Có rất nhiều thí dụ về tính viển vông của người VN ta thời nay. Sự viển vông mang lại thất vọng cho ai đó trong công việc riêng của mình khi không đạt, cũng có sự viển vông mang lại thất vọng cho cả xã hội khi đó là "đầu ra sáng kiến" của những ông... thần thăng.
Tôi vẫn nói rằng đó là vì người ta chỉ biết đặt đích đi tới mà không cần biết có con đường nào; hoặc nói một cách đơn giản: không tính tới kỹ thuật thực hiện. Không có kỹ thuật thực hiện thì việc trong tầm tay cũng có thể thất bại; tháo một con ốc nhỏ mà không hứng dè chừng tới hồi nó rơi có khi mất luôn.
Tình cờ đọc được một đoạn trên SGTT: "Tôi nghĩ rằng những người trí thức cấp tiến thường muốn giải quyết cái ác trong xã hội một lần cho mãi mãi bằng phương cách đơn thuần là tổ chức lại xã hội. P.I. Novgorodsev trong bài viết Bàn về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga (1918) đã cảnh cáo: “Nhưng nếu cuộc đấu tranh chống lại cái ác trong xã hội là nhiệm vụ cao cả nhất của quá trình xây dựng quốc gia thì thử nghiệm việc đào tận gốc trốc tận rễ ngay lập tức và toàn triệt cái ác chỉ là niềm tin mù quáng của lý trí con người, hoá ra lại là một cái ác khủng khiếp hơn rất nhiều và sẽ đưa đến những tai hoạ còn nặng nề khó chịu hơn nhiều”. Đã như thế rồi mà lại độc quyền chân lý nữa thì tai hoạ không biết thế nào mà lường. Tôi nghĩ mọi người đã nhận ra kết quả của những việc làm đầy hoang tưởng là như thế nào. Cho nên, một lần nữa, chế độ dân chủ và tự do cạnh tranh lại là con đường đúng đắn, con đường này tưởng như chậm chạp, nhưng chắc chắn và nếu có những bước đi sai lầm thì cũng không lớn, có thể dễ dàng sửa chữa được".
Một câu của ông Nga và một câu của ông Ta tung hứng cách nhau gần thế kỷ, cũng có điều để suy ngẫm về kỹ thuật thực hiện.
Ngẫm ra có cái đúng với lịch sử trăm năm, có cái chưa đúng nếu xét theo tinh thần... tôn giáo???
Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Kỹ thuật thực hiện
Gửi bởi HữuThành.Nguyễn lúc Thứ Ba, tháng 4 09, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét