Ngày mai là ngày kỷ niệm khóa 4 Trỗi nhập ngũ, mình có đôi dòng nhớ lại những ngày ở Phả Lại gửi tới những người bạn yêu quí: Về qua Phả Lại Phả Lại hôm nay không còn bến phà nữa. Dừng trrên cầu bắc qua Lục đầu giang vẫn thấy quả đồi hai bên bến phà. Rút máy ảnh ra thì … được đề nghị thay pin. Mình vẫn nhớ đêm qua phà. Khi đó có vẻ khuya lắm rồi, hoặc là đã gần sáng? Qua bờ bên kia, được ăn sáng? Ngày đó lương thực khan hiếm, chỉ có miến dong thôi. Cả bọn nghe tin có một se bị đổ và Từ Ngữ bị thương nhưng … được đưa về Hà Nội. Mình thấy rất lạ rằng không có cảm nhận mong được về thăm nhà. Có lẽ khung cảnh chiến tranh của miền bắc khi đó làm cho mình biết ý nghĩ đó thật là viễn vông? Đó là năm 1968, đã 35 năm rồi làm sao nhớ hết.Bến phà bây giờ không liền với triền đê vẫn thường đi lấy gạo mà đã bị nhà máy Nhiệt điện Phả Lại ngăn lại làm cảng than. Triền đê năm đó kéo xe bò đi lấy gạo mình đã được nghe giọng hò lan trên sông Lục đầu giữa một đên trăng. Và từ đó mình hiểu những giọng hò trên đài đều “rởm” hết. “Hò … ơi … hò …” như lan tỏa trên sông rộng mới thật là hò. Hò từ dưới sông mà trên đê cách trăm mét còn nghe rõ mồn một có lẽ không mấy nghệ sỹ làm nổi? Đi tiếp theo triền đê sẽ tới đền Kiếp Bạc mà thỉnh thoảng trung đội vẫn hành quân qua. Mình vẫn nhớ sân đền phơi đầy rơm mới gặt thơm mùi thóc vụ mùa. Và không khỏi băn khoăn những cô thôn nữ phơi rơm ngày xưa bây giờ ra sao nhỉ? Chúng mình đã từng đắp đê tới gần cả tháng ở khu vực này. Mấy cô dân công còn hỏi thăm cô “bộ đội quần xanh” nào là Võ Hạnh Phúc? Hình như có cả Châu Nguyên ? Mà sao lại không có Tuyết Mai nhỉ? Hay là khi đó mình đã ở trung đội 5 rồi? Nếu đi dọc theo đề xuôi theo dòng sẽ qua đoạn đê mà trung đội mình đã giữ năm đó. Khi nước ngấm qua thân đê chảy như dòng suối, dân làng vội vàng chạy về nhà đem con cái, gà lợn và những của cải ít ỏi của họ lên đê vì biết đê sắp vỡ thì trung đội 2 sắp thành hàng nắm tay nhau nằm chắn mặt ngoài đê. Năm đó mà vỡ đê phía bên này, chắc chúng mình đã có một ngày giỗ chung rồi. Bây giờ nhớ lại, mình tự hỏi không biết nếu bây giờ rơi vào hoàn cảnh đó, liệu mình có nằm chắn đê sắp vỡ nữa hay không? Mình biết bây giờ chẳng thể đánh giá. Cuộc đời là của mỗi người, người ta biết hy sinh nó cho điều gì. Khi đó không biết rõ nguy cơ như bây giờ, nhưng vẫn đủ hiểu là có thể không có cơ hội đứng dậy nữa chứ. Qua Phả Lại vẫn thấy mang máng con dốc từ thị trấn đi xuống theo đường 18. Nhưng qua Phao Sơn thì không sao nhận ra ngôi làng đó bây giờ chính xác là chỗ nào. Kỷ niệm Phao Sơn là những đêm gác bếp ăn. Nhiều thằng gọi dậy rồi lại … nằm xuống ngủ tiếp làm khổ thằng gác trước. Nhưng mình nhớ một đêm trắng, lúc trăng mờ khi trăng tỏ. Đứng nấp trong dãy lồ ô (hay tre) phía cửa khu bếp, khi trăng lên khung cảnh thật huyền ảo. Bóng cây đung đưa như có .. ma. Chợt nghe tiếng động phía sau, mình quay