Việt Nam có khắc tinh máy bay tàng hình J-20 Trung Quốc
Phụ nữ today
Trong các loại vũ khí, trang bị thế hệ mới của Quân đội nhân dân Việt Nam có một loại radar ‘khủng’ được xem là khắc tinh của máy bay tàng hình J-20 Trung Quốc.
XEM TIẾP
Radar RV-01/Vostock-E được Văn phòng Agat/KB Radar (CH Belarus) thiết kế và đã được Việt Nam nghiên cứu cải tiến một số tính năng, nhằm phát hiện các mục tiêu bay, tự động bám và phân loại mục tiêu cũng như truyền dữ liệu tới các hệ thống kiểm soát và chỉ huy tích hợp. Sau khi hoàn thành thủ nghiệm 1 hệ thống, hiện Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiến hành trang bị đại trà cho các đơn vị radar cảnh giới.
Tờ Hoàn Cầu cho biết: Việt Nam đã mua từ Belarus một số lượng lớn loại radar phòng không RV-01/Vostock-E, và có thể được triển khai ở Vịnh Bắc Bộ hướng ra Biển Đông Việt Nam. Theo phân tích, loại radar này tốt hơn so với các sản phẩm tương tự ở Nga, với khả năng phát hiện cả máy bay tàng hình, Việt Nam triển khai loại radar này nhằm mục tiêu để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông với loại máy bay chiến đấu tàng hình mới J-20
J-20 được Trung Quốc mệnh danh là thế hệ máy bay thứ 5, có thể sánh ngang với các máy bay hiện đại hàng đầu của Mỹ và Nga.
Tuy nhiên, giới chuyên gia vũ khí trên thế giới nhận định đây là một mẫu máy bay sao chép, thiết kế lai tạp với nhiều điểm giống Su-47 (cánh phụ), F-22 (cánh chính, mũi máy bay) và PAK FA(cánh đuôi song song và cánh tà).
Ngoài ra, J-20 còn tồn tại 2 điểm yếu chết người về phát triển động cơ và hệ thống radar. Giới chuyên gia Nga nhận định, để hoàn thiện được J-20, Trung Quốc cần ít nhất 8 năm nữa. Hành động chèo kéo Nga để mua một loạt Su-35 (Thế hệ máy bay thứ 4++ của Nga) của Trung Quốc cũng nhằm khắc phục quãng thời gian thiếu J-20 và dùng công nghệ của Su-35 bù đắp cho J-20.
Tuy nhiên, cách đưa tin của đài CCTV-4 truyền hình trung ương Trung Quốc lại khiến công luận phải lo ngại về những dấu hiệu tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm chuẩn bị cho âm mưu sử dụng vũ lực ở Trường Sa trong tương lai.
Nếu RV-01/Vostock-E cũng được Việt Nam triển khai ở biển Đông, J-20 sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn, thậm chí là dễ dàng bị vô hiệu hóa.
Theo tờ Military Review của Nga, trên thực tế, Việt Nam và Belarus đã có các cuộc đàm phán bao gồm rất nhiều nội dung cụ thể, quan trọng nhất trong đó là về radar RV-01/Vostock-E . Từ năm 2005, Việt Nam đã nhập khẩu bộ hệ thống radar RV-01/Vostock-E, radar đã được trang bị trong lực lượng phòng không của Việt Nam. Việt Nam trong những năm gần đây liên tiếp mua từ Belarus các bộ phận của loại radar RV-01/Vostock-E, để thực hiện việc sửa chữa nâng cấp và bảo trì.
Tầm trinh sát: 360km Cự ly phát hiện mục tiêu hoạt động tại độ cao 10.000m với xác suất hoang báo là 0,9 cho mỗi vòng quét trong môi trường có nhiễu (tương ứng công suất nhiễu tại ăng-ten phát nguồn nhiễu là 200W/MHz và cự ly từ đài tới nguồn nhiễu là 200km): - Máy bay B-52: từ khoảng cách 255km - Máy bay F-16: từ khoảng cách 133km - Máy bay tàng hình F-117A: từ khoảng cách 72km.
Radar có khả năng bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu bay khác nhau, nhận dạng 5 loại mục tiêu. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Rau muống Việt Nam có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.
