Lâu lâu duyệt qua Giao Điểm một lần, thấy tài liệu mới đăng có nội dung cùng một dòng "Luận Anh Thư" của anh TQTrung, tôi giới thiệu tại đây để anh em tham khảo.
Đi tìm ý nghĩa thực của đám cưới Huyền Trân
Hồ Trung Tú, đăng ngày 22/05/2013
...Và chúng ta hãy xem lại các hiện vật mới được tìm thấy trong các hố đào khảo cổ kinh thành Thăng Long. Theo giáo sư Huỳnh Ngọc Trảng (trong tạp chí Tia Sáng 5/2004) thì những hiện vật trong lớp văn hóa thời Lý Trần đều thấm đẫm dấu ấn văn hóa Chămpa. Đó là con ngan (vịt xiêm) trên các viên ngói Thăng Long (con vật mà theo truyền thống người Việt là con vật không may mắn, thấp kém) chính là con vịt thần Hamsa, vật cưỡi của Brahma, và cũng là con vật bạn của nữ thần thơ ca Srasvati; đó là cái đầu rồng thời Lý có môi trên cong dài không khác mảy may với con rồng Chămpa Makara; đó là chiếc mặt quỷ giống hệt với các Kala, thần Thời gian, nằm quanh chân tháp G1...! Và cũng năm 2003 ấy, tháp G1 ở Mỹ Sơn, tháp được xây dựng vào thời Nhân Tông vân du Chiêm Thành, các nhà khảo cổ đã lần đầu tìm thấy nhiều chữ Hán (như chữ Trần) được chạm vào các viên gạch, đá trong thân tháp.
Với cái nhìn đồng đại, lúc ấy, đất nước Chiêm Thành và văn hóa Chămpa không hề thua kém Đại Việt, nếu không nói là Thăng Long lúc ấy bị ảnh hưởng phương Nam nhiều hơn phương Bắc. Và việc gả công chúa Huyền Trân vì thế không phải là cái gì quá không hay cho quốc thể.
Việc hứa gả Huyền Trân của Nhân Tông là không kèm điều kiện mà thực sự xuất phát từ sự nhận thấy Chế Mân là khả ái. Theo Masperro, Chế Mân vì thấy triều đình do dự nên đã tự tăng thêm quà sính lễ. Và với hai châu Ô, Lý; Trần Anh Tông đã đồng ý gả em gái....
Thứ Sáu, tháng 5 24, 2013
Lại nói về Huyền Trân Công Chúa
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Sáu, tháng 5 24, 2013
Nhãn: Lịch sử, sưu tầm mạng
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Cháu BÀN LÁO LẾU nhá:
- Bác Hồ Trung Tú Xạo wá. PHÒNG BẮC TRIỂN NAM là sách lược muôn đời của VN.
- Chống Nguyên lần 2 là ác liệt nhất trong 3 lần. Nguyên chia 3 Đạo trong đó Toa Đô đánh thốc lên từ Chiêm Thành (họ fán đoán Trần sẽ rút về Ninh Bình, Thanh Hóa) kẹp lại với gọng kìm mở rộng. Đây là cách tiến hành trận đánh rất nguy hiểm nhằm dồn ép triều đình Đại Việt, tiêu diệt khối chủ lực và làm quân Trần vỡ trận.
- "Tư duy chiến thuật thời đó thường lấy sông làm phòng thủ chứ không lấy núi hoặc đèo" - bác nì đùa chắc ?(Binh Pháp: "bày trận bên phải sau lưng thì núi gò, trước mặt bên trái thì sông đầm").
+ Phòng tuyến sông Như Nguyệt của Lý Thường Kiệt xây đúng nguyên tắc này và đánh bại quân Tống: chạy dài từ chân núi Tam Đảo với nhiều chỗ núi ăn sát bờ sông hoặc rừng cây có mật độ dày đặc. Địa hình này để ngăn việc vượt sông dễ dàng, quân Lý không cần phải xây dựng một chiến tuyến dài hết nam sông Như Nguyệt mà chỉ cần xây ở các khu vực đường giao thông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu và Vạn Xuân.
HTT là một nhà văn, nhảy sang bàn về binh pháp e hơi trái khoáy, bài viết có tìm tòi nhưng chỉ thể hiện ý kiến riêng của anh ấy, có vài điểm nhận định còn khiếm khuyết.
