Thứ Ba, tháng 5 12, 2009

Câu chuyện về những bức ảnh cũ

Nhân 50 năm mở đường Trường Sơn báo Thể thao và Văn hóa TTXVN có bài Gặp người lái xe trên dây cáp và tấm ảnh kèm theo:


Tấm ảnh này lập tức gợi nhớ một lô ảnh ở nhà tôi, "gia truyền". Lục lại, quả nhiên cùng về một câu chuyện. Một câu chuyện mà tôi vốn chỉ nhìn hình ảnh, nay bài báo như lời thuyết minh. Bây giờ nó là câu chuyện "có hình, có tiếng". Xin gửi để mọi người xem thêm. Thứ tự các ảnh có phần lộn xộn, mọi người tự thu xếp theo trí tưởng tượng nhé.






11 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Lưu ý ảnh cùng về cầu cáp, nhưng xe Molotova có pu-li còn xe Giải Phóng không có pu-li mà kẹp cáp vào kẽ bánh đôi trục sau còn trục trước trượt trên cáp. Trọng tâm xe Giải Phóng được hạ thấp hơn so với có pu-li. Tuy nhiên trọng tâm ở vị trí thế năng cao hơn điểm đặt thì không thể có cân bằng, chắc chắn lật, nhất là trong điều kiện chiến tranh không thể cân bằng tải hai dây cáp. Nguyên lý hàm chứa thất bại nên không thể ứng dụng thành công được.

Nặc danh nói...

Hồi đó khg biết ai có "sáng" kiến cho xe vượt sông bằng "cầu" này ? Coi ghê quá .
HH

HữuThành.Nguyễn nói...

Chiến tranh thúc đẩy con người ta tạo ra các tình huống khắc nghiệt nhất, và đây là một ví dụ. "Cái khó ló cái khôn".

Nặc danh nói...

Theo như bài báo nói sáng kiến này đã được áp dụng ở một nơi trên đường mòn HCM, chắc là không hiệu quả và kém an toàn nên sau đó không được áp dụng nữa, nhưng đó cũng là một phương thức vận tải trên đường mòn HCM và nó đáng được trân trọng và lưu giữ tại bảo tàng HCM, những bức ảnh này đúng là tư liệu quý, nếu biết chắc AH Lê mã Lương sẽ đến xin làm ảnh tư liệu bảo tàng...
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Tôi nghĩ không chỉ tôi có ít ảnh mà Viện KTCN Giao thông, Bộ GTVT chắc có lưu nhiều tư liệu về việc này.
Xem về Viện trên mạng thấy có nhắc tới các công trình thời chống Mỹ này.

TranKienQuoc nói...

Chỉ có ở VN!!!

Nặc danh nói...

-Một lần thử hỏa tiễn :
Chỉ huy ra lệnh bắn. Một khối lửa ào lên trời.
Chỉ huy ra lệnh: bắn tiếp,liên tục hai quả.
Im lặng.
Vài phút sau trên loa ấp úng : Báo cáo, giám sát mục tiêu không thấy đạn rơi.Báo cáo , không bắn được ... bay mất bệ rồi.
-Một lần thử tăng lội nước .
Lệnh hành tiến vừa phát ra, Cả hai xe gầm lên xông thẳng xuống nước. Xe đầu sủi bong bóng rồi rùng mình bơi đi, chiếc kia cũng vậy. Mấy phút sau , thấy chiếc đi đầu bật nắp, lính nhẩy ra bơi ì ọp vào bờ, chiếc tăng thì chìm nhanh xuống .
Nguyên nhân, xe quên đóng nắp đáy.
-Một lần thử máy phát sóng để biểu diễn cho thượng cấp.
Chuẩn bị cả hai tuần, máy vận hành trơn chu. Thượng cấp đến, quan khách chật kín trong phòng thí nghiệm, bỗng một tiếng nổ lớn phát ra, khói bay khét lẹt. Đoàn lập tức chấm dứt việc thăm nom. Đám giáo cùng nhân viên kỹ thuật chúng tôi mặt xanh lét. Hiện trường được niêm phong, cả đêm không ngủ được ra ngồi hết dưới cây xà cừ đoán già đoán non. Thiếu Tá trách : Chúng mày làm ăn thế này thì chết cả nút rồi. Sáng hôm sau, bóc niêm phong dưới sự hợp tác của phòng bảo vệ, kéo khối nguồn cao áp khét lẹt ra thì thấy một chú chuột cháy thui nằm ngắn mạch hai cực điện. Hóa ra mấy cậu NVKT mở nắp sau khối nguồn cho mát máy để chuột lẻn vào. Hai ngày sau, thượng cấp cho thư kí gọi lên khen ngợi sự chuẩn bị tích cực của đơn vị.
TV

HữuThành.Nguyễn nói...

Theo bài đã đăng thì kỹ thuật "ô tô đi trên dây" đã được học tập ở TQ.

Ý tưởng táo bạo
Đầu năm 1965 Bộ Quốc phòng cử đồng chí Đinh Đức Thiện, khi đó là Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần sang Trung Quốc công tác. Tại đây, đồng chí Thiện được các chiến sĩ nước bạn cho đi tham quan những chiếc cầu dây cáp bắc từ núi này sang núi kia, từ bờ sông này nối sang bờ sông kia trong thời kỳ chống Nhật.

Nặc danh nói...

Xem bài viết do Hữu Thành "đánh dấu" thấy lái xe qua sông bằng dây cáp khá nguy hiểm. Tôi nghĩ nếu mình ngồi trong xe thì hơi ớn.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Không phải "khá" mà thực sự rất nguy hiểm, không phải "ớn" mà rất đáng sợ. Nhưng so với mặt trận thì mới chỉ là nguy hiểm chứ chưa phải là sống còn nên không có lý do để "sợ" nữa.

Nặc danh nói...

Hình 3 & 6: đây là cây "cầu dây-ván" (chả biết nên gọi là gì). Ban ngày hạ tời cho cầu chìm xuống nước, ban đêm tời lên, kéo căng thành cái cầu.
HCQuang