Bạn "Vàng" đánh nhau với Liên xô, hồi đó mấy anh chính ủy tuyên truyền rằng Tầu bị Nga phang tên lửa, chết mấy sư đoàn, khối anh người Việt sướng rêm, mà cũng khối anh thân Tầu khóc rưng rức, vậy sự thật ra sao, xin mời đọc bài viết sau đây:
Hơn 40 năm trước, Trung Quốc đã cố gắng xâm chiếm đảo Damansky. 58 người lính biên phòng Xô viết đã ngã xuống để bảo vệ vùng đất nhỏ nhoi mà sau đó vào năm 1991, đã hoàn toàn thuộc về tay Trung Quốc.
Báo "Tin tức" đã tìm được một chứng nhân ở thành phố nhỏ Novoaltaisk: Vladimir Grechukhin là người duy nhất không cầm súng trên hòn đảo Damanski mà trong tay ông là chiếc máy ảnh. Cách đây không lâu ông vừa tròn 64 tuổi. Các phóng viên báo Tin tức tặng ông cuốn sách ảnh đăng những bức ảnh xuất sắc nhất của Tin tức trong 90 năm lịch sử toà báo.
Đáp lại, Grechukhin tặng các phóng viên tập thơ của mình và nói:"Tôi muốn tặng các anh cuốn album của tôi nhưng không thể. Phần lớn các bức ảnh hiện vẫn còn là bí mật". Được biết các bức ảnh của Grechukhin trong quá khứ được phục vụ cho công tác chính trị: Thủ tướng Liên xô Kosygin đã cho phía Trung quốc xem các bức ảnh để chứng minh rằng phía Liên xô không hề tấn công.
Mời xem tiếp....>> Bấm vào đây
Ngày 28/2, người ta mang đến cho chúng tôi mũ sắt-Vladimir Grechukhin nhớ lại-còn trước đó, lính biên phòng chỉ có mũ kê-pi. Nhưng dẫu sao thì chúng tôi vẫn không nghĩ rằng sẽ có chiến trận. Thời điểm đó, người Trung hoa đã 2 năm giở trò khiêu khích.
Mùa xuân năm 1969, Vladimir Grechukhin là phóng viên ảnh của tờ "Biên phòng Thái bình dương" đã sửa soạn về nhà sau một thời gian dài công tác đầy nỗ lực. Nhưng có những sư kiện đã thay đổi cuộc đời anh.
Sáng 2/3, cơ quan đã có những thông tin về sự tấn công. Tôi biết tướng Vasily Lobanov đã chuẩn bị sẵn sàng trực thăng. Nhận lệnh, tôi lên đường đến máy bay trực thăng. Sau 40 phút chúng tôi đã sẵn sàng. Tướng Lobanov ra lệnh"Bay thôi!". Các phi công nói"Vâng, xin tuân lệnh".
Sáng đó, trên băng giá sông Ussury xuất hiện mấy người lính Tàu. Ba lính biên phòng Liên xô, trong đó có trưởng đồn biên phòng Nizhne Mikhailovk là Ivan Strelnikov tiến đến gặp họ và nói mấy câu tiếng Nga thân thiện.
Trong thời điểm này, Nikolai Petrov-người phụ trách tuyên truyền của đồn bắt đầu tiến hành chụp ảnh và ghi hình. Anh chụp 3 bức ảnh bằng máy ảnh Zorky, xong lấy máy ra quay. Sau này khi Petrov đã bị bắn chết, quân Trung quốc đã đến lấy máy quay đem đi. Còn máy ảnh thì chúng không nhìn thấy nên vẫn còn.
-Tôi vẫn dạy cho cậu ta là nên giữ máy ảnh dưới áo lông cộc để tránh băng tuyết-Grechukhin nói-Sau này tôi đã tìm thấy máy ảnh trong đó. Về đồn, tráng rửa phim thì thấy trong đó có 4 kiểu. Kiểu đầu là cuộc họp Komsomol, còn 3 kiểu tiếp theo chụp cảnh Strelnikov tiến đến gặp lính Trung quốc( xem ảnh duới). Và sau đó thì anh ấy đã bị bắn...
Khoảng 300 lính Trung quốc đã tràn lên đảo. Sau khi Strelnikov bị bắn chết, hai bên đã giao tranh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Một nhóm quân biên phòng do trung uý Vitaly Bubenin ở đồn gần đó đã đến tiếp viện.
