Thứ Sáu, tháng 8 17, 2012

Tin tưc quân sự: Việt nam nhận thêm hai tầu chiến Svetlyak

Hải quân Việt Nam sẽ được tăng cường sức mạnh.
Theo Military Paritet, tàu vận tải Eide Transporter (Công ty Eide Marine Services, Na Uy). Eide Transporter cũng chính là tàu vận chuyển cả hai tàu hộ tống Gepard 3.9 cho Hải quân Việt Nam trong năm 2011.
Nga bàn giao hai tàu tuần tra Svetlyak đầu tiên cho Hải quân Việt Nam vào năm 2002. Hai tàu Svetlyak đầu tiên được Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt tên lần lượt là HQ-264 và HQ-265.

Hai tàu Svetlyak của Việt Nam bắt đầu hành trình về Việt Nam, trên tàu Eide Transporter, loại tàu vận tải cỡ lớn và đã nhiều lần tham gia vận chuyển tàu quân sự, đặc biệt là tàu ngầm
Xem tiếp

Từ năm 2008, Việt Nam tiếp tục ký hợp đồng với Rosoboronexport mua 4 tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak.
Hai tàu trong số đó được đóng tại Công ty cổ phần đóng tàu Almaz ở St Petersburg và đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2011.
Hai tàu Svetlyak tiếp theo được bắt đầu đóng tại nhà máy đóng tàu của công ty Vostochnaya Verf ở Vladivostok từ ngày 22/7/2009 với số hiệu lần lượt là 420 và 421.
Cả hai tàu này cũng được dự kiến hoàn thành vào năm 2011, nhưng do việc cung cấp pháo 76 mm AK-176 cho tàu bị trì hoãn và kết quả là tới ngày 14/8 vừa qua mới bắt đầu được chuyển về Việt Nam.


Trong thời gian tới, Hải quân Việt Nam sẽ sớm có thêm hai tàu tuần tra mới, tăng cường sức mạnh.

Tàu Project 10412 Svetlyak là biến thể của tàu tuần tra lớp Project 10410 do Viện TsMKB Almaz thiết kế cho các đơn vị hải quân biên phòng của Ủy ban An ninh Nhà nước Liên Xô KGB vào cuối thập niên 1980.
Tàu Svetlyak có trọng tải là 364 tấn, dài 49,5m, rộng là 9,2m, mướn nước 2,4m. Tốc độ tối đa của tàu lên tới 31 hải lý/h (khoảng 50 km/h). Hành trình dự trữ của tàu lên tới 2.200 hải lý, có khả năng hoạt động độc lập liên tục trong 10 ngày đêm.
Vũ khí trên tàu bao gồm: 1 pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-306, 1 pháo 76,2 mm AK-176M, hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M và hai súng máy 14,5mm.
Như vậy, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tiếp nhận 2 chiếc tàu tuần tra Svetlyak, nâng tổng số tàu loại này đưa vào hoạt động trong thời gian gần lên 6 chiếc, tăng cường đáng kể sức mạnh cho cho Hải quân Việt Nam, đảm bảo nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền.
Đất Việt

Nga triển khai S-400 ở khu vực giáp Trung Quốc và Triều Tiên


Hệ thống phòng không S-400 Triumf – Nguồn: Military Today

RIA Novosti dẫn lời phát ngôn viên Quân khu Viễn Đông Nga cho biết trung đoàn thứ tư được trang bị hệ thống phòng không hiện đại S-400 Triumf sẽ bắt đầu đi vào trực chiến ở khu vực này trong hôm nay, 16.8. Trung đoàn sẽ được triển khai gần thành phố cảng Nakhodka ở vùng Primorye, thuộc khu vực Viễn Đông của Nga, giáp giới với Trung Quốc và Triều Tiên. S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không bao gồm các máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược… trong khoảng cách lên đến 400 km và ở độ cao lên tới 30 km.

Trước đó, quân đội Nga cũng đã triển khai các trung đoàn trang bị S-400 ở khu vực thủ đô Moscow và vùng Baltic. Đến năm 2020, dự kiến Nga sẽ có 28 trung đoàn trang bị tên lửa S-400, mỗi trung đoàn gồm 2 tiểu đoàn, chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu ở những vùng ven biển và biên giới.

