Thứ Sáu, tháng 2 19, 2010

Thăm Hổ Quyền nhân năm con Hổ

Báo mạng QĐND 19/2/2010

Trích: "Hổ Quyền - đó là một đấu trường của hai loài vật mạnh và dữ nhất ở chốn sơn lâm: voi và hổ. Ở đó, tính quyết liệt, sinh tử trong chiến đấu và kết cục thảm khốc được liên tưởng tới đấu trường La Mã ở châu Âu.

Hổ Quyền là một kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích cố đô Huế, độc đáo và duy nhất ở Việt Nam, thậm chí là cả châu Á.

Lịch sử đã ghi nhận, dưới thời Nguyễn, ở Huế, những cuộc đấu giữa voi và hổ thường được triều đình tổ chức, trước là nhằm rèn luyện tính dũng cảm và kỹ năng chiến đấu cho voi chiến - một lực lượng quan trọng trong hệ thống tổ chức quân sự (tượng binh); sau là để giải trí cho Vua, quan và các tầng lớp quý tộc cũng như dân chúng.

Trước khi có Hổ Quyền, các cuộc đấu của voi và hổ thường được tổ chức trên các bãi đất trống trước kinh thành, bên bờ sông Hương hoặc ở đảo (cồn) Dã Viên trên sông Hương. Tuy nhiên các cuộc đấu ở địa hình tự nhiên này đều không đảm bảo an toàn. Năm 1829, trong một cuộc đấu ở bờ Bắc sông Hương, hổ dữ đã ra khỏi khu vực đấu và tấn công vua Minh Mạng. Tuy được quan quân ứng cứu kịp thời; nhưng nhà vua nhận thấy không thể tiếp tục tổ chức các cuộc đấu theo cách cũ. Đúng vào năm Canh Dần (1830), vua Minh Mạng cho xây dựng Hổ Quyền - một trường đấu riêng cho voi và hổ..."


Tôi đã đến, đã xem và đã chụp ảnh nơi này!



6 nhận xét:

Tấn Định K9 nói...

@TQ: Anh Thành có thấy ở bức tường cạnh khán đài bên phài, nơi ngày xưa Vua Khải Định thường ngồi xem thi đấu Hổ Quyền, có dòng chữ khắc sâu bằng mũi dao nhip không? Đó là dòng chữ "Tấn Định đã đến, đã xem, nhưng không chụp vì không có máy ảnh". Hehe

Hòa Bình nói...

@TQ: "đã chụp", vậy ảnh dâu?

HữuThành.Nguyễn nói...

Vài ba năm rồi, ảnh không mất nhưng ở đâu đó.

Nặc danh nói...

Lẽ ra Hữu Thành phải nói: tôi đã đến, đã xem, đã chụp ảnh và đã đi khỏi nơi này.

Trên đấu trường, hầu như phần thắng thuộc về Voi - vật tượng trưng cho sự bền vững của vương triều. Tuy nhiên, để Voi thắng:
-Người ra dùng 1 sợi xích dài, xích chân Hổ lại. Khi Voi bí "cờ", có thể lùi vài góc an toàn ngoài phạm vi sợi xích.
-Người ra cắt móng vuốt của Hổ trước khi ra đấu trường.
-Hổ phải tự suy nghĩ, vận động, còn Voi thì có mưu mẹo của quản tượng cùng với mấy dũng sĩ cầm thương hỗ trợ.
Nói chung, trận đấu không công bằng.

Đấu bò bên Tây ban nha cũng không công bằng như rứa:
-2 ngày trước khi đấu, người ta không cho bò uống nước. Khi sắp vào đấu họ mới cho bò uống nước.
-Nhóm người phóng lao kích thích bò (đi ngựa và chạy bộ), thay vì đâm cho bò cáu giận, thì lại đâm cho nó chảy máu đến kiệt sức.
-4 đấu sĩ phụ quần cho bò hoa mắt, mệt lử. Tới lúc bò lử rồi thì anh đấu sĩ chính mới xuất hiện. Thọc 1 phát "dao bầu", thế là xong đời cậu em ngờ nghệch.
HCQuang

HữuThành.Nguyễn nói...

Đây, ảnh Hổ Quyền, chụp tháng 8/2003 nhân chuyến dự hội nghị tin học.

Còn vị trí của nó trên bản đồ du lịch Huế.

Rất tiếc không vào được trong sân để nhét lão Hợp vào trong chuồng hổ thò mặt ra ngoài cho dân du lịch khiếp chơi :-) Tiếc mãi.

ĐN.K7 nói...

Vụ này chưa được biết. Ở bên Angkowat (CPC) cũng có một đấu trường, có khán đài hẳn hoi, chắc chắn là xưa cũ hơn đấu trường này.