VietNamNet
Tổng thư ký Hội sử học Việt Nam, ông Dương Trung Quốc lý giải vì sao "thế hệ vàng" của GS Vũ Đình Hòe và những trí thức lớn đương thời là một hiện tượng lịch sử khó quên, thừa hưởng những tố chất mà những thế hệ trước và sau nó không thể có.
...
Thế hệ chúng ta sau này mất gốc hoàn toàn. Nếu có tiếp cận phương Tây thì chỉ là tiếp cận văn minh bề ngoài, phương tiện sống, kiến thức. Chẳng hạn chúng ta biết tiếng Anh, nhưng không hiểu nền văn minh của Anh là như thế nào. Trong khi đó, thế hệ thời Vũ Đình Hòe tiếp thu cả nền văn hóa.
Thời kỳ đổi mới sau này, dòng chảy từ thời Vũ Đình Hòe không chảy tiếp vì tư tưởng ấu trĩ của một số nhà lãnh đạo, nhận thức thì hạn hẹp, lại bị chi phối bởi lợi ích cho nên không tiếp cận được những giá trị.
Cốt lõi của giáo dục cần phải quan tâm đến, nhất là trong bối cảnh hiện nay, là vẫn phải giáo dục con người. Kiến thức làm người là quan trọng nhất, sau đó mới đến kỹ năng và tri thức khác.
Lâu nay ta thực dụng quá. Bằng cấp là cần thiết, là chuẩn mực nhưng chỉ để ý tới điều đó thôi mà không quan tâm đến người ta lấy bằng bằng phương thức nào, bằng chính danh hay ngụy danh, bằng tri thức thực sự hay bằng mua bán. Điều đó rất nguy hiểm.
Tôi không tán thành phải quay về cái cũ, nhưng có những tinh thần xuyên suốt của giáo dục - triết lý giáo dục, phải có giá trị lâu dài. Những nhà Duy Tân đầu thế kỷ cũng từng đứng trước sự lựa chọn như chúng ta- từ bỏ cái gì và lựa chọn cái gì. Ngày xưa các cụ có triết lý rất đơn giản: thực học và thực nghiệp, cho nên không bị hư hỏng. Chúng ta đang khủng hoảng vì tiếp nhận quá nhiều giá trị ảo.
Thứ Tư, tháng 2 09, 2011
Thế hệ chúng ta mất gốc hoàn toàn
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Tư, tháng 2 09, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
10 nhận xét:
Em cũng cảm nhận thấy điều này. Hoàn toàn hay không thì chưa biết nhưng mất gốc thì rõ ràng. Nhiều lúc thấy buồn. (HTk9) (PS: A HT xóa hộ em cái com trên. Lại không để ý gõ bằng U- tổ hợp.)
Dùng từ mất Gốc tôi nghe thấy kì kì thế nào đó.Nói mất đi bản sắc văn hóa thì còn nghe tạm tạm.Có duy lí quá không khi ta là con của bố ta mẹ ta,các con mình thì cũng là con của vợ mình và mình.Có nghĩa là sợi chỉ của cội rễ vẫn còn đó,vẫn tiếp thu đc nền văn hóa dân tộc mặc dù có thể đã bị pha trộn với những nền văn hóa khác.Nền văn hóa của ta chẳng phải đã bị pha tạp với nền văn hóa của Tàu khựa hay nền văn hóa Pháp,châu Âu đó sao?
Ô.DTQ nói mất gốc hiểu theo nghĩa "văn hóa" chứ không theo nghĩa "gen" :-)
Câu chuyện của ông DTQ so sánh hai thời kỳ tiếp thu văn hóa.
Thời Tây đô hộ kéo theo Tây học, Tây hóa về kiến trúc, thi ca, trang phục, ngôn ngữ,... Lúc đó đã có những lời thở dài (Trần Trọng Kim?) về việc chưa lọc cái tinh túy để giữ gìn thì đã đón cái mới cửa trước đuổi hết cái cũ cửa sau.
Có lúc tôi đã nghĩ phải chăng việc chuyển sang dùng chữ la-tinh làm cho ta không những đứt nguồn nối với tiền nhân (sách vở, văn bia,... tiếng Hán-Nôm) mà còn làm thay đổi lối tư duy. Một lối tư duy trên ngôn ngữ chữ tượng hình làm ta hiểu TQ hơn, dễ đối phó với họ hơn?