Nguồn  TNO
Nga trang bị siêu tăng T-99 để đối phó Trung Quốc

Năm 2015, Nga trang bị tăng chủ lực thế hệ mới T-99. Đây có thể chính là tăng thế hệ mới Armata mà gần đây được nói đến nhiều. Đến năm 2015, Nga dự định bắt đầu hiện đại hóa bộ đội tăng-thiết giáp và cơ giới hóa của họ. Nga đang chế tạo một họ xe chiến đấu mới, trong đó có “tăng chủ lực hoàn toàn mới” Т-99. Mẫu chế thử T-99 sẽ sẵn sàng cho thử nghiệm vào năm 2013, tức sớm hơn dự định khoảng 10 tháng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Nga Laeksandr Sukhorukov cho biết. Xe tăng mới đang do Uralvagonzavod phát triển ở Omsk và dự định bắt đầu chuyển giao cho quân đội Nga vào năm 2015. Dự kiến, đến năm 2020, Nga sẽ sản xuất tổng cộng gần 2.300 tăng chủ lực T-99. Đáng lưu ý là Nga dự định tác chiến không chỉ chống lực lượng NATO mà có ý nghĩa hàng đầu là các kế hoạch đối phó với các quốc gia Hồi giáo cực đoan ở biên giới phía nam và sức mạnh gia tăng của Trung Quốc ở phía đông. Bộ đội tăng-thiết giáp và cơ giới hóa của Nga là yếu tố chính để giành ưu thế quân sự hay sự cân bằng chống lại các mối đe dọa đó. Trình độ công nghệ để hóa giải các mối đe dọa đó có thể không tiên tiến như để chống Mỹ và NATO.

Hình dáng giả định của tăng chủ lực mới của Nga

Theo thông tin sơ bộ, Т-99 sẽ là xe tăng ít có tính cách mạng về mặt công nghệ so với dự án tăng bất thành Objekt 195 (Т-95). Т-99 sẽ có trọng lượng nhỏ hơn nên sẽ cơ động hơn và không đắt tiền như T-95 tham vọng hơn. Công nghiệp Nga cũng đang phát triển họ xe chiến đấu thiết giáp 8 bánh lốp Bumerang để thay thế các xe bọc thép chở quân BTR-90. Ngoài ra, họ cũng đang nghiên cứu chế tạo xe chiến đấu bánh xích Kurganets-25 có mức độ chuẩn hóa cao với xe tăng mới. Trên cơ sở xe này sẽ phát triền các biến thể khác nhau để thay thế dần dần các xe BMP, BMD, MT-LB và các xe xích khác.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Nga-trang-bi-sieu-tang-T99-de-doi-pho-Trung-Quoc/20128/51914.vnd

Raytheon hoàn thành bom tiểu hình Pyros cho UAV

Raytheon hoàn tất phát triển bom Pyros dùng để trang bị cho các máy bay không người lái (UAV) chiến thuật.









Raytheon đã hoàn thành thử nghiệm phần chiến đấu và hệ dẫn của bom tiểu hình Pyros (còn gọi là STM). Các cuộc thử nghiệm đã trình diễn khả năng của hệ dẫn (laser bán chủ động/GPS) của bom, sensor độ cao kích nổ, thiết bị điện tử và phần chiến đấu đa năng. Pyros được thả ngày 18/7/2012 tại trường thử Yuma, bang Arizona từ một UAV Cobra của công ty Raytheon trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu. Một chiếc bia đã được sử dụng để mô phỏng các phiến quân đang cài bom tự tạo. Phần chiến đấu của bom được kích hoạt ở độ cao do sensor xác định. Ngòi nổ có thể lập trình trước để kích nổ ở một số chế độ, trong đó có chế độ tiếp xúc, không tiếp xúc và nổ chậm, cho phép tiêu diệt đối phương trong các tòa nhà và sau các bức tường.

Theo các nhà thiết kế, tất cả các hệ thống của bom đã hoạt động đúng theo yêu cầu. Raytheon không tiết lộ bom Pyros được thả ở cự ly và độ cao nào mà chỉ nói rằng, cuộc thử nghiệm cho thấy mức độ sẵn sàng cao của Pyros. Bom tiểu hình Pyros được phát triển để trang bị cho các UAV Shadow, cũng như các máy bay chiến đấu hạng nhẹ đang được dùng trong các chiến dịch chống du kích. Bom này dùng để tiêu diệt mục tiêu mặt đất, trong đó có xe bọc thép nhẹ và sinh lực ngoài công sự. Ở giai đoạn tiếp theo, Raytheon dự định hoàn tất việc tích hợp bom cho các phương tiện mang khác nhau và bắt đầu chuẩn bị sản xuất.

