Anh nuôi báo “hai ngày nữa thực phẩm chỉ còn “nhõn” gạo và muối. Xe hậu cần từ miền xuôi lên tuy chỉ hết 2 ngày đường núi, nhưng giờ đang mùa mưa, đường đất, xe pa-ti-nê, thua”. Rừng xung quanh “căn cứ” tụi tôi bị đồng bào đốt rẫy, phát nương trụi lủi, chồn cáo mất tăm, may đu đủ bỏ hoang, rau tàu bay và các loại rau dại “vô tư” …
Tụi tôi cử “trinh sát” lùng sục các làng. Anh em ôm về một mớ linh tinh chả đáng gì. Đồng bào dân tộc ở đây nghèo, sống tự cung tự cấp, tiền quý đấy nhưng không có giá trị thương mại. Họ giao dịch theo phương thức trao đổi hàng hóa. Cái họ cần là pin đèn, dao tốt, giày vải cao cổ, quần áo bộ đội, toàn những thứ tụi tôi kẹt (dưới xuôi, năm 2 bộ dư dả chứ trên này 4 bộ nát vẫn hoàn nát). Rút cục suất cơm của tụi tôi 99% là cơm, muối hột, rau dại và 1% chất đạm-béo. Tính chi li, mỗi suất đạm-béo dư sức nuôi một chú kiến gió.
Rồi rau dại hết (miệng ăn núi lở), còn mỗi đu đủ xanh, xào nước muối ăn với cơm nấu từ gạo lâu niên hết tiệt “nhựa”. Đêm đêm gió núi đưa khí lạnh lùa qua liếp, tụi tôi rúc xuống ổ rơm run lập cập. May rệp, bọ chét bớt hẳn. Chắc mình hết máu nên tụi nó bỏ đi rồi chăng? Cơm nước là vậy nhưng tụi tôi không chủ trương giảm công việc đi bao nhiêu, bởi càng kéo dài thì mình càng phải ở lại đây lâu hơn, tự mình hại mình. Hai tháng trôi qua, xương cốt tụi tôi mềm hẳn, có anh mặt xanh mét.
… Đám gà con tăng gia lần lượt trưởng thành, các “bố” hô “giết”. Xế chiều, đàn gà lục tục về sân nhận phần ăn “dặm”, tôi rút súng ngắn nện hai cú. Ngày dưng bắn tập cứ phát trước trật thì phát sau ra ngoài, nay mỗi cú là gãy một cổ. Tụi tôi ăn “cơm mới”, ngon lắm, ngon như chưa bao giờ được ăn. Bụng no lưng ấm, ngủ một giấc thẳng căng. Hôm sau anh em làm việc đâu ra đó (vật chất quyết định ý thức, các cụ bảo thế). Hết gà đợt đầu là vừa vặn sang đợt gà thứ hai. Rồi xe hậu cần mò lên, thế là … xuôi chèo mát máy.
Sách nấu ăn nói, hầm xương mà bỏ đu đủ xanh vào là mau mềm lắm. Kẻ bảo là đúng, người nói là sai. Với tụi tôi, chỉ cần hai tháng hầm đu đủ xanh là đã quá đủ để chứng minh cho công năng làm mềm xương cốt của nó.
Thứ Bảy, tháng 2 27, 2010
Công năng của đu đủ xanh
Gửi bởi HCQuang lúc Thứ Bảy, tháng 2 27, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
15 nhận xét:
Anh chí nhớn kể khổ nghe mà thảm,song khẩu phần đạm ,béo trong cơm đó nuôi được những 7-8 con theo cánh tính của anh.
DS
Cái ảnh khiếp quá, nỏ minh họa được bài viết mô.
Thảo nào anh Chí nhớn bị gày kinh niên?Đến giờ vẫn không mập nổi.
ảnh minh hoạ của CQ là một tấm ảnh nổi tiếng, được giải pulizơ của hội nhà báo quốc tế, tố cáo tội ác chiến tranh diệt chủng tại châu Phi, con kền kền đang chờ chú bé chết đói để rỉa xác, tấm ảnh được giải vì tính thời sự và phản ánh đúng thực tế mà không cần có sự sắp xếp.
Đoạn chữ nghiêng CQ xem lại tý vì phông chữ sai nên lại bị giun bò đấy.
Xin bổ sung thông tin của QT
Tấm ảnh này sau khi được giải đã nhận được nhiều ý kiến phê phán gay gắt, những ý kiến đồng tình cũng không phải ít.
Gần đây, tác giả bức ảnh, một phóng viên tự do, đã quyên sinh không rõ lý do.