Xe thiết giáp bị trúng mìn của quân Trung quốc bị khựng lại và nhiều người đã hy sinh. Trung uý Bubenin dù bị thương chuyển ngay sang xe thiết giáp khác và tiếp tục đến điểm giao tranh. Quân Trung quốc sau đó đã phải rút chạy. Bubenin đúng là một người anh hùng. Sau khi tốt nghiệp Học viện, anh ấy lãnh đạo lực lượng đặc biệt ALFA và sau đó ít ai biết về công việc bí mật của anh ấy.
Grechukhin có mặt tại đảo khoảng nửa giờ sau khi kết thúc cuộc giao tranh. Khắp nơi bốc lên mùi máu, mùi thuốc súng, mùi tử khí...
Ngày mùng 5 và 6/3, người ta tiến hành chôn cất những người lính biên phòng hy sinh. Trên các bức ảnh của Grechukhin là hàng dãy quan tài. Khuôn mặt những người lính hy sinh có nét gì đó rất khắc khổ. Một vài người được phủ khăn lên mặt...
Ngày 15/3 lại tiếp tục nổ ra giao tranh. Khoảng 60 chiến sĩ biên phòng Xô viết chống trả sự tấn công của mấy trăm lính Trung quốc.Đến chiều thì đạn dược của quân biên phòng Xô viết bị hết và họ đành rút lui. Quân Trung quốc lại tràn lên đảo. Và khi đó thì "Grad"(một dạng Cachiusa cải tiến) bắt đầu lên tiếng.
Về sự tham gia của Grad-vũ khí hoả lực không nằm trong danh mục vũ khí của lính biên phòng-trong cuộc giao tranh biên giới này người ta chỉ dám nói thì thầm với nhau. Nguyên nhân rất đơn giản: Nếu như lính biên phòng giao tranh thì đó chỉ là tranh chấp biên giới. Còn khi một trong hai bên sử dụng hoả lực của quân đội thì đó đã là chiến tranh. Nhưng vào thời điểm 15/3/1969, không còn một sự lựa chọn nào khác.
Những cuốn phim chụp sự kiện giao tranh trên đảo Damanski sau này đã được người ta lấy đi và được coi là tối mật. Hiện chúng được lưu giữ tại Bảo tàng trung ương Biên phòng. Còn tác giả của những bức ảnh ngày xưa giờ chỉ còn lưu giữ các bức ảnh do bạn bè scan lại cho.
Sau sự kiện đảo Damanski, Grechukhin ở lại mảnh đất nhỏ này để tiếp tục công việc.
Phóng viên tờ Tin tức hỏi Grechukhin, rằng ông nghĩ gì về Damanski sau 40 năm. Người lính già trả lời:
-Về mặt luật pháp thì người Trung quốc đúng - ông nói - Biên giới trên sông phân định dựa vào lòng lạch. Đầu tiên dòng chảy thiên về bên lòng sông sâu thì đảo là của chúng ta. Thời điểm ngày đó, dòng chảy đã ở hiện trạng khiến cho đảo trên thực tế đã thuộc về Trung quốc. Năm 1969, lãnh đạo Liên xô đã có những thoả thuận về mặt nguyên tắc. Tôi hiểu điều đó quá chứ. Nhưng năm 1991, khi đảo Damanski được trao trả cho phía Trung quốc thì thật là đáng tiếc. Cho đến bây giờ tôi vẫn không ăn đồ Trung quốc, không mua thứ gì đồ của họ cả. Tôi, thực lòng mà nói, không tha thứ cho người Trung quốc về đảo Damanski. Vì đó không phải là chiến tranh, mà là một điều hèn mạt...
Theo HUNGMGMI (NUOCNGA.NET)
____________________________________________
THEO WIKIPEDIA
Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo đảo (珍宝岛) và Liên Xô gọi là Đảo Damansky (Остров Даманский) gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969.
