Thứ Hai, tháng 4 16, 2012

Lý Sơn sắp có điện

Đất Việt:
Ông Cao Khoa, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cơ bản nhất trí phương án kéo cáp ngầm dưới biển cung cấp điện cho Lý Sơn để phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.
Phó thủ tướng cho rằng đây phương án khả thi nhất, bởi thực tế một số đảo nước ta cũng đã bằng cách này sẽ cơ bản và lâu dài hơn.
Ông Khoa cho hay đã chỉ đạo chấm dứt đầu tư dự án nhiệt điện tại huyện đảo Lý Sơn. Dự án Nhà máy nhiệt điện Lý Sơn được khởi công xây dựng tháng 7-2009, với mức đầu tư hơn 237 tỷ đồng, dự kiến sẽ phát điện vào năm 2011, cung cấp hơn 3 triệu kWh cho hơn 21.000 dân trên đảo.
Tuy nhiên, đến nay dự án bị “treo”, chưa thi công được hạng mục nào.
Liên quan: ở bài này, và bài nữa sau đó.

8 nhận xét:

Phú Hòa nói...

Tôi ủng hộ dự án kéo điện cáp từ đất liền ra Lý Sơn vì đó sẽ là dự án có kinh phí thấp nhất do với phương án sử dụng điện gió hoặc năng lượng mặt trời. Như tôi có còm bên basam thì hai phương án sau chỉ là hình thức sản xuất điện để bổ xung cho điện lưới và sử dụng cho các hộ cá nhân nhỏ chứ không thể là hình thức sản xuất điện duy nhất cho toàn đảo được. Việc kéo cáp ngầm ở Việt Nam ra đảo đã được thực hiện từ mấy năm nay rồi mà cụ thể là việc cung cấp điện cho dảo Cát Bà được kéo cáp từ Quảng Ninh ra. Khoảng cách từ Cát Bà đến Quảng Ninh cũng tương đương với khoảng cách từ Lý Sơn đến Quảng Ngãi (cca. 30 - 36 km). Vì lý do vậy nên việc kéo cáp từ đất liền ra Lý Sơn là hoàn toàn có thể thực hiện được.

Một số người có quan niệm sai lầm là cứ ở đâu có gió, thật nhiều gió thì có thể sử dụng gió để làm ra điện. Cánh quạt gió chỉ cho phép làm việc với những tốc độ gió nhất định. Khi gió quá mạnh thì hệ thống an toàn sẽ tự động khóa cánh để không phá hủy hệ thống và không ít trường hợp mặc dù cánh quạt được khóa nhưng gió mạnh vẫn làm gẫy cánh quạt.

Điện gió và điện quang có nhiều ưu điểm nhưng chi phí ban đầu rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Ở Châu Âu hai hệ thống này được sử dụng khá phổ biến nhưng chủ yếu là của các công ty kinh doanh trên diện rộng với mục đích bán điện cho nhà nước để hòa vào điện mạng. Những năm gần đây các chuyên viên có tầm cỡ trên thế giới đã chỉ ra rằng việc sản xuất điện từ năng lượng gió hay năng lượng mặt trời phụ vụ chủ yếu cho những nhóm "lợi ích cá nhân" là chính vì nhà nước phải mua với giá cao hơn mấy lần so với các hệ thống sản xuất điện khác.

Hy vọng rằng cuối cùng cư dân trên đảo Lý Sơn sẽ có điện sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày.

Thắng k5 nói...

Tôi thì phẩn đối chuyện kéo dây ngầm ra đảo.
Tôi muốn khởi động lại dự án xây nhà máy nhiệt điện từ năm 2009, vì có xây nó, tôi mới có thể bòn rút được chút ít tiền từ đó chứ mấy đoạn cáp ngầm nó có giá chuẩn rồi, rút sao đây ?

Nặc danh nói...

Cái vụ nhiệt điện ở Lý Sơn anh Tấn Lợi k5 cũng đã chống tới cùng. Chắc giờ lão khoái chí lắm !
Kv.k7

HG nói...

PH : Làm mini điện gió - quang thì sao ? Lý sơn đâu có CN hay ... cần phải công suất lớn đâu ! Miễn là quan tâm đến dân thì đâu có thiếu các phương án khả thi 100% . Cuộc đời không dừng ở cái bắt đầu mà phát triển từ cái bắt đầu ấy !

Phú Hòa nói...

@ H.G: Giá thành điện gió - điện quang (kể cả mini) hoàn toàn không rẻ như các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm này thường quảng cáo đâu. Kinh phí lắp đặt hai loại này, chủ yếu là đện từ năng lượng mặt trời với sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của một gia đình để chiếu sáng, xem tivi, quạt ít nhất là vài trăm triệu đồng VN. Vì là điện một chiều nên phải có biến áp và những bình ắc qui trữ điện. Tuổi thọ của ắc qui thường là 2-3 năm. Công suất phụ thuộc hoàn vào điều kiện của thiên nhiên (sức gió, ánh sáng mặt trời) và đặc điểm của hai nguồn năng lượng điện này là không thể trữ được khi quá tải vì vậy không đảm bảo được độ ổn định. Ở bên này cũng có những gia đình sử dụng điện quang nhưng không thể cắt hẳn nguồn điện từ lưới mạng được. Czech có lắp đặt hệ thống điện quang cho một trường học cấp 1-2 ở Long An với tổng số vốn tài trợ là mấy trăm nghìn USD nhưng cũng chỉ đảm bảo được cho việc chiếu sáng thôi chứ không sử dụng rộng rãi cho tất cả các sinh hoạt cần thiết khác của trường học được. Điện gió khó có thể thực hiện cho dự án nhỏ (cụm dân) vì cực kỳ tốn kém và không phải lúc nào, ở đâu cũng dùng được.