Theo báo cáo, trong các cuộc đàm phán, phía Việt Nam đề nghị Belarus bán 20 bộ radar RV-01/Vostock-E . Belarus đã không chỉ đồng ý yêu cầu này của phía Việt Nam, mà còn mời các nhân viên kỹ thuật thuộc lực lượng phòng không Việt Nam đến thành phố Minsk để đào tạo giúp họ có thể sử dụng tốt hơn loại radar này. Phía Việt Nam cho biết rằng lực lượng kỹ thuật công nghệ xương sống của lực lượng phòng không đã được gửi sang Belarus và tháng Sáu năm nay, họ được đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Theo phân tích, tương lai Việt Nam sẽ tăng cường sắm thêm loại radar RV-01/Vostock-E để triển khai ở Biển Đông. Khi được trang bị loại radar RV-01/Vostock-E, phía Việt Nam sẽ thay đổi và làm chủ tình hình tác chiến ở Biển Đông khi Trung Quốc triển khai loại chiến đấu cơ J-20.
Loại radar RV-01/Vostock-E có thể dễ dàng tích hợp cùng toàn bộ các hệ thống phòng không, có thể chỉ huy và kiểm soát hệ thống, có nghĩa là sau khi nó phát hiện và khóa các mục tiêu máy bay chiến đấu của đối phương, nó thể nhanh chóng lựa chọn các loại vũ khí phòng không và thông tin để thực hiện việc tấn công trước tiên.
Thứ Tư, tháng 6 26, 2013
Radar RV-01/Vostock-E -Khắc tinh của J 20 Trung Quốc
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Tư, tháng 6 26, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
16 nhận xét:
Có thấy cái rada nào đâu, nhìn mờ mắt chỉ có đồng lúa xanh um và hàng chuối tươi tốt, xa xa là mấy sợi sắt đan xen, để lâu hoá rỉ.
Không cần rađa tốt làm gì, bởi đã có anh giai Nga và bạn Mỹ cùng canh giữ biển Đông rồi.
"Tầm trinh sát: 360km Cự ly phát hiện mục tiêu hoạt động tại độ cao 10.000m với xác suất hoang báo là 0,9 cho mỗi vòng quét trong môi trường có nhiễu "
Đề nghị xem lại mấy chữ tô đậm này, như vậy tức là trung bình 'báo động nhầm' 9 lần trong mười lần phát hiện mục tiêu?
Chả hỉu có "tàng hình" thật k, chắc vẫn có thiết bị fát hiện được, nhưng nhìu xiền. F-117 "ó đêm" đã bị bắn rơi từ lâu - nghe nói J-20 chưa qua được khả năng "tàng hình" của nó.
Cái trò này giống chơi bịp nhau: thấy hết làm bộ hổng thấy gì.
Có thèng trinh sát SR-71 (2 phi công) cũng kĩ thuật "tàng hình" nhưng radar hồng ngoại vẫn phát hiện được, có điều nó Nhanh wá (Mach 3,2 - ngang Mig -25) và Trần bay cao nên k bị bắn hạ chiếc nào, chừ vô bảo tàng rùi.
Cứ " Xu hào " thế này thì bao giờ mới nhớn được nhỉ ???
Nguồn QSVN:
TỔ HỢP ĐÀI RADAR CẢNH GIỚI CHUYÊN BẮT MÁY BAY TÀNG HÌNH RAU MUỐNG VIỆT NAM RV-01
Radar Rau muống Việt Nam (RV-01/Vostock-E) được Văn phòng Agat/KB Radar (CH Belarus) thiết kế và đã được Việt Nam nghiên cứu cải tiến một số tính năng, nhằm phát hiện các mục tiêu bay, tự động bám và phân loại mục tiêu cũng như truyền dữ liệu tới các hệ thống kiểm soát và chỉ huy tích hợp. Sau khi hoàn thành thủ nghiệm 1 hệ thống, hiện Quân chủng Phòng không - Không quân đang tiến hành trang bị đại trà cho các đơn vị radar cảnh giới.
Đặc tính tiên tiến:
- Cảnh giới tầm xa với độ chính xác cao, đặc biệt là có thể phát hiện rất hiệu quả các mục tiêu bay cỡ nhỏ và mục tiêu bay có tính năng tàng hình.