ngoắt đâm thăng lê CKC vào chỗ đó. Tiếng gà kêu quang quác. Thì ra đó là chuồng gà của nhà bếp. Kỳ tập thể dục học đâm lê bên TQ, Thế Nam cứ rủ mình tập thêm với nó. Mình cũng hơi sợ vì nó to khỏe hơn. May mà vẫn dụng đúng mấy bài của thầy nên nó chẳng đâm được mà mình còn đâm trúng nó mấy phát. Hóa ra trong lúc bất ngờ, không chỉ gặp mấy thằng to khỏe là đáng sợ mà gặp phải thằng nhát cũng đáng sợ không kém. Hôm đó không phải là gà mà là trung đội trưởng đi kiểm tra gác thì … Từ Phả Lại đi đến Kiếp Bạc bây giờ không phải đường ruộng nữa nhưng cũng không phải đường du lịch (nghĩa là thắng tắp và dễ đi. Đền bây giờ không như mình vẫn hình dung ngày xưa và đầy những người viết sớ nên cũng không có gì đáng nói. Từ đó đi Côn Sơn khá thuận lợi o có con đường du lịch ngon lành khá thẳng. Nhiều lần trở về đây vẫn không hình dung ra cái sân bọn mình đã tham gia ngày hội Quyết thắng năm xưa. Nơi mình tròn mắt xem các đơn vị đặc công múa võ có phải là sân chùa nơi bán đồ lưu niệm chiếm lĩnh ngày nay không nhỉ? Mấy cây đại cổ và ngôi chùa cũ vẫn còn nhưng tam quan thì đã xây mới? Đôi dòng tản mạn gửi tới các bạn, nhớ và không nhớ lẫn lộn, nhưng đó là một khoảng khắc cuộc đời mà chúng mình đã sống cùng nhau. Giờ nhắc lại chỉ để hồi tưởng và có dịp nhớ đến những thằng bạn, con bạn đáng quí và cả đáng ghét. Tự Thành
Chủ Nhật, tháng 6 30, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
23 nhận xét:
Mời K4 nhận hàng
...và đây nữa.
Học toán mà không biết tính là ô.TT. 45 năm chứ.
Bọn này trong Đá Cóc không có những sự tích oai hùng như bên ấy. Nước lụt vào đồng, lo chống bè với cậu Ngạc con ông Nghi đi vớt khoai vớt đỗ. Buổi chiều hành quân gấp sang ứng cứu bên ấy bà chủ nhà ốm vừa rên vừa nói có cơm của nhà các anh ăn hẵng đi, vì nước vì dân. Mấy chục năm sau trở lại thăm, ông Nghi đã mất. Chị Ngờ ở lại trong Nam, có tên trong danh sách cán bộ dân chính ngành y (dược) đi B trước 75, ngày mình ở đấy còn là thôn nữ béo ục. Cậu Ngạc chỉ còn một bức hình có lẽ vẽ theo trí nhớ và bằng TQGC, hi sinh mấy năm sau tôi không nhớ, có chụp ảnh.
Cũng nhớ vài lần trực ban đại đội đi đốc gác các trung đội, cắp khẩu CKC dương lê đi trong đường làng ngửa mặt nhìn bóng tre mà tránh nước dưới chân. May không có TT để nó xỉa cho một nhát :-)
Ngay tại TT Phả Lại, phía trên đồi là trung đoàn pháo bờ biển 178 cỡ nòng 122mm, không biết năm đó các bạn có mò vào đó không ?
Tk5 nghĩ pháo biển ấy bắn đi đâu nhỉ? Thông tin này hơi lạ, vì còn cách biển quá tầm đại bác. Chắc cho trận Bạch Đằng mới?
Ở Phả lại (TT Sao đỏ, xã Cộng hòa) có một doanh trại của BTL pháo binh, đến đầu những năm 80 là doanh trại của lữ đoàn tên lửa Scud 490. Năm 1983 e cũng đã từng tham gia lắp đặt công trình tại đây mấy tháng. Cơ sở này được Liên xô viện trợ đồng bộ từ A - Z. Chắc trước đó là doanh trại của một đơn vị pháo binh, bác TK5 chắc có cái lý của bác.
