Sau này tôi đã xem lại nhiều hình ảnh ghi vào những ngày cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy những hình ảnh mà mình đã tận mắt trông thấy những ngày hôm đó. Có lẽ do bọn mình chậm chân quá, các phóng viên chiến trường đều đã đi trước hết cả. Không giống như chiến thắng Điện Biên Phủ, nơi ta bắt hàng ngàn tù bình để sau này quay lên phim rất hoành tráng. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, các mũi tấn công hành tiến chủ yếu tập trung đập tan sức kháng cự của địch để tiến mau, quân địch đã đầu hàng không ai lo bắt cả. không bị bắt thì hay rồi, cứ trốn đã. Nhưng trốn mà vẫn không có ai bắt bởi các đội quân đi sau đội hình cũng chỉ lo chạy cho kịp để hỗ trợ đội hình phía trước. Địa phương tại chỗ thì chưa kịp hình thành chính quyền chăng? Nhưng điều mà chúng tôi thấy là quân ngụy đi về quê. Có người kiếm được quần áo dân thường, nhưng đa phần là vứt cái áo đi, quần và giầy vẫn sử dụng đồ lính. Họ đi đông tới mức chật đường như người ta đi xem phim về ở các vùng quê miền bắc. nhưng dóng người đó dài như vô tận. Suốt hơn trăm cây số từ Xuân Lộc vào Sài Gòn là dóng người đông nghẹt đó. Tối ngày 1/5 đoàn chúng tôi ghé vào những căn nhà không còn mái ở Xuân Lộc nghỉ mà tiếng người đi rầm rập không thể ngủ được. Dậy rất sớm, ngày 2/5 đi tiếp vào Sài Gòn mà luôn có cảm tưởng xe chúng tôi như một … miếng bánh chạy giữa bầy kiến. Đã không có ai ghi lại những hình ảnh này. Một minh chứng rất rõ ràng cho khẩu hiệu “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Dù không phải lình chiến đấu chúng tôi đều hiểu rằng không có “thần tốc và táo bạo” để đạp tan ý chí kháng cự thì với số lượng quân ngụy còn đông đảo như thế không biết sẽ phải hy sinh đến mức nào? Nếu ai đó tưởng rằng chiến thắng nhanh nhờ Dương Van Minh ra lệnh hạ vũ khí thì dễ dàng và không có hy sinh thì không đúng. Đêm ở Xuân Lộc chúng tôi thấy rõ những tàn phá của chiến tranh khi tất cả các ngôi nhà chỉ còn một phần tường. Không khí thì nồng nặc mùi thối của những xác người không thu nhặt được hết. Trên đường có những chỗ vẫn còn xác lính ngụy. Nhưng gần Sài Gòn thì có cả xác xe tăng của ta. Trên các cầu là những lô cốt bao cát buộc các loại xe phải chạy chữ chi. Xe pháo của ta nằm lại không ít. Cái thế trận chiến thắng năm đó, ngoài sự can trường của những người lính thì quyết định vẫn là tài trí của những cán bộ chỉ huy. Chỉ một mật lệnh của Đại tướng mà toàn quân đã sáng tạo nên một thắng lợi lịch sử. Dân tộc ta ghi công của Đại tướng và những cán bộ chiến sỹ đã làm nên chiến tháng đó. (Có thể trừ những thằng chậm chân như chúng tôi). TT
Thứ Ba, tháng 4 29, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
12 nhận xét:
Ở mặt trận ĐBP, bắt được 15 nghìn lính Pháp và không có máy bay, ô tô chở về HN; họ phải cuốc bộ bằng chân không giày, đi hàng trăm cây số. Đến bộ đội chả có gì ăn nên nhiều tù binh đã chết dọc đường, quân số cứ thế hao hụt...
Tự Thành, bọn mình là đoàn lính "thắng đâu đánh đấy" :-)
Mệnh lệnh hành quân là tới đâu đó trung Trung bộ thì rẽ lên núi đi vào Đồng Xoài(?) chờ giải phóng SG thì mới xuống. Nhưng rồi các chỉ huy hội ý quyết định tiếp tục đi theo đường 1 vì tới lúc đó vùng chiến đã vào sát SG rồi. Chắc còn sợ vào đến Đồng Xoài chả có ai nấu cho ăn :-)
Chuẩn bị cho chiến dịch Tôi dẫn một tổ Khảo sát đi bộ hơn trăm km đi kiểm tra đường xá, Cầu cống. Chỗ nào hỏng yêu cầu Đơn vị Công binh dọc đường sửa ngay để đón Đại quân vào theo hướng Đường 14 cũ vào Đồng xoài.Khi đang ra thì gặp Đại quân đã vào trong đó có gặp Thanh Minh. chỉ nói chuyện với nhau qua thành xe Ô tô, nhưng nó cũng kịp ném cho tôi bịch thuốc lá sợi Lạng Sơn. May mà giải phóng được chứ không thì làm sao ra được để chuẩn bị gặp nhau kỷ niệm 45 năm nhập ngũ.
