Đi Sing chuyến này điều tôi tâm đắc là tìm được lời giải cho bài toán khó: “trồng cây gì, nuôi con gì” của ngành nông nghiệp VN. Đây, tôi xin được tách riêng phần “cây” để “luận”.
Số là thế này, hàng chục năm qua, người nông dân VN khốn khổ, một nắng hai sương , bán mặt cho đất, bán lưng cho trời luôn bị chìm trong điệp khúc: “được giá mất mùa, được mùa mất giá”. Chuyện “chặt- trồng -trồng - chặt” năm nào cũng đưa ra bàn thảo sôi nổi trên khắp các diễn đàn. Thời sự vẫn là thời sự. Nguyên nhân cũng nhiều, giải pháp cũng lắm, nhưng làm được mới là chuyện khó.
Ở quê tôi, nông dân mới vừa “cười” với vườn nhãn, vườn cam trỉu quả thì năm sau đã phải “khóc”, thay bằng loại cây khác . Mọi chuyện đều do “bàn tay vô hình” của thị trường điều khiển, nhào nặn. Tội do “ông khuyến nông” là nói vui thôi, chứ ổng nào biết trời trăng gì mà “khuyến”! Ấy vậy mà bên Sing , người ta vừa tìm được giống cây mới, có nhiều ưu điểm vượt trội, giải quyết được các vấn đề trên. Họ gieo “hạt giống trí tuệ” xuống đất và rung đùi “gặt hái”...đôla. Làm một vụ, ăn cả đời.
Siêu cây này không sợ sâu bệnh, chuột bọ; chẳng ngán bão lụt , thiên tai; không ngại bị “ép giá” đầu ra, lại đẹp mê hồn và bảo vệ môi trường cực tốt. Tất nhiên cái gì cũng có chút hạn chế mà tôi sẽ nói ở cuối bài.
Phần “nổ” xin tạm ngưng ở đây, mời các bác coi hình. Tôi với TL, hai lão già dạo dưới “bóng cây” mà còn thấy thích mê man huống hồ bọn trẻ.
May quá, có con chuồn chuồn đậu vào làm tiền cảnh? |
Tổng số có 18 siêu cây. Cây cao 25-50m cùng các loại lan, dây leo bò dọc theo thân |
Cây gồm 4 phần: lỏi bêtông, khung kim loại, vòm lá, những tấm pin quang điện và đèn chiếu sáng thân cây |
Mấy cây này hứng nước mưa cung cấp cho chính các cây trên thân mình ,thác nước và nước tưới cho vườn lan ( nhà kính )bên cạnh. |
Hành lang này sẽ đi suốt, nối dài lên cao qua các thân cây. Chợt nhớ đồng chí mình còn giấu 2 cái stel trong ngực nên ... |
Các cây đều có những tấm pin quang điện để cung cấp chiếu sáng cho thân và vườn cây |
Chừng 5-10 phút cây lại đổi màu ánh sáng và nhạc. Nhạc phát ra du dương , trầm bổng, ma mị, thay đổi theo màu. Dân Malai ngôi dưới đất đờ đẫn,mê mẩn thưởng thức . |
Đường đi nối giữa mỗi 2 cây dài 128m |
13 nhận xét:
Hình ảnh đẹp và bài viết hay quá !
Bọ đi lần gần nhất cách... 10 năm, hồi đó chưa có giống cây này. Đâu 2(?) năm trước mới thấy nói về dự án này. Thực tình nhìn hình chưa thấy "mê mẩn" ma mị ở âm thanh :-)
Bữa nào bổ túc bác TM chụp cây sing lung linh như yêu tinh. Mà thôi, rứa đẹp rùi, ngồi 1 chỗ coi hình như đi du lịch sướng chít mạ.
Hồi xưa chưa có cây nì, lúc cháu đi sing như đi chợ, mang hàng hóa về bình ổn thị trường mà bọn xấu gọi là "buôn lậu".
Như lời góp của Q.MF ở bài trước, có lẽ con đường từ Changi về thành phố rợp bóng cây, mà tán của chúng giao vào nhau kín như vòm, là ấn tượng mạnh với người mới tới.
Một thứ cây phân nhánh được cắt tỉa nhìn lên giống cấu trúc mái khung tinh thể tạo tán tròn vừa thoáng vừa kín con đường bên dưới.