Có rất nhiều ý kiến đa chiều xung quanh cái chết của anh.
Dù nổi tiếng vậy nhưng HCQ đem ảnh minh họa cho bài viết này, khiến món xương ninh đu đủ xanh không tài nào nuốt nổi!
Các bác ăn xương hầm đu đủ hoặc chân giò lợn hầm đu đủ, ăn xong chắc thấy ướt 2 bên ngực áo. Cứ thử mà xem.
Những bức ảnh có tính thông tấn cao liên quan tới số phận con người bao giờ cũng gây tranh cãi.
Cái chết không cưỡng lại được của người da đen nhỏ bé, vụ giết VC của tướng Loan (VNCH),... gây tranh cãi về chính tính thông tấn của nó.
Con người tàn nhẫn nhưng không muốn nhìn thấy khuôn mặt xấu xa ấy của mình. Một sự tàn nhẫn không cưỡng lại được, thì hãy che đậy nó. Và sống với cái đạo đức giả chuẩn mực của thế giới con người.
Ăn đu đủ kiểu như vậy , giờ này bao tử củ HCQ ko bục là may rồi .
Trong bức ảnh là cậu bé đang cố lết tới nơi phát lương thực cứu trợ của LHQ . Tác giả tình cờ chụp được . Cái phiền là ông ko cho biết sau đó số phận cậu bé này ra sao .
HH
HCQ oi!Nhung nam thang o CPC vao mua kho bon minh cung thieu rau xanh ,phai bang rung 5,6 KMmoi toi duoc dan ban de mua it qua bi ,bau nau canh an .Mua mua xe khong vao duoc danh an com voi mam ca kho muc nhu bot mun cua vay !Nhung chua khi nao lai nghe "mui du du xanh"ma CQ ke .Co le may con ga o day tu di mo kiem an cai gi do ,chu an phan thua may anh thai ra chac nhu thang be con cho ken ken ria xac ,lam gi lon noi de may ong co ma thit duoc?
- "Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát"( trích).
TM
Các bác mần đám gà con thì bao nhiêu cho đủ há?
Chào Đỗ Nghĩa.
Đàn gà con ban đầu nuôi nhốt, cho ăn gạo hết nhựa (giống bộ đội mình), sau cứng cáp một chút thì nuôi thả, hưởng chế độ tự cung tự cấp. Xế bóng chúng tự mò về để ăn phần gạo "tiêu chuẩn", rồi lên chuồng. Do anh em mua mấy lứa gà con nên khi lứa đầu (đã đủ lớn) "đi" rồi thì lứa sau sẽ sêm sêm, mần tiếp, cũng đặng.
Hồi đó quân tụi tui ít, lính ta lại có bản năng tiết kiệm, nên chỉ tiêu diệt mỗi ngày 2 con trọng trọng là tạm ổn cho bữa chiều. Bữa trưa hôm sau thì chan nước suýt pha thêm 1 thùng nước sôi+muối là quá OK rồi. Phần mỡ màng (và mùi) dính đáy nồi thì đổ chút nước muối vô xào rau, vừa có vị ngọt, vừa rửa nồi, 1 phát tên trúng 2 thỏ, cũng lại OK.
Cũng là một chuyện đời thường của lính.
HCQuang
Có 1 luồng dư luận nói rằng tác giả bức tranh tại sao không cứu đứa bé bằng cách đem trực tiếp khẩu phần lương thực cho nó, còn hơn chụp 1 tấm ảnh nổi tiếng TG. Người ta cho rằng tác giả tự tử là do nguyên nhân đó. Còn 1 trường hợp tương tự là người cha thấy con bị cá sấu ăn thịt thì không cứu mà lại dơ máy chụp hình lên, được 1 tấm sống động. Tòa đã khởi tố vì tội danh này. Theo tôi tất cả là do cái miệng thế gian ! tk7
Cứu một người, một người, rồi lại một người, cứ thế ông ta cũng chỉ có thể cứu 10 người.
Bằng tấm ảnh của mình có thể ông ta giúp cứu được nhiều người hơn.
Con người ta chủ yếu sống nhờ hành vi xã hội, cái xã hội không mang một khuôn mặt cụ thể nào. Cái có thể nêu được danh tính chỉ là cái cụ thể cuối cùng của số phận thôi.
Đói thế này thì ăn thế đ...nào được, gặp TTUT PH199 mà truyền dịch may ra còn sống,chứ ăn vào có mà nhanh bị kền kền rỉa!
Đăng nhận xét