Nhận định cụ Trần Nhân Tông đi Chăm chỉ với một ý định vì Phật giáo là sai lầm, ông là Phật hoàng nhưng hơn hết ông là một chính khách, dù đã trao vương quyền cho con nhưng trách nhiệm quốc gia là hàng đầu, thực tế ngoài việc tìm hiểu giáo lý Phật giáo, ông còn có ý đồ thắt chặt quan hệ với Chăm pa, Chiêm thành để làm hậu thuẫn chống xâm lược Tầu, bằng chứng là ông nâng cao mối giao tình thân thiết Việt - Chăm, đồng ý gả con gái lá ngọc cành vàng cho ông vua Chăm đen nhẻm,( mà kêu là đẹp chai?). Điều đó không khác gì chúng ta cần liên minh chặt chẽ với Asen, và các đồng minh khác để có thể chống lại xâm lược phương Bắc bây giờ.
nói rằng lấy đất không phải tâm thức của TNT cũng chưa chắc, cái tâm của người chăn dân là phải lo mở mang bờ cõi cho con cháu, cho dân, nếu cất quân xâm lược là tội ác, nhưng dùng kế khác để được đất thì chắc chắn ông sẽ làm, xuất gia không có nghĩa là xuất đời!
Việc hứa gả con, trước nay không phải không có tiền lệ, Âu, Mỹ đều có, người ta gọi là hôn nhân chính trị, tạo liên minh hoặc mở rộng lãnh thổ, Đại Việt cũng vậy thôi.
Việc có các hiện vật Chăm pa ở Thăng long nói lên mối liên hệ mật thiết mà nhà Trần đã tạo dựng được với Chăm pa Chiêm thành mà thôi.
Gần đây dường như có các ý đồ hạ thấp vai trò và công lao của công chúa Huyền Trân, nếu bài viết này cũng có ý đó thì thật đáng tiếc.
Xét về vai trò của người phụ nữ dưới thời phong kiến, theo như được biết, thì khó mà nói HTCC có vai trò quyết định trong việc trở thành vợ của Chế Mân? Chưa nói tới quyết định đó giúp mở mang bờ cõi.
Có lẽ chưa có tài liệu nào phân tích về chuyện này?
Bài viết NÀYcũng đáng xem. Tất nhiên việc quyết định gả bà cho vua Chiêm là do quyết định của Hoàng gia, chỉ có điều đáng nói là bà có phản kháng không? bà vẫn quyết định ra đi, mà chủ yếu để được nhận sính lễ 2 châu và củng cố liên minh Việt Chăm, đó là công lao của bà chứ, nếu bà không đồng ý thì chắc phải đợi đến thời Nguyễn Hoàng mới tiếp tục Nam tiến?
Thời phong kiến chắc có lẽ phụ nữ có thoái hóa biến chất đến đâu cũng không đến cung bậc phản kháng, nhất là nằm trong lõi của hệ thống :-)
Cái bài tôi dẫn line ở trên có khá nhiều luận điểm hay, nhưng có một vấn đề tay t/s này nói vua Chiêm chỉ vì cảm phục Trần Nhân tông mà cắt đất tặng hai châu thì nghe buồn cười quá :))
Sử Ta vẫn mắc bệnh THIẾU và KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY, chưa kể có fát hiện mới nhưng CHƯA PHÙ HỢP, LÃNH ĐẠO CHƯA CHO CÔNG BỐ.
Theo cháu hỉu thì ngay cả nhà Trần cũng coi là "vụ đổi chác này hời và k vẻ vang gì" nên ít nói về HTCC - chỉ còn lại Thơ - Văn dân gian, đó k fải là SỬ LIỆU, nó tùy thuộc vào "thông tin tiếp nhận và cảm xúc của tác giả".
Thậm chỉ nhà Trần còn coi là Ô Uế và mún ém nhẹm vụ này đi, bằng chứng là Huyền Trân fải xuất gia ngay sau khi về đến Đại Việt theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông.
Vụ HTCC có nhìu uẩn khúc, Việt thì mập mờ, Chiêm thì chẳng còn - nhưng cháu tin rằng các Sử Gia (ngày nay) có ngừi biết sự thật.
Hải hành về Đại Việt mất 1 năm...wá vô lý và thế là "che đậy dối trá này bằng dối trá khác": Trần Khắc Chung lem nhem !
Có thể hình dung 1 năm đó là quá trình đàm fán căng thăng và bế tắc, rùi Đại Việt làm bừa...như vậy tạm giải thích cho giai đoạn "bất ngờ quan hệ đổ vỡ" sau đó.
Huyền Trân chỉ được chính thức tôn vinh vào thời các Vua Nguyễn, tức là sau đó vài trăm năm, khi "Chiêm Thành kcòn là vấn đề", nói cách khác "Việt xơi tái Chiêm và tiêu hóa xong xuôi" - trước đó, HTCC chỉ sống trong trái tim ngừi dân, họ lập nhìu đền thờ bà.
Đăng nhận xét