Cống nước của nó thì sâu cỡ 60cm lại là "quốc đảo" nên không có nước đọng lụt lội, lỡ có bao nhiêu bụi thì cũng trôi ra biển cả.
Ngày mưa xe trước tát nước lên mặt xe sau mà không thấy bẩn kính lái.
Làm cho người quen ô nhiễm như mình sang đấy thấy... khó sống :-)
Mỗi ngày sáng ra cứ được nghe chuyện trò kiểu như thế này cũng thấy hào hứng... khó sống quá !!
"cho nông dân
mình đỡ khổ nhỉ!" thì cư stroong cây anh túc ( hoa đẹp, nhựa cây để bán " hoặc cỏ tài mà và nuôi con cave theo mô hình Thailand. thế là vẹn cả đôi đường!
Tui tính thế này này, các bác:
So với túi tiền mà chính phủ mình có được thì mấy cái cây này có đáng là bao, này nhé:
Theo các thông tin trên công luận, Đơn giá làm đường xá của bên ta bằng thậm chí cao hơn Đơn giá làm đường xá của Mỹ. Cty quốc doanh bên ta (ví dụ nhà anh Vina-sin) tiêu tiền còn mạnh tay hơn anh Dịch vụ công cộng bên Mỹ.
Mà Mỹ thì giàu rồi (không tin các bác cứ hỏi cả thế giới thì rõ). Vậy tức là ta giàu hơn Mỹ rồi, chứ còn gì nữa.
Các bác sắm có vài trăm cái cây lẻ tẻ, tiêu bạc cắc, mà cứ so đo. Chán quá.
Cây này cấm sử dụng để nhảy dù, bác Chí đừng mơ, "nhảy KHÔNG dù" thì ok.
dung vay tu san bay vao trung tam rat an tuong voi hang cay xanh nhu nhung cai nam khong thay mot chu csgt khong bui nay lai co them 18 cay thi sinh qua dep
Ảnh chụp rất đẹp
@BT: Tui thì nghĩ như thế này:Dân bên Singapor chỉ mong đất nước"Đàng hoàng,to đẹp hơn" trong mắt dân ngoại,còn cán bộ ta thì chỉ lo làm giàu mọi cách...đó là "sự khác nhau căn bản của TƯ DUY" nên chúng ta có góp tiếng nói thì CB cũng chậc lưỡi:"Vẽ chuyện!Ai chẳng biết!Lên mặt dạy đời!".Nói cách khác là Tư duy cũ thì "Không thể đổi mới được!"/TBK4
- TQ: Nhìn dân tình mặt mày đờ đẫn "thưởng" nhạc cây như đang "phê" ma túy mà mình chĩa súng vào, lại còn Flash nữa e hơi khiếm nhã.
-MF: Thế không phải họ áp dụng CNSH,lôi cây từ ống nghiệm ra trồng xuống vỉa hè à? Cây cứ đều tăm tắp.
-Tk8: Ra cháu là dân viễn dương? Trong Sổ vàng truyền thống của Ngành hàng hải VN đã tôn vinh:" Các thủy thủ viễn dương là những chiến sĩ thực thụ. Họ đã mưu trí, dũng cảm,"phá thế cấm vận của các thế lực thù địch",không sợ hiểm nguy,vượt qua lưới hải quan dày đặc,mang hàng secondhand về cho đất nước".
TM
Bẩm bác TM cháu chỉ mon men HK, Spo're nên gọi là "cận hải" chửa fải "viễn dương", hàng 2nd là đặc quyền của các vị đi Japan ạ. Hàng của cháu new 100% 1 số thì có đóng thuế, số khác thì quên k khai báo, ấy cũng là cái "cơ chế chưa thực sự do dân vì dân" hồi đó.
"vượt qua lưới hải quan dày đặc" thật ra k hẳn như thế: 1 số CBCS HQ đã nhận ra chân lý, tự nguyện đứng vào hàng ngũ chúng cháu đưa hàng đến nơi an toàn, fục vụ ND.
Thưa bác TM, sau cuộc trường chinh của dân tộc kết quả là độc lập và thống nhất, thế hệ thanh nin chúng cháu rất khao khát đóng góp cho đất nước nên chỉ mần theo lời Bác "diệt giặc đói giặc dốt, dân giàu nước mạnh"
Đăng nhận xét