Thứ Bảy, tháng 5 16, 2009

TÀI NĂNG VĂN HỌC



Các bác chịu khó đọc vui thật. 6 điểm tập làm văn là mơ ước của em ngày xưa còn trong bài này cô giáo khắt khe quá.
ST: Quansuvn.net










“Khi con tu hú” có lẽ là một trong những bài thơ thành công nhất của Tố Hữu.Có một đoạn trong bài thơ đã gây nên một ấn tượng lớn đối với em (đề bài nó bắt thế chứ em cũng chẳng thích lắm ><)
Ta nghe hè dạy bên lòng
Mà chân muốn đập tan phòng hè ơi!
Ngọt làm sao, chết mất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
Đọc 2 câu thơ đầu ta có thể thấy ngay một điều rất rõ về nhà thơ: Ông là một người rất năng đông và hoạt bát nghịch ngợm. Vừa nghe thấy tiếng tu hú keu, ông đã biết ngay rằng trời đã chuyển sang tiết hạ. Trong lòng ông cảm thấy cực kì náo nức, phấn khích, đến nỗi” mà chân muốn đập tan phòng, hè ơi!”
Tuy nhiên, ở câu thơ sau …
Ngọt làm sao, chết mất thôi “ cho thấy ông đang bị giam lỏng trong nhà ( hình như là tù, em cũng không nhớ ), không thể đi ra ngoài. Ông cảm thấy thật bứt rứt, khó chịu không được lao ra thưởng thức tiết trời hè, đến nỗi ông uất ức đến nỗi chết “ chết mất thôi “
Bị giam lỏng trong nhà tù thấy khó chịu vậy rồi, thế mà ..
“Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”
Hề đã đến, đương nhiên con chim tu hú theo bản năng nó phải kêu rồi,, thế mà đói với ông, hè đến mà không được ra ngoài..Bức xúc lắm rồi đấy, thế mà bên ngoài “ con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”, chúng nó cứ kêu như đang trêu ngươi ông vậy..
Như vậy đoạn trích trên đã nói rất rõ ràng tâm trạng bực mình của tác giả khi hè đến mà không được ra ngoài là rất hay. ( Phân tích rồi em mới thấy cũng hay, vì gần giống tâm trạng mình..Hè đến mà cứ phải đi học thêm, về nhà lại phải học. Nếu cái cử nhà không bằng sắt và không có khóa thì em đã đập tan nó rồi..( nhưng vấn đề là “nếu”.
2_ Qua 2 câu đầu của bài thơ “ Tức canh Pắc Bó “.
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo hẹ rau măng đã sẵn sàng
Ta thấy được niềm vui thích của Bác Hồ khi sống giữa thiên nhiên.
Quả thật Bác Hồ rất chi là yêu thiên nhiên và được sống một mình giữa thiên nhiên quả là một thú vui với Bác. Hãy đọc hai câu thơ trên
Sáng ra bờ suối tối vào hang
Bác yêu thiên nhiên đến nỗi ngay cả chỗ ở của Bác cũng hết sức “ thiên nhiên”: hang động.Sáng, Bác Hồ ra bờ suối ngắm cảnh, làm việc ( Làm việc giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng thì còn gì tuyệt bằng ). Tối đến để tránh thú rừng làm thịt, Bác lại tẩu về hang ngủ. Cuộc sóng Bác gắn chặt với thiên nhiên không chỉ ở nơi ở, mà còn cả thức ăn, nước uống..”Nơi ăn uống ở mà. Tối Bác về hang,Bác lại chuẩn bị ăn tối. Bữa tối rất đơn giản, gồm toàn những thứ ra ngoài rừng nhặt đầy: Cahó ngô với cả rau măng…mặc dù có nhiều món ngon như rượu,bia ,socola..nhưng do Bác chỉ thấy niềm vui với thiên nhiên ( trích nguyên van đề bài) nên Bác chỉ lấy món ăn đơn giản đấy thôi.
… 2 câu thơ trên, ta có thể thấy được một điều : Bác Hồ rất là yêu thiên nhiên. Nơi ăn uống ở của bác đều dính líu đến thiên nhiên.. Đúng là một người yêu thiên nhiên.
Em dịch ra cho các bác đỡ mỏi mắt

9 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Vẫn được 6, chứng tỏ tuy chuyên kém thậm nhưng vẫn được cái hồng kéo lại!

Hồng Hải nói...

Lúc đó được 6 hay 7 ko quan trọng .Mà bây giờ đây ,lúc này bà thị xã đi vắng, KV có thời gian để viết hay ko ?

Phú Hòa nói...

Rất hay, rất hóm và rất quậy. Cám ơn K.V nhé.

Nặc danh nói...

Một bài luận văn chân thật. Không khuôn mẫu, sáo rỗng.
dachoaK7

Hà Bim nói...

Khakha,

LêThanh nói...

Khắc Việt lấy nguồn nào ra những bài văn nay? hay có nguồn từ "cô giáo"?

Nặc danh nói...

Chuyện khác (không liên quan tới KV):
Cáhc đây hơi lâu lâu, có m65t thầy giáo văn kể vớ tôi rằng, với đề bài: em hãy phân tích (cũng có thể là một cụm từ khác) câu "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh".
Có học sinh viết (đại để) là thằng giặc rất tàn ác, chúng tới nhà không chỉ đánh đập đàn ông mà chúng còn đánh cả đàn bà, trẻ con.
HCQuang

ĐN.K7 nói...

Trời ạ, vậy mà cũng đạt điểm 6, trên cả đạt yêu cầu. Ngày xưa 6 điểm Văn là loại học sinh khá giỏi môn Văn đấy chứ.
Mấy năm trước có bài thi kể chuyện lúc Thuý Kiều buồn bã chuyện nhà ra sông Tiền Giang trẫm mình, bà Định tình cờ đi ngang thấy bèn kéo đi hoạt động cách mạng!

OngNgai nói...

Em khoái nhất phần liên hệ với “ thực tiến” của HS này, rất chuẩn