Gã là giáo viên rồi trưởng khoa Pháo trường Sỹ quan Kỹ thuật Pháo binh. Đây là thời kì không ai sống nổi bằng đồng lương. Gã còn “tủi” hơn: vợ giáo viên, chồng cũng “một thứ” giảng dạy – chả có gì để “sàng sảy”. Bữa cơm chỉ biết lấy rau dưa, đậu “chính”, canh “toàn quốc” làm chủ đạo. Gã suy nhược. Gã tưởng gã bị bệnh bởi cứ sau mười rưỡi sáng là trời đất trước mắt gã bỗng ngả màu vàng (cho tới lúc vô họng được muỗng cơm trưa).
Gã lộn ngược túi, được ít tiền, đi mua chiếc máy tiện thiếu nhi Liên xô, lắp ráp thêm các chi tiết tự động (có “sẵn” trong hàng mớ súng pháo Mỹ phế thải), thế là chiếc máy tiện tự động ra đời. Biết nhà máy thuốc lá khan hiếm chi tiết “răng cào lá thuốc” nhưng chẳng tìm ra nguồn vật tư thay thế định kì, gã bèn nhận làm nhà cung ứng. Ở nhà, vợ gã vừa soạn bài, chấm bài, vừa nội trợ, vừa là “công nhân” đứng máy tiện. Gã là Kỹ thuật tiện, kiêm KCS (hồi đó gọi là OTK), kiêm “công nhân” tôi-ủ. Vợ gã giảng giải: “Máy tự động, nhàn lắm, cứ cặp phôi, nhấn nút là nó chạy. Nghe còi báo là xong một chi tiết. Mỗi ngày nhà em sản xuất được cả rổ răng cào”. Hết hợp đồng “răng cào”, gã cải tiến máy mài thông thường thành máy mài kính quang học và chuyển sang mài kính mặt nạ hàn điện, ... Cứ thế, gia đình gã đủ sống cho tới khi xã hội được “cải tổ”.
Các thủ trưởng nói nếu gã chịu cực một chút thì cái ghế phó giám đốc trường sỹ quan sẽ vào tay gã. Gã ngẫm nghĩ, gã so đo, rồi phát: “Nay là thời kì làm kinh tế, khẩu hiệu “tất cả cho chiến trường” qua rồi, vậy tôi xin đi thực tế (ra quân)”. Gã ra quân, chạy kiếm việc làm muốn rớt cặp bánh chè, nhưng chỉ nhận được những lời hứa hẹn – Sài gòn đất chật người đông. Gã bỏ lên Bảo lộc kiếm việc làm. Ở đó, gã làm kỹ thuật viên, lần hồi lên sếp. Lâu lâu gã theo xe đò về Sài gòn thăm sắp nhỏ, đo xem chúng cao thêm được mấy phân, giúp vợ vài việc lặt vặt, rồi tất tả … ngược. Chín năm đằng đẵng, cuối cùng gã đủ điều kiện để về xuôi với vợ con. Gã giữ chức giám đốc một công ty nát be nát bét bên kia cầu Bình triệu. Cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu. (Hiện công ty gã đã ăn nên làm ra và gã đã “chiếm” được cổ phần quyết định trong công ty).
Tóm tắt quá trình công-tư tác, gã nói, gã khâm phục vợ gã về cái đức hi sinh vì chồng con, bởi “hồi chín năm”, ngoài sự thiếu thốn tình cảm thì vật chất mà gã mang về thực tình chả có là bao. Gánh nặng gia đình đổ tiệt lên vai vợ gã (một cô giáo Nga văn “đành phải” chuyển sang Anh văn – sau khi Liên xô sụp đổ) nhưng vợ gã vẫn kiên cường gánh vác mà không hề than vãn một câu. Gã tâm sự với tụi tôi: “Tui thành công (nếu các ông cho là như thế) bởi tui có Hậu phương vững chắc”.
Thứ Hai, tháng 5 31, 2010
Bạn tôi (B2), một lính Trỗi
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Hai, tháng 5 31, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
18 nhận xét:
Nghe đâu thằng cha này chào vợ xong, chạy xe máy tới gần Tây Ninh mới nhận ra lộn đường lên... Bảo Lộc?
Mà anh Chí có nhầm không? "Trường Quân cụ" chứ?
HCQ à.nghe ra có vẻ là anh TRẦN...T kiếng hả?Tay này tốt số lắm mới được về gần vợ,chứ nghe ngày ấy có ý định điều lên mạn ngược tận Hoàng Su Phì cơ ,tay này sợ vợ đến vãi ...ra quần!"Tám" cho vui hè../TBK4
Hồi đó, cứ mỗi khi XN cần kiếng hàn, thằng em lại mò tới ông anh hỏi giá. Ông anh nói bao nhiêu thì thằng em trả gấp đôi. Mang kiếng về, lấy mấy tờ giấy trắng Liên Xôn, gấp cheo chéo gói lại, mang vô xưởng : "kiếng hàn Đài loan" - "Kiếng DL sao rẻ quá vậy" - "Đồ buôn lậu mà". Thế là lần sau lại tăng giá lên cho ông anh. Mà ông anh cũng thật thà, chẳng "chém" phát nào!!
HMK6
Tiếp quản 1975 là trường Quân cụ, sau nâng thành trường SQKTPB, sau gá lắp thêm tên Vin hem pic. Nay có thể là Học viện rồi.
