Nhiều người hay phê phán lớp trẻ. Chung qui là họ thiếu niềm tin vào lớp trẻ, sợ chúng không đáp ứng được sự mong đợi. Thật ra đây là vấn đề không dễ bàn cãi đúng sai. Tuy nhiên tôi lại thích đánh giá về thời trẻ của mình. Bây giờ rõ ràng là mình đã khôn ngoan hơn và nếu có nhận ra những điều dại dột ngày trước thì người khác cũng khó phản bác ý kiến của mình. Dại khôn, đúng sai cũng vẫn là điều khó, nhưng ngờ nghệch và cả đáng yêu nữa khi tôi nghĩ về thời đó thì vẫn luôn đúng. Cũng qua đó để mình có cách nhìn khách quan hơn về lớp trẻ. Ngày nay các bạn đều biết cách … nghe điện thoại. Nói điều này ra có vẻ ngớ ngẩn. Ngày đầu đi làm, tôi cũng nghe điện thoại như mọi người. Nghe chuông reo, tôi nhấc tai nghe, xưng tên, đơn vị và hỏi người gọi xem có việc gì. “Tôi ở Viện …, cho tôi gặp anh Lãm (khi đó là thủ trưởng của đơn vị tôi)". Tôi đặt máy xuống và đi gọi anh Lãm. Khi đi cùng anh về phòng trực (hồi đó cả đơn vị có 1 chiếc máy điện thoại cố định). Anh Lãm ngẩn người khi thấy tai nghe đặt … ngay ngắn trên điện thoại. Sau chiến dịch Hồ Chí Minh, khoảng tháng 7/1975, những người lính quê miền nam được về phép. Tôi và anh Hải, quê ở Huế được đi phép về Huế. Về độ vài hôm thì ba tôi liên hệ cho chúng tôi đi nhờ máy bay chở bác Cao Văn Khánh vào công tác để ra Hà Nội. Chúng tôi đều mừng quýnh. Lần đầu đi máy bay rất thích nhưng cũng rất bỡ ngỡ. Thấy máy bay nổ máy hồi lâu mà chưa cho mọi người lên, hỏi thì mấy tay không quân giải thích “trước khi bay phải thử máy đã chứ”. Máy bay không bay thẳng Hà Nội mà xuống Đồng Hới bởi bác Khánh có công việc. Bác cùng những người đi theo vào phòng làm việc xòn chúng tôi ra sau hiên nhà ngồi đợi. Không biết mải hàn huyên thế nào mà đoàn ra máy bay lúc nào chúng tôi không biết. Sau đó nghe máy bay nổ máy ầm ầm, tụi tôi vẫn nghĩ là nó lại … thử máy. Mãi đến khi một đồng chí trung tá chạy đến “hai cậu sao không lên máy bay?”. “Báo cáo đồng chí … chúng tôi không biết …”. “Ít nhất các cậu cũng nghe thấy máy bay nổ máy chứ? Chờ mãi không thấy các cậu lên?”. Chúng tôi nhìn nhau chẳng biết trả lời sao cả. Lên máy bay còn bị mấy chú cấp trên mắng cho nữa. Anh Hải lầm bầm bảo tôi "ông tướng thì không mắng, mà mấy tay cấp tá mắng hăng thế". Hôm vừa rồi vào Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam nhìn thấy chiếc IL-14 mới nhớ lại câu chuyện gần bốn chục năm trước.
Chủ Nhật, tháng 12 22, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
@TT: Chuyện hay quá,vì mới 1975 đã đi máy bay rồi,mà đi theo Trung tướng Cao Văn Khánh,Phó tổng Tham mưu trưởng!May mà không bị bỏ rơi ở sân bay Đồng Hới,chứ bị bỏ rơi thì...xanh mắt!À,mà T.Tướng C.V.Khánh có vợ là bà PGS BS Lê thị Mẫu Đơn ở V108 không?Ông bà còn sống hay ...rồi?/TBK4
Tại mày không đi chiến dịch thôi, bọn tao tốt nghiệp trước mà. Sau đó đóng quân ngay trong sân bay, thỉnh thoảng qua đi nhờ bọn không quân thấy "đồng hương" TSN vẫn cho đi. Còn năm 75 là nhờ ông già. Bác C.V. Khánh nghe nói mất lâu rồi Còn cô Mẫu Đơn thì không biết, chỉ nhớ hồi tao có thằng đầu là sinh ở chỗ cô ấy, bà già tao còn đem hoa vào tặng khoa.
TT
@TBK4:
- Cụ Cao Văn Khánh là thân phụ Cao Quý Vũ K8, Vũ đã mất từ năm 1975.
- Vợ cụ Khánh là 4//PGS, BS Công tằng tôn nữ Nguyễn Thị Ngọc Toản hiện đang sống tại HN. Chứ không phải là cô Mẫu Đơn. Cô Mẫu Đơn là thân mẫu Đoàn Xuân Hải K8
@VNQ: Dề rùi,nhầm lẫn là chuyện nhỏ!Cô Toản là "Chủ nhiệm khoa sản V108,còn cô Mẫu Đơn là PCNK PM V108",cũng người Huế nên "nhầm nhọt".Xin nhận lời góp ý của VNQ!/TBK4
Đăng nhận xét