- Có khả năng cơ động đặc biệt theo kiểu "bắn và chạy" nhờ thời gian triển khai và thu hồi cực nhanh, không quá 6 phút với kíp chiến đấu chỉ gồm 2 người.
- Tăng khả năng kháng nhiễu và độ tin cậy
- Tác chiến hoàn toàn tự động, bao gồm phát hiện và bám các mục tiêu bay
- Hệ thống thu thập và xử lý tín hiệu số tiên tiến và hiệu quả cao
- Radar có khả năng sống sót cao nhờ khả năng đối phó tốt đối với các loại tên lửa chống radar.
Một hệ thống radar bao gồm:
- Xe mang antenna cùng thiết bị
- Trạm điều khiển tự động từ xa
- Máy phát điện diesel
Toàn bộ hệ thống gồm radar, trạm điều khiển và máy phát điện có thể được đặt trên khung gầm của 1 hoặc 2 xe vận tải việt dã 6x6. Trạm điều khiển tự động có thể triển khai cách xe antenna và thiết bị tới 500m. Để bảo vệ radar khỏi các tên lửa tầm nhiệt, máy phát điện có thể đặt cách radar tới 50m.
Theo nhà thiết kế, Rau muống Việt Nam – 01 (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến) có khả năng phát hiện máy bay tàng hình F-117A Nighthawk bay ở độ cao 10.000m từ cự ly 72km trong môi trường nhiễu mạnh và máy bay chiến đấu từ khoảng cách 350km nếu không bị nhiễu. Vì là radar mạng chủ động, nên nó có thể hoạt động trong điều kiện tốc độ gió lên tới 35m/s. Radar có khả năng bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu bay khác nhau. Một hệ thống bản đồ số cho phép radar hoạt động thuận tiện, hiển thị các tham số về mục tiêu. Rau muống Việt Nam có thể dễ dàng được tích hợp với các hệ thống thông tin tình báo chỉ huy C3I (C4I) nhờ hệ thống truyền dữ liệu số.
Thông số kỹ thuật (bản nguyên mẫu, chưa được Việt Nam cải tiến):
Tầm trinh sát: 360km
Cự ly phát hiện mục tiêu hoạt động tại độ cao 10.000m với xác suất hoang báo là 0,9 cho mỗi vòng quét trong môi trường có nhiễu (tương ứng công suất nhiễu tại an-ten phát nguồn nhiễu là 200W/MHz và cự ly từ đài tới nguồn nhiễu là 200km):
- Máy bay B-52: từ khoảng cách 255km
- Máy bay F-16: từ khoảng cách 133km
- Máy bay tàng hình F-117A: từ khoảng cách 72km.
Bám sát đủ tham số cùng lúc: 120 mục tiêu
Nhận dạng mục tiêu: 5 loại.
Theo mình hiểu cứ một vòng quét, trong điều kiện có nhiễu, mười lần báo động sẽ có chưa đến một lần hoang báo.
Nói khắc tinh này nọ là cách báo chí thổi vào tai những kẻ sợ ma. Cái con ma còn lâu mới xuất hiện trên thực tế ấy.
Còn hệ thống radar thì luôn được cải tiến phát triển mới, theo hướng "trừ ma". Chuyện bình thường. Vấn đề là mua được, và dùng được.
Noi chinh xac la V va B cung hop tac thiet ke ,san xuat .
TQT : thuật ngữ ,'hoang báo' được hiểu là 'báo động nhầm',tức là thực tế ko có mục tiêu nhưng mà 'báo' là 'có' ( nên có từ 'hoang' trước từ 'báo'). Với xx 'hoang áo' =0,9,có nghĩa là thông báo sai toét gần hết (xx 'hoang báo'=1.0 tức là hoàn toàn báo sai). Có lẽ đây là 'lỗi' của PV viết bài,ko có ý 'sửa' chữ của anh đâu ạ. nếu rada này được gọi là 'khắc tinh',thì trong tình huống có nhiễu đã nêu,cần hiểu là xx báo động chính xác =0.9 (cũng tức là xx hoang báo= 0,1): trung bình 9 lần 'đúng' có 01 lần 'sai' (do nhiễu tác động).
