Thứ Ba, tháng 5 28, 2013

Người Diêm điền phát âm

(theo vnexperss, trích)

Người làng Diêm Điền, Đồng Hới, Quảng Bình, có giọng nói líu lo và rất nhanh. Họ phát âm sai nhiều từ, đồng thời ngữ âm, thổ âm quá nặng, khi nói lại lên bổng xuống trầm, nhấn mạnh, đãi dài ra.

Các từ có chữ đầu là S, Tr, D thì sẽ nói thành Th, T, R.

Với chữ L, N thì nói ngược như một số tỉnh phía Bắc sang N, L.

Thanh không phát âm như thanh huyền, như không thành ra khồng, ăn thành ằn, ba thành bà. Ngược lại, trong một số trường hợp, đôi khi chữ có thanh huyền họ phát âm ra thành thanh không, như ngày lại nói thành ngay.

Các chữ có dấu hỏi, dấu ngã, thì phát âm chữ hỏi ra lơ lớ giữa hoi, hói, hòi, hoặc chữ ngủ nghe na ná chữ ngù, ngũ, ngụ, y như đang luyến láy một nốt nhạc.

Chuyện rằng:

Chàng trai người Diêm Điền ngồi với cô gái khác làng dưới ánh trăng, chàng nói “Hồm này tời thao thưa, tăng tháng thủa em hè” (hôm nay trời sao sưa, trăng sáng sủa em nhỉ).

Năm 1972, một lần đơn vị tui (người viết) hành quân đêm giữa rừng, tui phát hiện “tước mặt có một cái hố thâu”, bèn “tuyền ra thau hang quân là phía tước có hổ”. Chẳng hiểu giọng nói của tui “nàm thao mà các bố chạy tán noạn cả”.

Thợ Diêm Điền ở trên mái nhà nói với một thợ làng khác đứng phía dưới “May ném cho tớ cái rựa với”. Anh thợ ở dưới nói với lên “Khi nãy tao bỏ một cái trên đó rồi, ngay dưới chân mi đó”. Nói qua nói lại không được, tìm quanh tìm quất mãi vẫn không thấy cái rựa đâu, anh thợ người Diêm Điền phải trèo xuống lấy lên. Té ra tiếng “rựa” đã bị nhấn mạnh, nặng nề, nghe cứ na ná như “rưa”, “rửa”, “rữa” hoặc gì gì khác, nên anh kia tưởng là anh này ... (có lẽ là) cần bật lửa để hút thuốc chăng.

Ra khỏi phòng khám, cô gái người Diêm Điền (bị bệnh đau bụng) nói với chồng “Họ hoi lúc tháng đã ằn uống nhi chưa để nàm xét nghiệm máu. Nói với họ nà có đi uống nhiều nần nước tong rồi. Rứa ma họ cứ bóp bụng nói nà đã bị tiêu chay vi ngộ độc thức ăn. Em bảo nà không phải, lói mãi lói mãi thi họ mắng: đã đi ra nước tong tỏng rồi mà còn khồng phải nà tiêu chay”.


Người làng Diêm Điền có gốc gác ở các tỉnh phía Bắc di cư vào Đồng Hới từ hơn 400 năm trước. Làng nằm trên doi đất dài, như ngón chân con chim khổng lồ duỗi ra. Nhiều người nói vui là có lẽ vậy nên người Diêm Điền nói tựa chim hót.

4 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Tây bảo VN nói như chim hót, người VN bảo Diêm Điền mới đúng đất nghệ chim :-)

Dũng Sô nói...

Tiếng địa phương của Quảng Bình thì nhiều vô kể. Mấy chú nhóc ở với mình khi nói chuyện với người vùng khác phải có "phiên dịch".Con dao rựa tiếng miền trung là vậy,song các chú nói là con RẠ , cao gọi là CÔI. Ví dụ một câu cần phải phiên dịch: Mi lên côi đài khôông?: Mày có lên đài quan sát(đài chỉ huy) không?...Tiếng đia phương vùng cao của QB thì còn lai cả tiếng Mường nũa, tất nhiên là phải nói theo giọng QB.Mấy cái ni phải để anh Trt phát biểu thì chuẩn hơn.

TK8 nói...

Sau 15 fút được bác HCQ & DS bổ túc cấp tốc, cháu đã nói thành thạo tiếng Diêm Điền:

"Tường Tỗi thang Quế Nâm các táu con cặt Nê, Táo Công Thã. Có thai thì fải chửa."

(Trường Trỗi sang Quế Lâm các cháu còn cắt trộm Lê, Táo Công Xã. Có sai thì fải sửa chữa.)

thuybeu-K4 nói...

Ấy, tui phát hiện ra từ 1969 là ở làng SIÊU QUẦN,Huyện Tả Thanh oai cũng nói "Như chim hót"-trong phim SAO THÁNG TÁM ấy...hay là dân Diêm Điền có gốc là dân làng Siêu quần đi cư vào?/Hay là HT gọi một số nhà DÂN TỘC HỌC đi điền dã thử xem,có khi thú vị đấy!