Lữ đoàn 490
"Pháo" thì được chứ "biển" thì nghe vô lý, lấy đâu ra biển ở Chí Linh Hải Dương?
Trừ khi dùng "biển" thay cho "bắn thẳng". Thường pháo biển có đường đạn căng hơn pháo đất, để rút ngắn thời gian "đạn đạo" kẻo tầu địch nó chạy mất. Cao xạ hạ nòng bắn mục tiêu trên mặt đất cũng là "pháo bắn thẳng".
Các Trung đoàn Pháo binh của BTL pháo binh đóng doanh trại ở miền Bắc thường có một số địa điểm cố định và thay nhau thường xuyên, hồi chiến tranh các đơn vị này gọi là pháo binh dự bị chiến lược, khi nhận n/v chiến đấu sẽ chuyển dần về phía Nam như Hòa bình, rồi Thanh hóa, Nghệ an rồi vào C/T.
Căn cứ ở Chí linh là Hậu cứ của những Trung đoàn làm nhiệm vụ bảo về bờ biển, từ đó khi có lệnh chiến đấu thì hành quân ra trận địa, thường là sát bờ, chỉ những trận địa được thiết kế sâu vào núi, là công trình quân sự mới cố định, còn thì đánh xong lại chuồn về hậu cứ củng cố, điều đó giải thích vì sao anh Tk5 lại thấy pháo 122 ly trong doanh trại, mà anh Thành lại bảo xa thế làm sao bắn tới tầu giặc.
Pháo bảo vệ biển có thể bắn gián tiếp, hoặc bắn trực tiếp ở cự ly cho phép. Bắn biển với tầu giặc thường vào cách 5,7 hải lý, lúc đó phải bắn gián tiếp, đây là một bài bắn khó, kỹ thuật cao, các bọ cứ hình dung tầu nó ở xa thế, hơn chục cây số, lại chạy dích dắc, tốc độ không cố định, luôn thay đổi thủ đoạn tác chiến nên bắn trúng nó cực khó, ngày xưa mình chưa có ra đa, toàn tính toán tọa độ, phần tử bắn đón rất nhanh, phối hợp rất nhịp nhàng mới may ra trúng được vài quả, ngang gãi ghẻ cho cái tầu khu trục to đùng.
Ra thế, sĩ quan pháo xịn nói mới thủng vấn đề thụt ra thụt vào.
Bọ cứ tưởng các chú pháo to cứ việc nằm khểnh chờ địch vào là bắn :-)
Tức là nằm một chỗ để ăn hải pháo, hoặc bom!!!
Đơn vị tôi về Thanh hoá bắn biển, bắn xong cha con kéo nhau chạy có cờ, ở lại thì đi hết.
Bọ lại vừa đi công việc về, thấy HT nói không biết đơn vị pháo binh trên thì chán quá.
Năm 1971, bọ công tác tại Sao đỏ, bến Tắm, Chí Linh và Phả Lại, chính tại E 178 bảo vệ bờ biển.
NV của nó là cơ động chiến, từ QN, HP, đến Nam định, Thái Bình, chuyên đối tàu hạm đội 7 Mỹ. Tại E178, bọ đã cho anh em lái xe nghịch rồi làm cháy một máy xe xích ATC-59, sau phải SC đền,và thành công mỹ mãn nhé.
Đến cuối năm 2011, Bọ lại cùng BCH lữ 390 đánh chén tại nhà hàng ở Sao Đỏ nhé.
Anh Qt gt vì sao TK5 Nhìn thấy pháo 122mm nằm trong doanh trại là sai, vì bọ nằm luôn trong bãi pháo nhé! Ai chưa tin, bọ dẫn đi liền.
Cám ơn tác giả, bài rất hay và rất gần gũi với những thằng (ý tui muốn nói bây chừ là các bác) K4.