Xung đột biên giới năm 1969
Căng thẳng gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo biên giới dài 4.380 km (2.738 dặm Anh) nơi mà 658.000 quân Xô Viết đối đầu 814.000 quân Trung Quốc. Vào ngày 2/3/1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết và các lực lượng Trung Quốc bất ngờ rơi vào xung đột. Cả hai đều cho rằng bên kia tấn công trước. Quân Xô Viết bị tổn thương 31 chết và 14 bị thương. Sau đó họ trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo. Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng Trung Quốc thiệt mất 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Trung Quốc tuyên bố chỉ mất vài mạng người, ít hơn nhiều so với thiệt hại của Liên Xô.
Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật tiến công trong khi xung quanh đầy thường dân, nông dân, và súc vật. Sau một vài lần đụng độ liên tiếp trong khu vực này và trong Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân.
Chỉ khi Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin viếng thăm Bắc Kinh trên đường trở về sau tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội thì một giải pháp chính trị đã làm nguội dần tình hình. Tranh chấp biên giới tạm ngưng, nhưng chưa thật sự được dàn xếp ổn thoả, và cả hai phía tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự của họ dọc theo biên giới.
Thương thuyết biên giới trong thập niên 1990
Một số cuộc thảo luận phân định biên giới nghiêm túc đã diễn ra cho đến ngay trước khi Liên Xô tan rã năm 1991. Đặc biệt, cả hai phía đồng ý rằng đảo Damansky/Trân Bảo là của Trung Quốc (cả hai đều tuyên bố hòn đảo này đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ vào lúc đạt được thỏa thuận).
Ngày 17/10 /1995, thỏa thuận về một đoạn biên giới dài 54 km cuối cùng đã đạt được, nhưng câu hỏi về việc kiểm soát ba hòn đảo trên sông Amur và sông Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết.
Trong một thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, được ký vào ngày 14/10/2004, có nói rằng cuộc tranh chấp cuối cùng đã được giải quyết. Theo thỏa thuận, Trung Quốc được giao quyền kiểm soát Đảo Tarabarov (Ẩn Long Đảo) và khoảng 50% Đảo Bolshoy Ussuriysky (Hắc Hạt Tử Đảo) gần Khabarovsk. Ủy ban Chấp hành của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc ký thông qua thỏa thuận này vào ngày 27/4/2005 và Viện Duma của Nga thông qua sau đó vào ngày 20/5/2005. Việc chuyển giao hoàn thành xong vào ngày 2/6/2005 khi thỏa ước được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Lý Triệu Tinh và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ký.
Báo "Tin tức" đã tìm được một chứng nhân ở thành phố nhỏ Novoaltaisk: Vladimir Grechukhin là người duy nhất không cầm súng trên hòn đảo Damanski mà trong tay ông là chiếc máy ảnh. Cách đây không lâu ông vừa tròn 64 tuổi. Các phóng viên báo Tin tức tặng ông cuốn sách ảnh đăng những bức ảnh xuất sắc nhất của Tin tức trong 90 năm lịch sử toà báo.
Đáp lại, Grechukhin tặng các phóng viên tập thơ của mình và nói:"Tôi muốn tặng các anh cuốn album của tôi nhưng không thể. Phần lớn các bức ảnh hiện vẫn còn là bí mật". Được biết các bức ảnh của Grechukhin trong quá khứ được phục vụ cho công tác chính trị: Thủ tướng Liên xô Kosygin đã cho phía Trung quốc xem các bức ảnh để chứng minh rằng phía Liên xô không hề tấn công.
Mời xem tiếp....>> Bấm vào đây
Ngày 28/2, người ta mang đến cho chúng tôi mũ sắt-Vladimir Grechukhin nhớ lại-còn trước đó, lính biên phòng chỉ có mũ kê-pi. Nhưng dẫu sao thì chúng tôi vẫn không nghĩ rằng sẽ có chiến trận. Thời điểm đó, người Trung hoa đã 2 năm giở trò khiêu khích.
Mùa xuân năm 1969, Vladimir Grechukhin là phóng viên ảnh của tờ "Biên phòng Thái bình dương" đã sửa soạn về nhà sau một thời gian dài công tác đầy nỗ lực. Nhưng có những sư kiện đã thay đổi cuộc đời anh.
Sáng 2/3, cơ quan đã có những thông tin về sự tấn công. Tôi biết tướng Vasily Lobanov đã chuẩn bị sẵn sàng trực thăng. Nhận lệnh, tôi lên đường đến máy bay trực thăng. Sau 40 phút chúng tôi đã sẵn sàng. Tướng Lobanov ra lệnh"Bay thôi!". Các phi công nói"Vâng, xin tuân lệnh".