Phú Hòa nói...

Xin sửa lại là ở Trà Vinh chứ không phải ở Long An.

Dự án điện năng lượng mặt trời. (Tin từ cổng điện tử tỉnh Trà Vinh)

Thực hiện dự án sử dụng điện từ nguồn năng lượng mặt trời cho nhân dân vùng sâu vùng xa của Việt nam do Chính phủ Cộng hòa Czech tài trợ gần 400.000 USD ở huyện đảo Nam Du, tỉnh Kiên Giang, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hãi cùng xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đến nay dự án trên đã được hòan thành đưa vào họat động phục vụ cho nhân dân ở địa phương, trong đó phải nói đến dự án đưa nguồn ánh sáng về Cồn Bần Chát thuộc ấp An Lộc, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè đã đem đến một diện mạo mới cho vùng đất ngăn sông cách trở này.

Cồn Bần Chát thuộc ấp An Lộc, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè nằm giữ dòng sông Hậu cách xa đất liền khoảng 2 km , với 117 hộ dân bằng 600 nhân khẩu, sinh sống trên diện tích trên 377 ha, kinh tế chủ yếu ở đây là trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản, bao đời nay người dân ở đây luôn ước mơ có được nguồn điện để sử dụng nhưng do vị trí địa lý không thuận lợi, nên việc đầu tư kéo nguồn điện phục vụ người dân còn nhiều khó khăn, trong khi đó nhu cầu sử dụng điện ở đây là khá lớn. Trong một chuyến về địa phương khảo sát Đòan chuyên gia Cộng Hòa Czech đã lập dự án sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời, viện trợ không hòan lại cho địa phương và Công ty Czech RE Agency trúng thầu cùng với Nhà máy chế tạo pin mặt trời Solatec triển khai thực hiện, phía Việt Nam có Viện vật lý Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp lắp đặt, các thiết bị điều do Cộng hòa Czech cung cấp gồm: 10 tấm Pin mặt trời PV Modul SG72, mỗi tấm có chiều ngang là 0,5 mét, chiều dài là 1 mét, dung lượng 110 Wp/tấm, một bộ điều khiển sạt ĐMT CX 40, một bộ CXI Unit Datalogger USB Interface, CxCom – application softwave, một bộ biến đổi điện, từ một chiều sang xoay chiều, 8 bộ tồn trữ, một giàn giá cho hệ thống pin, 8 hệ thống đèn chiếu sáng… Với tổng số vốn đầu tư gần 20.000 USD, thời gian bảo hành là 20 năm, sau khi lắp đặt xong có tổng dung lượng sử dụng là 1.100 W, địa điểm lắp đặt tại Trường Tiểu học của ấp, vừa phục vụ thắp sáng cho việc giảng dạy các em học sinh và phục vụ cho một số hộ dân ở lân cận. Tuy nhiên, sau khi lắp đặt hệ thống pin mặt trời này ở địa điểm trên sử dụng không hết công suất của dàn pin, nên Đoàn chuyên gia đã lắp đặt thêm hệ thống nạp accu phục vụ thêm cho người dân ở địa phương. Sau khi đưa hệ thống pin năng lượng mặt trời vào sử dụng đã giúp cho bà con ở địa phương đỡ được tốn kém, do sạt bình cho bà con hòan tòan miễn phí và tiết kiệm được thời gian do không phải vượt sông ra đến chợ huyện để sạt bình ắc – quy, đôi lúc gặp nhiều nguy hiểm khi mùa mưa bão đến.

Anh Trần Hoàng Dự, một người dân ở ấp sau khi kéo dây điện sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời, ngoài việc sử dụng các bóng đèn thắp sáng sinh hoạt, gia đình đã mua một máy truyền hình cùng đầu đĩa để giải trí phục vụ cho bà con sau một ngày lao động mệt nhọc.

Có thể nói, Dự án sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời được lắp đặt ở Cồn Bần Chát thuộc ấp An Lộc, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè cũng còn nhiều hạn chế do chưa mở rộng đến từng hộ dân mà chỉ phục vụ ánh sáng và thông tin cho Trường học. Tuy nhiên, có được dự án này đã đem lại một sức sống mới cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vốn nghèo khó này.
Nguyễn Tân

thuybeuK4 nói...

@Phú Hòa:Mày lặn sao lâu thế? Coi chừng khéo "Cá Mập" cắn đứt dây cáp ngầm nhé.Quy Nhơn nhiều anh bị cắn nát tay vì "Hay đi hát KARAOKE bằng tay "rồi,thấy "mùi lạ" là nó cắn liền à.../TBK4

HữuThành.Nguyễn nói...

Không ngờ chuyện điện của Lý Sơn gợi ra nhiều lời góp.
Cho đến giờ phương án dắt dây dùng điện hệ thống vẫn là phương án tốt nhất. Trước đây người ta không đặt ra vì khoản đầu tư ban đầu lớn, chưa hình dung được việc duy tu bảo dưỡng sẽ như thế nào. Bây giờ chắc các vấn đề đó đã rõ hơn, cho thấy đáng làm thì làm. Không nói tới ảnh hưởng từ các lợi ích nhóm, ba lăng nhăng khác, thường nấp sau các luận chứng kinh tế kỹ thuật "đanh thép" lắm chứ chả phải thường đâu.