Lái xe xích thì cứ xích mà lái, mà cái giống lái xe là ở đâu cũng có vợ, vãi khắp trong Nam ngoài Bắc, đến tận Thanh hóa, hehe! Anh Tk5 thấy pháo, nhưng có biết bố trí trận địa khác với gọi là bãi pháo không? thấy có bãi để đầy pháo thì đâu có phải nó sẵn sàng bắn được.
Các thế lực thù địch nó bảo: Pháo của bác QT + Tk5 thường thôi, cho bắn xả láng 30' hết đạn là tịt ngòi. Bộ đội VN là cái đinh gỉ. Nhưng Thần Linh VN hơi kinh, bởi zậy tụi nó Úynh hoài thua hoài. Chừ mần răng Thần Linh đừng fù hộ CS là xong.
TK8 nói chả đúng gì cả.
30' là còn hơi nhiều đấy, nếu bắn cấp tập. Tuy nhiên cả TK8 và bọn phương tây chưa biết là bọ chỉ bố trí phòng ngự là chính, bắn phụ thôi, nên cơ số đạn đâu vẫn còn đó.
Anh Qt, hồi 71, bọ cho ae lái xe, tức là bọ là chỉ huy nhé, đâu là lính lái mà vung vãi vợ con, chỉ được cái nói đúng kiểu võ đoán thôi.
He he! đùa tý mà anh Tk5, thế hồi 71 vưỡn chưa có mảnh tình nào vắt vai à. 71 mà chỉ huy rồi là tiến bộ vượt bậc, hơn chú Vinh thiếu tá trẻ nhất toàn quân!!!! 71 mình vẫn đang vác càng pháo :((
Ngài Qt đến bây giờ cũng chỉ vác đít pháo thôi, chậm tiến lắm. Ai bảo thơ ca nhạc hoạ nhiều vào cho nó lơ tơ mơ với thời cuộc.
- Khi miền Nam Uýnh nhau thì cháu ở miền Bắc.
- Khi miền Bắc bị ném bom thì cháu ở nước ngoài.
- Khi hòa bình thì cháu về nước.
- Khi miền Bắc có chiến tranh Việt-Trung thì cháu vào Nam.
- Khi chiến tranh biên giới Tây Nam cháu lại ra Bắc.
Đ fân công cháu luôn ở hậu fương giữ "cán bộ nguồn" để chừ Lãnh Đạo bác QT + Tk5.
Như vậy đúng là " Đời chưa hết giặc là ta chưa về " rồi còn gì -:)
@Tt:
Bác phát biểu thế là sai nội dung cơ bản rồi: nguyên văn phát biểu của bác Quang Linh K3 giành cho em danh hiệu: "Từ 4/ trẻ nhất toàn quân thành 1// già nhất toàn quân" cơ ạ. Bác phát ngôn giành cho em như thế thì oan quá! :)
TK8 đúng là thông minh, biết nghe lời Đ, còn mình ngốc quá, phân công Đ ngồi nhà, xông pha một thời, nay mới thấy thậm ngu, được gì chứ khi về thấy TK8 đang cưỡi trên đầu mình! Bái phục ông em.
VNQ: thế là siêu lắm rồi, hồi chú
4/ thì anh mới 0/ thôi mà, người tốt vậy nên đến giờ Đ vẫn tín nhiệm cho ở lại canh giữ đất nước,cho bọn ngốc nó về hưu hưởng nốt phần đời còn lại.
VNQ@ à! mải trêu anh Tk5 nên nhầm chút đỉnh, cứ ngược lại là xong nhể Hihi, cười thế thôi chứ đau lòng quá, lính Trỗi tài ba, giáo dục cẩn thận, dũng cảm có thừa, vậy mà....đất nước này nát là phải thôi.
@Tt:Ở đây không "Bình loạn" nhé!Ai cũng một thời trẻ trai?Già rồi phải nghỉ cho lớp sau còn chỗ mà TIẾN BỘ.Giày dép còn cố SỐ nữa là chúng mình?Hãy nghỉ đến những BANTROI hy sinh rồi mình mới thấy hạnh phúc quá,vì mình còn sống để chứng kiến dòng đời trôi,dù có chỗ không phải lúc nào cũng như ý!/TBK4
Đăng nhận xét