Sáng đó, trên băng giá sông Ussury xuất hiện mấy người lính Tàu. Ba lính biên phòng Liên xô, trong đó có trưởng đồn biên phòng Nizhne Mikhailovk là Ivan Strelnikov tiến đến gặp họ và nói mấy câu tiếng Nga thân thiện.
Trong thời điểm này, Nikolai Petrov-người phụ trách tuyên truyền của đồn bắt đầu tiến hành chụp ảnh và ghi hình. Anh chụp 3 bức ảnh bằng máy ảnh Zorky, xong lấy máy ra quay. Sau này khi Petrov đã bị bắn chết, quân Trung quốc đã đến lấy máy quay đem đi. Còn máy ảnh thì chúng không nhìn thấy nên vẫn còn.
-Tôi vẫn dạy cho cậu ta là nên giữ máy ảnh dưới áo lông cộc để tránh băng tuyết-Grechukhin nói-Sau này tôi đã tìm thấy máy ảnh trong đó. Về đồn, tráng rửa phim thì thấy trong đó có 4 kiểu. Kiểu đầu là cuộc họp Komsomol, còn 3 kiểu tiếp theo chụp cảnh Strelnikov tiến đến gặp lính Trung quốc( xem ảnh duới). Và sau đó thì anh ấy đã bị bắn...
Khoảng 300 lính Trung quốc đã tràn lên đảo. Sau khi Strelnikov bị bắn chết, hai bên đã giao tranh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Một nhóm quân biên phòng do trung uý Vitaly Bubenin ở đồn gần đó đã đến tiếp viện.
Xe thiết giáp bị trúng mìn của quân Trung quốc bị khựng lại và nhiều người đã hy sinh. Trung uý Bubenin dù bị thương chuyển ngay sang xe thiết giáp khác và tiếp tục đến điểm giao tranh. Quân Trung quốc sau đó đã phải rút chạy. Bubenin đúng là một người anh hùng. Sau khi tốt nghiệp Học viện, anh ấy lãnh đạo lực lượng đặc biệt ALFA và sau đó ít ai biết về công việc bí mật của anh ấy.
Grechukhin có mặt tại đảo khoảng nửa giờ sau khi kết thúc cuộc giao tranh. Khắp nơi bốc lên mùi máu, mùi thuốc súng, mùi tử khí...
Ngày mùng 5 và 6/3, người ta tiến hành chôn cất những người lính biên phòng hy sinh. Trên các bức ảnh của Grechukhin là hàng dãy quan tài. Khuôn mặt những người lính hy sinh có nét gì đó rất khắc khổ. Một vài người được phủ khăn lên mặt...
Ngày 15/3 lại tiếp tục nổ ra giao tranh. Khoảng 60 chiến sĩ biên phòng Xô viết chống trả sự tấn công của mấy trăm lính Trung quốc.Đến chiều thì đạn dược của quân biên phòng Xô viết bị hết và họ đành rút lui. Quân Trung quốc lại tràn lên đảo. Và khi đó thì "Grad"(một dạng Cachiusa cải tiến) bắt đầu lên tiếng.
Về sự tham gia của Grad-vũ khí hoả lực không nằm trong danh mục vũ khí của lính biên phòng-trong cuộc giao tranh biên giới này người ta chỉ dám nói thì thầm với nhau. Nguyên nhân rất đơn giản: Nếu như lính biên phòng giao tranh thì đó chỉ là tranh chấp biên giới. Còn khi một trong hai bên sử dụng hoả lực của quân đội thì đó đã là chiến tranh. Nhưng vào thời điểm 15/3/1969, không còn một sự lựa chọn nào khác.
Những cuốn phim chụp sự kiện giao tranh trên đảo Damanski sau này đã được người ta lấy đi và được coi là tối mật. Hiện chúng được lưu giữ tại Bảo tàng trung ương Biên phòng. Còn tác giả của những bức ảnh ngày xưa giờ chỉ còn lưu giữ các bức ảnh do bạn bè scan lại cho.
Sau sự kiện đảo Damanski, Grechukhin ở lại mảnh đất nhỏ này để tiếp tục công việc.