Pyros về thực chất là một bom không điều khiển được trang bị hệ dẫn, có trọng lượng 6,13 kg (13,5 bảng), chiều dài 55,8 cm, đường kính 9 cm. Bom được lắp các cánh ổn định và cánh nâng gấp. Bom có tầm bay 6-9 km khi thả từ độ cao 8.000-12.000 ft. Trong thử nghiệm, Pyros được trang bị phần chiến đấu tạo mảnh 5 bảng BHive của công ty Nammo Talley, có tác động sát thương mạnh hơn ở bán cầu trước.

Ở giai đoạn đầu, bom được dẫn bằng hệ dẫn kết hợp quán tính/GPS. Ở giai đoạn cuối, bom sử dụng đầu tự dẫn laser bán chủ động để đạt độ chính xác cao. Hệ dẫn kết hợp quán tính/GPS/laser bán chủ động cho phép bom Pyros tiêu diệt mục tiêu động. Raytheon đang tính toán việc cải tiến thích ứng Pyros để phóng bằng bệ phóng tiêu chuẩn đang sử dụng để phóng tên lửa Griffin trên các máy bay KC-130J Harvest Hawk của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) và MC-130W Dragon Spear của Bộ Chỉ huy Tác chiến đặc biệt Mỹ. Bom Pyros được phát triển để trang bị cho các UAV chiến thuật RQ-7B Shadow vốn đang được sử dụng nhiều ở Afghanistan. Theo đánh giá của Raytheon, bom này đáp ứng rất tốt yêu cầu của quân đội Mỹ đối với một bom nhẹ chính xác cao, uy lực mạnh chuyên dùng cho UAV. Hiện nay, USMC đang sử dụng thử một loại bom chưa tiết lộ dùng để trang bị cho UAV Shadow, nhưng Raytheon cho biết đó không phải là Pyros. Khi cần, Raytheon có thể bảo đảm cung cấp Pyros cho quân đội Mỹ trong vòng 1 năm.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/ktqs/khongquan/vkhk/Raytheon-hoan-thanh-bom-tieu-hinh-Pyros-cho-UAV/20128/51919.vnd

                                Tin Tham khảo  về lực lượng Hải quân Việt nam                                                 
                            Quân chủng Hải quân


 Tổng quan
Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.
Bộ tư lệnh Hải quân chỉ huy toàn bộ lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam. Bộ Tư lệnh có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh, Chính uỷ và Phó Chính uỷ, các cơ quan đảm nhiệm các mặt công tác quân sự; công tác đảng, công tác chính trị; kỹ thuật; hậu cần. Hải quân nhân dân Việt Nam có 3 vùng Hải quân (1, 2, 3) và các đơn vị trực thuộc.
Lực lượng chủ yếu của Hải quân nhân dân Việt Nam là các đơn vị tàu mặt nước, pháo - tên lửa bờ biển; hải quân đánh bộ; đặc công hải quân và các đơn vị phòng thủ đảo. Hải quân nhân dân Việt Nam đã được tăng cường lực lượng và phương tiện để làm tốt nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn. Trong tương lai, Hải quân nhân dân Việt Nam được tăng cường trang bị vũ khí hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu để có đủ khả năng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Hải quân nhân dân Việt Nam có truyền thống rất vẻ vang, lập công lớn trong chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của không quân và hải quân Mỹ nhất là thành tích chống phong toả đường biển và các nhiệm vụ được giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quân chủng Hải quân được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.

 Biên chế tổ chức
 Các vùng hải quân:
 Vùng A hải quân:
- Lữ đoàn tàu tên lửa
- Lữ đoàn tàu tuần tiễu
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ phòng thủ bờ biển
- Lữ đoàn đặc nhiệm bảo vệ đảo
- Lữ đoàn phòng không
- Trung đoàn radar cảnh giới và thông tin liên lạc
Địa bàn quản lý là các tỉnh có đường bờ biển tương ứng với Quân khu 1.

 Vùng B hải quân:

- Lữ đoàn tàu tên lửa
- Lữ đoàn tàu tuần tiễu
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ phòng thủ bờ biển
- Lữ đoàn đặc nhiệm bảo vệ quần đảo Trường Sa
- Lữ đoàn phòng không
- Trung đoàn radar cảnh giới và thông tin liên lạc
Địa bàn quản lý là các tỉnh có đường bờ biển tương ứng với Quân khu 2 (bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

 Vùng C hải quân:
- Lữ đoàn tàu tên lửa
- Lữ đoàn tàu tuần tiễu
- Lữ đoàn bộ binh nhẹ phòng thủ bờ biển
- Lữ đoàn đặc nhiệm bảo vệ đảo
- Lữ đoàn phòng không
- Trung đoàn radar cảnh giới và thông tin liên lạc
Địa bàn quản lý là các tỉnh có đường bờ biển tương ứng với Quân khu 3.


