... Có một tài liệu lưu ở Tòa thánh La Mã. Sau khi chép lại nhiều trang giấy tập viết chữ Quốc ngữ, đoạn cuối, chủ nhân của tập tài liệu viết thế này: “Đây là tài liệu tập chuyển thể từ chữ Việt cổ sang chữ Quốc ngữ (năm 1625 – tài liệu)”. Nghĩ theo hướng đó, ông Xuyền lục tìm những tài liệu liên quan đến các nhà truyền giáo, đến chữ Quốc ngữ vào thế kỷ 17, 18. Ông Xuyền giở một đống tài liệu phô-tô các văn bản chữ Quốc ngữ từ cách nay vài chục năm, cho đến 350 năm trước cho tôi xem. Những văn bản này còn lưu lại rất nhiều trong các thư viện ở
... khi cầm những văn bản chữ Quốc ngữ thời kỳ đầu, trong khi các nhà khoa học chưa chắc đã đọc được, thì ông đọc vanh vách, không bị vấp bất cứ một chữ nào. Điều ngạc nhiên mà ông Xuyền nhận thấy, đó là nhiều ký tự mà các nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha sử dụng trong những buổi đầu tương đối giống với chữ Việt cổ. Càng về sau này, qua cả trăm lần cải tiến, thay đổi, những chữ tương đối giống chữ Việt cổ đã dần biến mất và mất hẳn bóng dáng trong các văn bản Quốc ngữ ngày nay. Mặc dù, về hình dáng, chữ Việt cổ không còn nét nào giống chữ Quốc ngữ, nhưng lại cùng có cấu trúc ghép vần.
Theo ông Xuyền, bí quyết để giải mã được chữ Việt cổ, là phải hiểu được ngôn ngữ thời xưa và nắm được quy luật thay đổi vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ “trời” nguyên âm đặt phía trên, từ “đất” nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ “cha, con” nguyên âm đặt phía trước hoặc sau…) ...
H: bảng so sánh một số loại chữ cổ ở châu Á - do ông Xuyền lập.
2 nhận xét:
Anh Chí cũng chịu khó tìm tòi nhỉ. Nếu được cả hệ thống CT vào cuộc thế nào cũng tìm ra.Nếu chữ này mà có tồn tại ở Q.Đông- Q.Tây, V. Nam thì đích thị là chữ Việt cổ. Nên nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn trãi câu đầu tiên: Nước Việt ta từ đời Triêu, Đinh, Lý V.v Nhưng khi dịch xang chữ Quốc ngữ lại có: Nước Việt ta từ đời Đinh...Chắc cụ Ức Trai "nhầm"
Cám ơn f472.
Tui thì nghiên cứu chi mô, rảnh thì kiếm sách coi chơi thôi (mà về hưu rồi, rảnh là chính).
Đăng nhận xét