Phóng viên tờ Tin tức hỏi Grechukhin, rằng ông nghĩ gì về Damanski sau 40 năm. Người lính già trả lời:
-Về mặt luật pháp thì người Trung quốc đúng - ông nói - Biên giới trên sông phân định dựa vào lòng lạch. Đầu tiên dòng chảy thiên về bên lòng sông sâu thì đảo là của chúng ta. Thời điểm ngày đó, dòng chảy đã ở hiện trạng khiến cho đảo trên thực tế đã thuộc về Trung quốc. Năm 1969, lãnh đạo Liên xô đã có những thoả thuận về mặt nguyên tắc. Tôi hiểu điều đó quá chứ. Nhưng năm 1991, khi đảo Damanski được trao trả cho phía Trung quốc thì thật là đáng tiếc. Cho đến bây giờ tôi vẫn không ăn đồ Trung quốc, không mua thứ gì đồ của họ cả. Tôi, thực lòng mà nói, không tha thứ cho người Trung quốc về đảo Damanski. Vì đó không phải là chiến tranh, mà là một điều hèn mạt...
Theo HUNGMGMI (NUOCNGA.NET)
____________________________________________
THEO WIKIPEDIA
Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo đảo (珍宝岛) và Liên Xô gọi là Đảo Damansky (Остров Даманский) gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969.
Xung đột biên giới năm 1969
Căng thẳng gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo biên giới dài 4.380 km (2.738 dặm Anh) nơi mà 658.000 quân Xô Viết đối đầu 814.000 quân Trung Quốc. Vào ngày 2/3/1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết và các lực lượng Trung Quốc bất ngờ rơi vào xung đột. Cả hai đều cho rằng bên kia tấn công trước. Quân Xô Viết bị tổn thương 31 chết và 14 bị thương. Sau đó họ trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo. Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng Trung Quốc thiệt mất 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Trung Quốc tuyên bố chỉ mất vài mạng người, ít hơn nhiều so với thiệt hại của Liên Xô.
Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật tiến công trong khi xung quanh đầy thường dân, nông dân, và súc vật. Sau một vài lần đụng độ liên tiếp trong khu vực này và trong Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân.
Chỉ khi Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin viếng thăm Bắc Kinh trên đường trở về sau tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội thì một giải pháp chính trị đã làm nguội dần tình hình. Tranh chấp biên giới tạm ngưng, nhưng chưa thật sự được dàn xếp ổn thoả, và cả hai phía tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự của họ dọc theo biên giới.
Thương thuyết biên giới trong thập niên 1990
Một số cuộc thảo luận phân định biên giới nghiêm túc đã diễn ra cho đến ngay trước khi Liên Xô tan rã năm 1991. Đặc biệt, cả hai phía đồng ý rằng đảo Damansky/Trân Bảo là của Trung Quốc (cả hai đều tuyên bố hòn đảo này đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ vào lúc đạt được thỏa thuận).
Ngày 17/10 /1995, thỏa thuận về một đoạn biên giới dài 54 km cuối cùng đã đạt được, nhưng câu hỏi về việc kiểm soát ba hòn đảo trên sông Amur và sông Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết.
Trong một thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, được ký vào ngày 14/10/2004, có nói rằng cuộc tranh chấp cuối cùng đã được giải quyết. Theo thỏa thuận, Trung Quốc được giao quyền kiểm soát Đảo Tarabarov (Ẩn Long Đảo) và khoảng 50% Đảo Bolshoy Ussuriysky (Hắc Hạt Tử Đảo) gần Khabarovsk. Ủy ban Chấp hành của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc ký thông qua thỏa thuận này vào ngày 27/4/2005 và Viện Duma của Nga thông qua sau đó vào ngày 20/5/2005. Việc chuyển giao hoàn thành xong vào ngày 2/6/2005 khi thỏa ước được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Lý Triệu Tinh và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ký.
Nguồn : Sao Đỏ
1 nhận xét:
Có những phần còn lại của thế giới, ngoài lãnh đạo TQ, đáng tin cậy hơn bởi vì "Tôi, thực lòng mà nói, không tha thứ cho người Trung quốc về đảo Damanski. Vì đó không phải là chiến tranh, mà là một điều hèn mạt..."
Chiến tranh 1979 thực chất là một thứ như thế.
Đăng nhận xét