 Đặc công Hải quân và Hải quân đánh bộ:

 Đặc công hải quân:
- Lữ đoàn đặc công nước 126 (Quảng Ninh/Hải Phòng)
- Lữ đoàn đặc công nước 196 (Cam Ranh): có thêm hình thứ­c tác chiến & đột kích bằ­ng tàu ngầm đổ bộ.

 Hải quân đánh bộ:
- Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101 (Cam Ranh)
- Lữ đoàn hải quân đánh bộ 145 (Quảng Bình/Quảng Trị)
- Lữ đoàn hải quân đánh bộ 147 (Quảng Ninh/Hải Phòng)

 Tên lửa bờ:
- Lữ đoàn tên lửa bờ 679: 2 hệ thống
- Lữ đoàn tên lửa bờ 680: 3 hệ thống

 Liên đội tàu đặc nhiệm (tương đương Hạm đội):
- Lữ đoàn tàu tên lửa biển xanh
- Lữ đoàn tàu ngầm: trang bị tàu ngầm Kilo-636MV và Amur-1650
- Lữ đoàn tàu tuần tiễu pháo/tên lửa hỗn hợp

 Liên đội không quân hải quân (tương đương sư đoàn):
- Trung đoàn không quân trinh sát và vận tải 901: C-130J, An-26, DCH-6, CASA C-212, M-28
- Trung đoàn không quân trực thăng 954: Ka-28 ASW; EC-155 SAR, EC-255 ASW & Utility, Ka-32S/T Utility

 Bộ tư­ lệnh cảnh sát biển:
- Vùng 1 cảnh sát biển:
- Hải đội 1 tuần tiễu xa bờ
- Hải đội 2 tuần tiễu ven bờ
- Phân đội trực thăng tuần tiễu, tìm kiếm cứu nạn: trang bị 4 Ka-226
Địa bàn quản lý là các tỉnh có đường bờ biển tương ứng với Quân khu 1.

 Vùng 2 cảnh sát biển:
- Hải đội 1 tuần tiễu xa bờ
- Hải đội 2 tuần tiễu xa bờ
- Hải đội 3 tuần tiễu ven bờ
- Phân đội trực thăng tuần tiễu, tìm kiếm cứu nạn: trang bị 4 Ka-226
Địa bàn quản lý là các tỉnh có đường bờ biển tương ứng với Quân khu 2 (bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa).

 Vùng 2 cảnh sát biển:
- Hải đội 1 tuần tiễu xa bờ
- Hải đội 2 tuần tiễu xa bờ
- Hải đội 3 tuần tiễu ven bờ
- Phân đội trực thăng tuần tiễu, tìm kiếm cứu nạn: trang bị 4 Ka-226
Địa bàn quản lý là các tỉnh có đường bờ biển tương ứng với Quân khu 3.

C. Trang bị:
1. Lữ đoàn bộ binh cơ giới thuộc quân đoàn:
 Biên chế chung:
- 3 tiểu đoàn bộ binh cơ giới thiết giáp
- 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới ô tô
- 1 tiểu đoàn hỏa lực hỗn hợp
- 1 tiểu đoàn phòng không hỗn hợp
- 1 tiểu đoàn đảm bảo hỗn hợp: đại đội sửa chữa, đại đội công binh vật cản/công trình cơ giới, đại đội công binh vượt sông cơ giới.
- 1 đại đội trinh sát cơ giới

 Trang bị cụ thể:
- Tiểu đoàn bộ binh cơ giới thiết giáp có 18 BTR-70/80/80A; 18 BMP-2/3, 3 2S23 cối tự hành 120mm
- Tiểu đoàn bộ binh cơ giới ô tô có 36 Kamaz hoặc Ural 6x6, pháo mang vác.
- Tiểu đoàn hỏa lực hỗn hợp: 1 đại đội pháo tự hành 6 khẩu 2S9-120mm; 1 đại đội pháo xe kéo 6 khẩu Nona-120mm, 1 đại đội tên lửa chống tăng AT-13/14 đặt trên khung gầm xe UAZ hoặc Gaz-66/3308 Sadko (6 xe).
- Tiểu đoàn phòng không hỗn hợp: 1 đại đội pháo phòng không tự hành 2 ZSU-23-4MV và 2 ZSU-23-4MV/Igla-S; 1 đại đội pháo phòng không 4 ZU-23M và 2 ZU-23M1/Igla-S đặt trên khung gầm Gaz-66/3308, 1 đại đội súng máy phòng không 6 khẩu 12,7mm có xe kéo (Uaz).
- Đại đội trinh sát: 6 xe BMRD-2/BMR-3K RYS.

