***
-Chiếu tướng!
-Chiếu hả? ông bỏ tay ra, ông đi rồi đấy nhé!
-À khoan, không chiếu nữa.
-Không biết, đưa quân xe đây cho tôi.
-Đã bảo không đi nước ấy nữa mà lại!
-Hạ tịch bất hồi, ông cãi gì nữa!
-Ừ a …thôi ! ông cho tôi xin!
-Không được.
-Cho tôi xin mà. Tôi nhỡ mà.
-Không được là không được, ông chơi cái kiểu gì vậy!
-Cho tôi xin lần này nữa thôi, này, ông làm điếu thuốc
-Hối lộ hả? lần sau không hoãn đâu nhé.
Những lời thoại như vậy thường nghe thấy ở bất cứ một cuộc cờ nào, ở bất cứ một vỉa hè, góc phố, vườn hoa nào. Ngày xưa, thời mình còn tý ti ít gặp những ván cờ tụ tập vài ba người hơn bây giờ, ngày đó dường như người ít hơn, sắp đối mặt với một cuộc chiến nhưng quang cảnh thanh bình hơn, nghèo hơn nhưng con người mang giá trị nhân văn hơn, không có ngưòi thất nghiệp, không có người ăn xin, không có người rỗi rãi và cũng như rất ít hoặc không có người nhận lương hưu, có phải chăng vì vậy mà hiếm thấy một ván cờ vung vinh ngoài hè phố, góc vườn hoa như bây giờ.
Rất nhiều người ham chơi cờ vì thực ra nó là một môn thể thao bổ ích, bản thân môn cờ tướng chẳng có lỗi gì. Có tuổi rồi, lúc rỗi rãi rủ bạn tâm giao bày ra cuộc cờ, thêm chút mỹ tửu, lại lựa chỗ phong cảnh trời nước hữu tình, đất trời giao hoà, khí hậu trong mát , hiu hiu tý gió nồm Nam mát rượi mà đối ẩm. Nhẹ cái ngón tay phàm trần mà đẩy quân cờ, được mất không tính đến , rồi cùng cười khà khà thì đấy chính là kỳ tiên mà cũng là tiên tửu vậy.
Cũng chẳng phải trận cờ nào cũng đạt được cái trình độ ấy. Khi con người còn mang nặng nợ trần ai, coi trọng sự thắng thua thì chưa đánh đã mất nhân tình rồi. Thật ra thì mấy ai có được cái phong thái thung dung, coi tranh đấu là vật ngoại thân mà bước vào cuộc chơi như nó là “cuộc chơi” vậy. Con người còn nhiều đam mê , ham hố, tự cao tự đại. Cái tôi cao ngất ngưởng, nói dân dã là kém miếng khó chịu. Đem cái điều đáng buồn ấy mà áp dụng vào đời thường thì gây nên loạn. Áp dụng vào gia đình thì thành độc đoán. Áp dụng vào cờ quạt thì còn đâu là thú tiêu khiển nữa, chẳng qua là chơi lấy được đấy thôi!
Tết Âm lịch đến rồi, nhậu nhẹt chắc không tránh được. Rỗi rãi không có việc làm thì bày cờ mà chơi. Thấm được cái đạo của nó thì chơi cờ cũng là một điều khoái, tuy nhiên chơi cờ cũng nên biết đôi chút về lịch sử của nó. Mời các bạn đọc một số kiến thức về cờ tướng mà tôi sưu tầm được, mong được góp vui trong mấy ngày nghỉ Tết.
(Xem tiếp)
Chủ Nhật, tháng 2 07, 2010
Cờ
Gửi bởi TQtrung lúc Chủ Nhật, tháng 2 07, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Có dịp nào hầu bác 1 ván cho thỏa ước mong :))
Hai anh nghiên cứu làm ván cờ mạng nhỉ?
Mình nói chuyện cờ cho vui mấy ngày Tết, cờ mạng, cờ đĩa CD thì nhiều lắm, Trình cờ mình cao hơn cái cổ vịt tý ấy mà, sau ốm thì còn vịt hơn nữa,chơi tý là đau đầu.có dám chơi nhiều đâu.
Tt;có một lần Vua cha đánh cờ với con gái.Hoàng Hậu đứng sau lưng thấy Công chúa bị dồn vào thế bí,Bà bổng thốt lên:{Đời con phải xứng đáng đi xe,về ngựa}-thế cờ thay đổi...Ngày nay lớp trẻ đánh cờ với các Cụ hay dùng từ bừa bải, cứ tưởng như đang đánh cờ vói đồng lứa...nhiều lúc vui vui nhỉ.
Bố một bên, hai thằng con một bên.
Thằng em gà thằng anh" anh đi vào đấy nó ăn mất đấy" Thằng anh bảo:" Mày ngu, biết gì mà nói, cứ cho nó ăn". Ông bố: "Này thì cho ăn này".Thằng anh đưa được bố vào bẫy khoái quá: "Này thì ăn này! chết cha mày chưa!"
Ông bố mất tướng tức quá,đập bàn cờ
" Đ... mẹ chúng mày"
Bà mẹ nghe thấy quát to:"Tôi thách ông đấy!" :-)
Đăng nhận xét