Thời hội nhập mở cửa, chuyển theo kinh tế thị trường chúng ta vận hành cái thứ kinh tế thị trường sơ khai. Văn hóa bị cuốn theo cơn lốc thị trường biến đổi đến mức "tham nhũng toàn dân", lưu manh hóa cho đến cả... chính trường.
Mất gốc là hiểu theo nghĩa ấy, trong phạm vi mà ta có thể thấy.
Tôi đọc đi đọc lại bài viết ngắn ngủn mà súc tích của TQ, thích nhất phần thân bài mà gọi là kết bài cũng được, đó là câu "Thời hội nhập mở cửa, chuyển theo kinh tế thị trường chúng ta vận hành cái thứ kinh tế thị trường sơ khai. Văn hóa bị cuốn theo cơn lốc thị trường biến đổi đến mức "tham nhũng toàn dân", lưu manh hóa cho đến cả... chính trường."
Đã định làm một cái còm-men về bài viết này, té ra mình bé cái nhầm, đây cũng chỉ là cái Còm của TQ mà thôi! Đành quay lại đọc cái Entry về ông DTQ, coi như mình quay về...gốc vậy! Keke
DTQ mượn câu chữ để nêu một nhận định, tức là ông ta chửi thế hệ này vô văn hóa bằng những so sánh văn hóa, ý đúng của ông ấy là thế này: Thế hệ trước thấm nguần đạo đức, văn hóa Nho giáo, kết hợp với sự khai hóa văn minh của người Pháp nên tạo ra một thế hệ người Việt có cái gốc văn hóa cao.
Thế hệ sau(thế hệ mất gốc-theo lời ông DTQ) được sự lãnh đạo tài tình của Đảng, lao vào cuộc chiến tranh ..éo chịu học hành tu dưỡng, mải mê đánh đấm nên mới có cái xã hội bát nháo, loạn xà ngầu hiện tại.
QT nói sai một đoạn.
Phải là thế này "...lao vào cuộc chiến tranh. Sau chiến thắng, thời hòa bình ..éo chịu học hành tu dưỡng, mải mê đánh đấm lẫn nhau nên mới có cái xã hội bát nháo, loạn xà ngầu hiện tại."
Bài trên VietNamNet đã được đổi tên thành "Thế hệ vàng Vũ Đình Hòe không lặp lại".
...Và đến thế hê hạt giống đỏ này chắc chúng chẳng cần đến cái gốc văn hóa nữa.
Dân ta có truyền thống "únh giặc", điều đó xuyên suốt lịch sử. Khi không có giặc, "únh nhau" một chút cho ... đỡ nghiền. Xem ra cũng rất có ... truyền thống.
Ta còn có truyền thống thấy con ta hư hơn ta, bởi vì khi có con thì ta đã trưởng thành còn chúng nó thì tất nhiên là bé, nghịch ngợm, lại luôn thử thách vai trò "đầu ... gia đình" của ta. Theo tôi, ông DTQ cũng mới nhận định dựa vào cảm tính để nói lên nỗi thất vọng với thế hệ ... hiện tại (lãnh đạo). Cách suy nghĩ này có thể phản ánh một nguyện vọng chung của một bộ phận, nhưng có lẽ (cũng là cảm tính) chưa đánh giá hết những chuyện thế hệ sau này đã làm được.
Cũng phải nói thêm một điều là thế hệ VĐH có nhiều người nổi tiếng trong một tập hợp số ít người được học đến nơi đến chốn. Bây giờ nhiều người học cao quá, ta chẳng biết chúng làm nên trò trống gì? Nếu người ta không vinh danh GS Ngô Bảo Châu, chắc chẳng mấy đứa biết hắn là ai?
Buồn hay vui thì các bác cứ lo cho mấy đứa "bất trị" nhà mình đi để mà còn hy vọng vào chúng nó. Thay đổi thời cuộc, có lẽ "lực bất tòng tâm" mất rồi.
TT
Có lẽ TQ còn ngắn gọn hơn DTQ:"tham nhũng toàn dân(trừ tui ra!),lưu manh cho đến cả ...chính trường!"xúc tích ...mà thấy cay mũi quá cà!/TBK4
Đăng nhận xét