Thứ Ba, tháng 2 23, 2010

Về cuốn hồi kí"Ngàn giọt lệ rơi"

Bài này đăng trên một blog có tên là nguyenmienthao.blogspot.com/ Các bạn xem cho biết, tác giả này đăng trên blog của mình những bài viết có chủ đề hồ sơ chiến tranh Việt nam hậu chiến, có đề cập đến các chủ đề khác nhau về thân phận người dân Việt nam. Đây là bài viết về một cán bộ ngoại giao có những tình tiết khá đặc biệt, mời anh chị em xem xét.
“NGÀN GIỌT LỆ RƠI”
(Đặng Văn Minh)
Cán bộ ngành ngoại giao sinh 1909 tại Vĩnh Long – Mất 1986 ở VN (78 tuổi).
Tham gia Cách mạng từ thời kháng Pháp, năm 1954 đi tập kết dẫn con trai lớn ra Bắc để vợ và 5 con nhỏ ở lại miền Nam.
Ra Bắc, chuyển qua ngành ngoại giao làm đại sứ, con trai lớn được đưa đi Nga đào tạo thành một sĩ quan phòng không. Còn tại miền Nam, một con trai cũng được chọn lựa qua Mỹ huấn luyện làm phi công chiến đấu nhưng không may thiệt mạng trong một phi vụ bay thử tại đây; một con gái thì lấy một phi công hải quân Mỹ hoạt động trên chiến trường VN rồi sau chuyển qua Hawai.
Trong biến cố 30.4.75, con gái cùng chồng sống ở Hawai vận động hải quân Mỹ đưa máy bay qua Sài Gòn di tản mẹ và cô em gái út đang mắc kẹt ở đây qua Mỹ. Nhưng cũng từ đó tiết lộ thân phận của mình là con gái một cán bộ ngoại giao cao cấp của Cộng sản!
Thế là phía Mỹ mở một chiến dịch mật ngầm tìm cách dùng con gái gài mối liên hệ với chính quyền mới ở VN. Từ đó sắp xếp một cuộc hội ngộ tại Nhật Bản vào tháng 6.75 giữa người con gái với cha mình ở hai bên chiến tuyến sau 23 năm xa cách, trong cuộc gặp còn có mặt đứa cháu ngoại… lai Mỹ!
Nhưng cuộc gặp gỡ bí mật này sau đó đã được ông báo cáo lại với Hà Nội, bởi vậy có thể nói một “cuộc chiến tình báo” đã diễn ra giữa đôi bên Mỹ và Cộng sản tranh nhau “giành giật” gia đình họ Đặng. Qua đó một cuộc đoàn viên gia đình được cả hai bên cho phép diễn ra trên đất trung lập Pháp năm 1976 với hy vọng “phe mình” sẽ chiến thắng trong cuộc đấu tranh nội bộ gia đình này. Phía nguời cha (vẫn chung thủy với vợ) cố thuyết phục vợ con quay về quê hương nay đã độc lập thống nhất, phía người mẹ (cũng ở vậy một mình nuôi con) thì ngược lại không chấp nhận chế độ Cộng sản và lại muốn lôi kéo chồng theo mình. Kết quả ý đồ bên nào cũng thất bại.
Năm 1977 thêm một cuộc hội ngộ gia đình nữa được dàn dựng lần này trên đất Anh với mục đích “chiến tranh chính trị” tương tự tuy kéo dài đến hai tuần lễ vẫn không đi đến đâu vì quan điểm lập trường đôi bên quá cách xa nhau. Cuối cùng hai “phe” – phe mẹ đầy đủ mẹ và các con, phe cha chỉ mình ông vì người con trai cả sĩ quan phòng không Quân đội Nhân dân VN đã bị kỷ luật xuất ngũ – đành chấp nhận “đình chiến” để còn giữ lại chút tình cảm gia đình huyết thống trước khi chia tay nhau gần như vĩnh viễn trong nước mắt – “Ngàn giọt lệ rơi” chính là tựa đề của thiên hồi ký đẫm lệ này mà nhiều năm sau người con gái lấy chồng Mỹ đã viết lại (“A thousand tears falling”).
Từ đó đôi bên ngàn thu vĩnh biệt, người cha qua đời năm 1986, bà mẹ mất năm 2001 sau khi đã gặp mặt người con trai đầu bấy giờ cũng đã qua sống luôn ở Mỹ. Tập hồi ký “Ngàn giọt lệ rơi” được đạo diễn Mỹ dựng thành phim, ngoài ra còn được dùng làm tài liệu giảng dạy trong một số trường ở Mỹ chung quanh chủ đề cuộc chiến tranh Việt - Mỹ

5 nhận xét:

4 SG nói...

Bác Đặng (Quang) Văn Minh là đại diện MTDTGP từ 1964, và sau đó là đại sứ CPLT CHMNVN suốt 1969-1976, tại Liên Bang Xô Viết. Vào Đảng 1936. Tù Côn Đảo tới 1945. Trong KCCP, là bí thư tỉnh ủy Cần Thơ. Tập kết chuyển sang ngoại giao, thuộc Ban Thống Nhất TW.

Anh Khôi học PK ở Kieb. Cày cục xin chuyển qua học Ghi ta, học Viện âm nhạc Tshaikopxki. Năm 1966 hay 68, về nước, bổ sung vào trung đoàn 238 đi Trường Sơn... Về Hà Nội, sống bằng tiếng đàn ghi ta, ngang ngữa với Tạ Tấn...
Chuyện dài lắm...

Riêng chuyện Ngàn giọt lệ rơi, riêng tôi đứng theo quan điểm bác Minh. Vì đó là bạn của ba và chú 5 tui.

4 SG

HữuThành.Nguyễn nói...

Tôi cũng đứng về bác Minh.
Vì có thằng em 4SG đứng đấy.

TQtrung nói...

Tôi thì không đặt vấn đề đứng về phía ai trong câu chuyện gia đình này, mỗi bên đều có lý lẽ để giữ quan điểm của mình, cái đau xót là ở chỗ, một gia đình bé nhỏ phải tan đàn xẻ nghé, nó đặc trưng cho nỗi đau của người Việt,nếu nói lời cảm phục cho bác Minh vì đã kiên định lập trường cm, không ăn phải bã vinh hoa phú quý, bơ thừa sữa cặn của chủ nghĩa đế quốc Mỹ thì cũng đúng, mà nói bà mẹ và cô con gái quyết giữ lập trường của họ cứng rắn ra phết cũng đúng, chẳng biết ai đúng ai sai một cách rạch ròi, thế hệ sau nó kết nối cái ụych, con cái của hai phía kết hợp đơn giản như đồng tiền quỹ này quỹ kia vậy, mỗi thời một khác, có lẽ chỉ biết than lên như vậy thôi.

HữuThành.Nguyễn nói...

Những thằng mất nết thì tính làm gì?

dathb136 nói...

Tôi cũng đứng về phe bác Minh.Hồi đó bác Minh hay đến nhà tôi,cả anh Đặng "kỳ" Khôi cũng thế!Anh Khôi hay vô kỉ luật bị đơn vị kiểm điểm lại mò đến"ông già"nhờ vả.Về quan điểm chính trị,đó là nguyên nhân chia rẽ nhiều gia đình có người thân ở hai phe khi giải phóng miền Nam.