TM đi trước tôi 1 tháng, khi mới gần chiếm Huế, thì phải đi đường TS có lẽ từ Quảng Trị.
"May mà giải phóng được" - bi chừ mới bít Tháng - Thua cách nhau 1 sợi tóc. Lúc í cứ nghĩ miếng uýnh là phải ăn nó chớ.
Nhưng rất Phục các kụ khốt phe ta mần kách mệnh giỏi thiệt !
Thắng thua trong gang tấc là cuộc chiến tại chỗ thôi. Mỗi chiến dịch đều có chuẩn bị rất kỹ (nhờ xem trộm tài liệu của ông già nên giờ nói phét đươc). Nhiều chiến dịch chuẩn bị hàng năm bởi vì gùi thồ thô sơ. Tụi mình trưa 30 đang lấy xăng ở Bình Định thì có anh nào đó (hình như thiếu tá???) nghe đài ngụy thấy tuyên bố đầu hàng. Vậy là các thủ trưởng quyết định không rẽ lên Tây nguyên hội quân nữa mà chạy thẳng đường 1. H>T nhớ sao chứ tụi mình toàn tự nấu lấy, trừ khi ghé binh trạm hay gặp đơn vị nào đó cho ở nhờ và nấu giúp. Mình đúng là không nhớ tối ở Xuân Lộc ăn gù nữa?
TT
Bác TT: cháu k nghi ngờ TRÌNH và MÁU phe ta. "gang tấc" là cháu nói "tình hình sắp trở nên k thuận lợi nữa" - 2 anh Zai bắt đầu nản. K có "đồ chơi" thì giỏi là KHÔNG THUA chứ chả Thắng được đâu bác ợ. Cứ tay không mà uýnh, 10 thằng chết 9 thì MÁU cũng chả còn.
TT không nhớ mà lại hay cãi. Buổi chiều tối 26/4 sau một ngày bảo dưỡng xe (hết rô-đa khi vào tới QB) ăn bữa cuối ở Vĩnh Linh thằng Kiên beo k3 nhóm bếp củi tưới xăng còn bị lửa phực cháy hết cả lông mi lông mày.
Đêm 1/5/1975 đến Xuân Lộc có lẽ lúc 2h sáng, gọi là nằm tạm cho tài xế nghỉ chứ lúc ấy còn ăn uống gì? Chạy gần suốt một ngày từ Tuy Hòa vào tới đó, ăn uống từ lúc nào rồi?
Đoàn lính trỗi đa phần chạy tuyến sau không chạm các trận đánh quyết liệt nên không hiểu, xin thưa rằng thực hiện LỆNH đánh thần tốc vậy còn thời gian đâu mà bắt, nuôi tù binh, cứ tiểu liên lia thằng nào trúng đạn thì out đứa nào không trúng thì chạy trốn không truy bắt, đơn vị lại tiếp tục hành quân thần tốc theo lệnh. (quân ta bị thương gửi lại tuyến sau)
Cuối năm 1973 ta đa vận chuyển hoàn toàn bằng Oto, năm 1974 ta lật xang Đông TS cũng vC bằng oto không còn gùi thồ. Đã tập kết toàn bộ người và vũ khí ở Tây nguyên đầu năm75 rồi bạn ạ. 26/3/1975 mới giải phóng Đà Nẵng( Có đánh đấm gì ở ĐN đâu), nên đi trước ngày đó phải đi đường TS. Lúc đó một ngày ko thể đi được 50 km , vừa làm Đường vừa đi mà.
Mình thừa nhận H.T nhớ giỏi hơn. Nhưng nếu không ăn thì tại sao không thấy đói nhỉ?
Lính Trối khi đó vừa mới ra trường, kịp đi theo chiến dịch là mừng lắm rồi. May mắn là thời cơ đã đến nên mới "thắng đâu đánh đó". Nếu không thành công như những năm trước, chắc gì còn được tán dóc như hôm nay? Không nói ra nhưng thằng nào chẳng xác định vậy? Nhớ khi qua Huế, ông già đưa về thăm mấy dì bên ngoại. Các dì còn bảo nhau "có thằng con đẹp thế này mà lại để nó đi vào chỗ chết". Những người đã trải qua cuộc chiến họ hiểu sự ác liệt lắm. Chỉ mấy đứa choai mới ra trường tưởng ... ngon thôi.
TT
:-) TT kiểm tra xem đã bị A-zây-mơ chưa?
Nếu mày là chỉ huy thì sẽ thế nào? Sáng ở Tuy Hòa nấu sớm cho cả bữa trưa cơm nắm. Bữa tối chắc dừng đâu đó nấu cơm ăn rồi lại đi. Cả chuyến đi có mỗi cậu Ngân lái xe, vất vả nhất là nó, cũng phải có lúc nghỉ cho nó chứ. A.Ngạc trưởng đoàn/xe VKTQS ngồi trên cabin có mỗi việc động viên và đút sâm cho nó thôi mà :-)
Đăng nhận xét