Tay này vừa Hồng lại vừa Chuyên.
@anh Chí: thế là tôi chỉ biết Trường Quân cụ và Vin-hem-pic thôi. Đoạn ở giữa, súng với pháo, thì tôi ở ngoài Bắc (1977-1983) nên không biết :-)
Không có tên trường nào là Trường SQKTPB.Tiền thân của nó là Trường Trung cấp quân khí (Phú Thọ) rồi khi vào tiếp quản trường Quân cụ mang tên trường SQ CHKT, trường cao đẳng kỹ thuật Vihempic nay là Trường SQ KT Vihempic.
Bây gìơ là trường Cao dẳng kỹ thuật Vinhempích, chuyên đào tạo cho quân đội các ngành :Vũ khí-đạn, xe quân sự, hiện đào tạo mở rộng cả dân sự.
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT VINHEMPICH
189 Nguyễn Oanh, P.10, Q.Gò Vấp, TP. HCM
ĐT: 84-8-8940535, 84-8-8952962.
Ngày xưa có thời kỳ là hệ cao đẳng phía nam của trường SQPB, CQ nói gần đúng . Tùng kiếng còn ở đó thì bây giờ chắc lên hiệu trưởng, oai như cóc. :-)
Năm 75 đoàn tiếp quản của Tổng cục Kỹ thuật bọn tôi lê la đi hết đám Căn cứ 60 Tiếp vận Truyền tin (nay 755 thuộc Bộ TLTTLL), Lục quân Công xưởng (nay Z751) và sang cả Trường Quân cụ. Ở mỗi nơi đều có sĩ quan VNCH cũ ra thuyết trình xem chức năng nhiệm vụ của căn cứ ấy làm cái gì. Đơn vị nào thấy đúng chức năng của mình thì "cưới" nó. Nói chung Viện KTQS không gặm được các cơ sở công nghiệp. Máy tính là hàng độc, không có cạnh tranh. Còn lại chỉ có cái xưởng Tác chiến Điện tử gửi nhờ trong CC60TVTT là xơi được. Cũng là hàng thửa của Mỹ bỏ lại cho QLVNCH. Sau đó thì đi "đánh thuê" cho bên KQ một số khí tài mà mình không có.
“Tui thành công (nếu các ông cho là như thế) bởi tui có Hậu phương vững chắc”(tự bạch). Hèn nào bữa hổm tui ra Vũng Tàu thấy mực nước biển hụt đi một ít hẳn do vợ chồng ảnh đang chơi trò "tát cạn biển Đông"?!
Chuyện về ông bạn này thì nhiều ,dành lúc thư thả tôi sẽ kể...
Riêng về khoản kiếng hàn, Xí nghiệp đóng tàu( vợ tôi) chịu ơn hắn. Nếu "nâng quan điểm" thì đây chính là tấm gương tự lưc tự cường đầy trí tuệ "phá thế cấm vận" thời ấy. Hắn là đề tài bất tận về "Đêm trước đổi mới".
A Chí viết về 2 "ông đốc" nhà mình đều là những người làm giỏi và uốn diệu giỏi? Các bác có gặp 2 ông này,lật thử cái"cổ cồn trí thức" trên áo của họ, sẽ thấy một màu si đen bóng thấm đẫm mồ hôi lao động. Đó chính là bạn ta.
TM
Tôi nhớ trước khi phá thế cấm vận kiếng hàn thì gã còn sản xuất đá lạnh cho thị trường giải... nhiệt.
Thời 75 trong cơ sở B30 trong TSN mà chúng tôi ở nhờ dân máy tính có rất nhiều máy móc đã "được" các anh đi trước tháo gỡ. Họ thường là lính chiến nên cũng chỉ bóc được những thứ bên ngoài. Bọn tôi ở đấy vừa có thời gian (ngày nghỉ) vừa có "kỹ thuật", thôi thì đằng nào máy cũng chết rồi, bóc nốt.
Sau này tôi có tặng lại nhân vật chính một cái mô tơ, nghe đâu dùng để khuấy thùng nước muối.
Sau này anh ta còn đặt hàng tôi bộ điều khiển mở cửa cám, mở vòi nước cho lợn ăn đúng giờ. Đáng tiếc là tôi sợ thiết bị điện của tôi giật chết lợn không có gì đền nên chưa dám làm :-)
Hay quá nhỉ , phu quân của 1 QUẾ vẫn còn là quân VINHEMPIC nên " hậu phương " vẫn phải " kiên cường " đến bi giờ .
Về phiên hiệu, tên gọi của trường thì hỏi Tùng kiếng sẽ rõ như ban ngày (ngày không có nhật thực).
Tay ni sống lăn lộn như ri là tốt,giữ được truyền thống gia đình và quê hương Tùng Ảnh hè! Nó mà không phải rứa thì còn chi là lính TRỖI hè?Đố mi biết tau là ai,Tùng kiếng ơi?
"Mi" nói giọng này chắc chắn là đồng bào miền... giữa.
12ly7
Miền Nghệ-Tĩnh có anh Ngô.HT và Thanh bọ thôi? Nhưng mà mấy ông này có bao giờ vào mạng đâu?
@HT và TPT:Là "choa'!/...4
Bài viết của các Bác xem rất khoái. Là nguồn dồi dào cho các tập "SRTKL" sẽ in tiếp về sau.
Đăng nhận xét