà MT xuất khẩu thành thơ. Điều này làm tôi quá ngạc nhiên còn hơn cả khi MT hồi trước đang kinh doanh thịt chó mắm tôm bỗng dưng vẽ tranh và triển lãm. Anh TS Nguyễn Mộng Sinh nguyên phó giám đốc viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, chủ tịch liên hiệp hội KHKT tỉnh LĐ, kiêm nhà thơ phục sát đất. Đêm đó uống rượu, café, và đi dạo trong thị trấn Bảo Lâm, không khí trong lành thật lãng mạn. Hôm sau đi thăm quan thị trấn. Quang cảnh ở đây thật đẹp, xung quanh là những đồi chè xanh ngắt và ở giữa trung tâm thị trấn là mặt hồ tự nhiên trong xanh rộng 300 ha. Tuy nhiên thị trấn còn nghèo về dịch vụ. Chúng tôi được nghe một đ/c phó tổng giám đốc tập đoàn than và khoáng sản giới thiệu và giải đáp những vấn đề liên quan về Bauxite và sau đó đi thăm nhà máy Alumina đang khởi công.

Ngày hôm sau lên Đà Lạt được anh Mộng Sinh giới thiệu thăm viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Sau đó tiến sĩ Nguyễn Nhị Điền – giám đốc viện trực tiếp hướng dẫn tham quan lò phản ứng hạt nhân. Các anh cũng giới thiệu những thành tựu KHKT và chuyển giao công nghệ áp dụng vào KT phát triển đất nước. Trước lúc chia tay, anh Mộng Sinh tặng chúng tôi mỗi người một tập thơ của anh (nhà XBVH) khá hay và hai bài thơ ngoài luồng, tôi đăng lại một trong hai bài đó để anh em đọc cho vui:

Lò Phản Ứng Hạt Nhân

Trên đời này có bao nhiêu cái Lò
To nhỏ khác nhau, nông sâu đủ cỡ
Có cái kín như bưng, có cái luôn để hở
Có cái sùng sục sôi, có cái ấm trung bình
Có cái Lò chậm, có cái Lò nhanh
Có cái để sinh hơi, có cái chuyên thử nghiệm
Có cái chạy như điên khi có xung điện
Có cái zero chỉ tới hạn là dừng…
Nhưng Lò nào cũng chung một đặc trưng
Cứ phải cho ra cho vô cái thanh điều khiển
Thứ quỷ quái này kể cũng bất tiện
Khi cắm ngập vô Lò chết giấc tức thì
Còn hơi động đậy rút ra là Lò khởi động như ngựa phi
Không kiềm chế sẽ vô cùng nguy hiểm
Chỉ lơ đễng một chút thôi e sinh chuyện
Có thể phụt hơi bắn cái của nợ ra ngoài!…
Mới hay canh giữ Lò đã mệt bở hơi tai
Chưa nói chi đến vận hành sử dụng
Có cái Lò để ấp ủ ngày đêm dễ cơm no ấm bụng
Nhưng cũng phải luôn cẩn thận đề phòng
Chàng ơi chàng có nhớ hay không?