 Tổng trang bị:
- 54 BTR-70/80/80A
- 54 BMP-2/3
- 6 BMRD-2/BMR-3K RYS
- 72 Kamaz hoặc Ural 6x6
- 9 2S23 cối tự hành 120mm
- 6 2S9 pháo tự hành 120mm
- 6 pháo xe kéo Nona-K 120mm
- 6 hệ thống AT-13/14 đặt trên khung gầm Uaz hoặc Gaz-66/3308
- 2 ZSU-23-4MV
- 2 ZSU-23-4MV/Igla-S
- 4 ZU-23M đặt trên khung gầm Gaz-66/3308
- 2 ZU-23M1/Igla-S đặt trên khung gầm Gaz-66/3308
- 6 AAA 12,7mm có xe kéo (Uaz)
- 2 xe cứu kéo/sửa chữa BREM-K
- 2 xe cứu kéo/sửa chữa BREM-L
- 2 xe cứu thương BTR-70/80

Nguồn vnmilitaryhistory.net

5 nhận xét:

thuy beu K4 nói...

@BT: Như vậy VN đã có 4 vũ khí đủ sức răn đe kẻ thù:-Tàu hộ vệ tên lửa/Tàu ngầm lớp Kilo/Tên lửa bờ Pasion 300/Máy bay đánh chặn SU30KN và máy bay SU30KM2V/Chỉ có đủ 4 thứ đó mới mong Tầu chùn bước xâm phạm bờ cõi mà ông cha ta đổ bao xương máu mới giành được!

HữuThành.Nguyễn nói...

Xem ra cái ý đồ ăn thịt người cháy bỏng của bọn Đại Hán kỷ thứ 21 còn lớn hơn 20 kỷ trước cộng lại. Chúng đang còn dám mó d.. luật lệ và điều ước quốc tế.
Bởi vậy vũ khí là quan trọng để chúng phải trả giá đắt, nhưng quan hệ quốc tế lành mạnh và tỉnh táo mới là quyết định ngay khi chúng liều lĩnh dám động binh.

TQtrung nói...

Những động thái dồn dập nhân vũ khí của VN vừa qua chứng tỏ một điều rằng không phải lãnh đạo VN không nhận thức được mối nguy hiểm của chó cắn càn, chỉ có điều TQ đã nhận nhầm thái độ nhún nhường quá đáng của VN là ươn hèn, một mặt VN chuẩn bị đối phó nhưng mặt khác lại tuyên truyền trong nhân dân về một tình hữu nghị không có thực, một bộ phận không nhỏ người Việt vẫn tin tưởng một cách mù quáng vào 16 chữ 4 tốt, nhất là các ông bà về hưu, tổ Đảng dân phố và không ít người có quan hệ làm ăn mật thiết với TQ nên mới có chuyện kinh tế phụ thuộc thái quá vào TQ, chấp nhận đưa thực phẩm độc hại về ăn để chỉ vài thế hệ nữa ung thư bệnh tật sẽ giết bớt người Việt, lúc đó chính là "bất chiến tự nhiên thành" đấy!!!Mình thấy đem vũ khí về thì thích nhưng thằng Tầu nó không thèm đánh đâu, cứ táo lê gà nho thuốc sâu đưa vào vài năm nữa là xong phim!

HữuThành.Nguyễn nói...

TQ sẽ bổn cũ soạn lại, thay "nạn kiều" bằng "ngư (dân) binh".
Với đám ngư binh này sẽ phải cẩn thận vì chúng đã "quyết tâm bảo vệ Tam Sa" trên biển VN. Mỗi tầu cá chỉ mang theo một tạ TNT áp sát là đủ tiêu diệt một tầu vài trăm tấn của CS biển hoặc tuần tra của HQ.
Ngư binh thì đông, ta thì ít, nó ở trong tối ta ở ngoài sáng. Học bài hải quân Nga bắn tầu cá TQ đi là vừa.

Nặc danh nói...

Cứ "chiến tranh lạnh" kiểu này thì chỉ có bọn buôn vũ khí là bổ.
(Chuyến này ông quyết đi buôn súng ... nhựa)

HMK6