Ấy là tui hỉu như vậy, nói thêm cho zui zẻ-mà cũng có thể là 'hoang' báo. hihi...
Hehe! cái này cũng không phải chuyên môn của mình, thường đọc và nghe các chiên gia QSVN nổ, tuy nhiên cũng không mấy ai đủ hiểu biết để đi sâu xem cái 0,9 đó có ý nghĩa gì, chỉ là phán đoán với nhau vậy, cũng có thể tác giả đã dịch nhầm hoặc không giải thích rõ.
tài liệu là trích dẫn từ các nguồn chứ không phải do mình viết, do vậy anh em ta có chuyên môn về v/đ này nên "ném đá" thoải mái, trên các diễn đàn quân sự, việc phản bác để dẫn tới 'chân lý" còn cứng rắn gấp nhiều lần cơ, TL ạ.
Дальность обнаружения с вероятностью 0.9 при одной ложной тревоге за обзор в условиях воздействия АШП (эквивалентная спектральная плотность АШП на выходе антенны постановщика с учетом коэффициента усиления антенны 500 Вт/МГц, дальность до постановщика 500 км) на высоте 10000м:
• стратегический бомбардировщик B-52 / strategic bomber B-52 255 km
• истребитель F-16 / F-16 fighter 133 km
• самолёт-невидимка F-117A / F-117A stealth fighter 72 km
АШП - nhieu tap tich cuc
@QT: Nếu cái RADA này chỉ "Khắc tinh J20 TQ",thì nên xem lại J20TQ có phải là Tàng hình không?vì tui nghĩ Bước sóng mà chế ngự máy bay tàng hình thì máy bay nào của cả TA và Địch đều phải hiện cả!Riêng J20TQ mà phát hiện ra thì J20 không là Tàng hình!Tui nghĩ vậy,xin chỉ giáo của các CỤ chuyên ngành RADA!/TBK4
Vậy mới nói bài báo có tính "trấn ma trừ tà". Con J-20 nhà nó chưa thấy đâu đã vội khoe "thầy".
Các bọ không biết chứ tính năng tàng hình của máy bay có nhiều kiểu và nhiều chất lượng khác nhau. Mỹ chơi kiểu cấu tạo máy bay góc cạnh để giảm phản xạ Ra đa, Nga chơi kiểu triệt tiêu phản xạ Ra đa bằng cái gọi là hiệu ứng Plasma. Anh Khựa chỉ đi học mót, ăn cắp mỗi nơi một tý, những phân tích khoa học của các nhà quân sự Phương Tây đều đánh giá thấp khả năng "tàng hình" tức là khả năng phản xạ Ra đa của J20 Tầu. Có thể vì thế mà bị ra đa RV-OI tóm dính. Nếu là một cú tự sướng của QUÂN ĐỘI thì cũng có tác dụng lên dây cót cho khối đ/c đang sợ thua Khựa đấy :))
Theo như ông thiếu tướng giáo sư không quân người Czech tôi quen và Việt Thắng cũng đã có gặp ở Praha thì RV-01/Vostock-E được Belarus copy từ VERA của Czech nhưng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bằng bản gốc và có một số nhược điểm nhất định. Theo như thông tin của BQP Czech thì Việt Nam đã mua RV-01/Vostock-E với giá đắt hơn 1,5 - 1,6 lần giá mà Belarus bán cho một vài nước khác.
Nghe nói Vera không được phép của NATO bán cho VN?
H.T: Đúng là lúc đầu thì Mỹ (chứ không phải NATO) không đồng ý để Czech bán VERA cho Việt Nam mặc dù thỏa thuận giữa hai nước đã đến bước chuẩn bị ký nhưng từ năm 2008 thì lệnh này đã bị hủy bỏ. Vì chính thời kỳ đó Czech không được phép bán nên Belarus mới tranh thủ cơ hội để mời chào VN mua rada của mình. Theo như tôi được biết thì tuy bán rada nhưng Belarus chỉ hướng dẫn VN một phần cách sử dụng chứ không hướng dẫn toàn bộ và những gì họ quảng cáo cho rada không đáp ứng đúng với công dụng thật sự của nó.
Đăng nhận xét