Chủ Nhật, tháng 4 24, 2011

Dân IT hỏi nhau "Văn hóa là gì?"

Nhân có chủ đề "Văn hóa "nói dối" - Mỗi cá nhân đều tự cho giá trị mình lớn hơn giá trị xã hội!" trên diễn đàn thư CNTT, có một anh ABC đặt vấn đề "Văn hóa là gì?". Chủ đề của anh ta hầu như chỉ có tôi "tiếp chiêu". Bởi vậy xin chép sang đây, coi như tôi là đồng tác giả hiện danh bài này, các tác giả khác đều ẩn danh.

ABC: Chào các chị các anh,
Đề tài này có vẻ hay và có liên quan đến IT: "Văn hóa là gì?"
Văn hóa theo tôi là hệ thống giá trị để bảo vệ cho một nhóm quyền lợi nào đó. Nói một cách khác, văn hóa là một ông thần giữ của cho một nhóm quyền lợi. Nếu hệ thống giá trị này được hình thành trên sự dối trá, hay ông thần giữ của kia có pháp thuật dối trá là chủ yếu thì nền văn hóa có thể gọi là "dối trá" được. (Trong tiếng Việt "nói dối" là cách dùng từ bình dân của tính từ "dối trá").
Tất nhiên, trong một nền văn hóa nào đó tính dối trá của văn hóa có thể được gọi một cách đẹp đẽ là "khôn ngoan", "linh hoạt", "tế nhị", "phù hợp với hoàn cảnh", "có chữ nhẫn",... Nhiều khả năng nền văn hóa đó cũng đã mang ít nhiều tính dối trá.
Câu hỏi đặt ra tiếp theo: Nếu như vậy, có tồn tại nền văn hóa nào không dối trá hay không? Tôi không phải chuyên gia nên không dám chắc, nhưng có trực cảm là "dối trá" là thuộc tính của mọi nền văn hóa, vì đã làm thần giữ của là phải dối trá rồi. Tuy nhiên, mức độ dối trá có thể ít hay nhiều. Theo đó, nền văn hóa "nói dối" hay "dối trá" chỉ là nền văn hóa có mức độ dối trá trên một mức cho phép nào đó. Trong khi đó, nền văn hóa "trung thực" là nền văn hóa có mức độ dối trá ít hơn một mức nào đó. Nói như thế khi không có một chút dối trá nào cũng đồng nghĩa với vô văn hóa.
Thái sử Công nói: Chính sự thời Chu chuộng văn hoa (văn hóa). Khi văn hoa suy thì bọn tiểu nhân trở thành dối trá. Đáng lẽ khắc phục phải lấy chính sự là trung thực làm gốc. Nhưng nhà Tần lại lấy hình pháp làm gốc nên sụp đổ nhanh chóng là đáng lắm.
Xin mời các chị các anh bình luận và có các kiến giải khác.
Chúc vui

Tôi: > Văn hóa theo tôi là hệ thống giá trị để bảo vệ cho một nhóm quyền lợi nào đó.
Tôi đồng ý với anh ABC nửa đầu "là hệ thống giá trị", nhưng theo tôi nó không "để bảo vệ".
Đó là "hệ thống giá trị đặc trưng, có tính phân biệt nếu dùng để so sánh, cho..." một nhóm, một địa phương, một quốc gia hoặc một dân tộc.
Nếu có người ngoài hành tinh thì còn nói tới "văn hóa trái đất" nữa.

> Tất nhiên, trong một nền văn hóa nào đó tính dối trá của văn hóa có thể được gọi > một cách đẹp đẽ là "khôn ngoan", "linh hoạt", "tế nhị", "phù hợp với hoàn cảnh", "có chữ nhẫn",... Nhiều khả năng nền văn hóa đó cũng đã mang ít nhiều tính dối trá.
Đâu có gì lạ? Tất cả các cuộc chiến tranh của Mỹ thời hiện đại đều bắt đầu bằng dối trá, một nhà báo Pháp liệt kê điều này là một trong các điều nhân nói về tình hình châu Phi gần đây. Mà không chỉ có thế.
Không đủ kiên nhẫn để đọc nốt phần còn lại của anh ABC, nên không có bình luận nào thêm :-)

(Bấm tiêu đề để đọc nốt, nếu thích)

ABC: Cám ơn anh Thành cho comment về "văn hóa" không phải để "phục vụ mục tiêu" nào cả. Đối với tôi, thì mọi quan điểm đều welcome. Tuy nhiên, chắc cũng nên trình bày argument một chút, chứ không phải nói bừa.
Trước hết, văn hóa là một hình thái thuộc về thượng tầng kiến trúc, và Marx đã dạy là mọi hình thái thuộc thượng tầng kiến trúc đều là kết quả hoặc phục vụ cho các hoạt động có tính mục
tiêu, quyền lợi kinh tế ở hạ tầng. Nếu định tranh cãi ý này, xin mời anh Thành lên thảo luận
với bác Huynh và về báo cáo lại chủ trương mới để anh em còn nhất trí :-))
Tôi không giỏi lý luận lắm, chỉ quy nạp thôi. Tôi chưa tìm ra được bất cứ hiện tượng văn hóa
nào mà không phục vụ bảo vệ lợi ích cho một nhóm quyền lợi nào cả.
Về quan hệ của văn hóa với ICT, từ năm 1996 tôi có viết một bài. Để hôm nào rảnh, viết lại,
gửi các bác đọc chơi.

Tôi: > Trước hết, văn hóa là một hình thái thuộc về thượng tầng kiến trúc, và Marx đã dạy là mọi hình thái thuộc thượng tầng kiến trúc đều là kết quả hoặc phục vụ cho các hoạt động có tính mục tiêu, quyền lợi kinh tế ở hạ tầng.
Chắc lẫn ở chỗ nào?
> Tôi không giỏi lý luận lắm, chỉ quy nạp thôi. Tôi chưa tìm ra được bất cứ hiện tượng văn hóa nào mà không phục vụ bảo vệ lợi ích cho một nhóm quyền lợi nào cả.
Người ta tìm cách bảo vệ văn hóa mà mình thuộc về chứ không dùng văn hóa để bảo vệ lợi ích.

DEF: Cuộc "Cách mạng văn hóa" ở xứ Tàu có vẻ không ủng hộ quan điểm của anh Thành?
Đã bị/được *dùng* thì cái gì cũng có thể bảo vệ/phục vụ lợi ích: Từ hữu hình như cuốc, thuổng, gậy gộc, súng ống, đến vô hình như thơ ca, tín ngưỡng, đảng phái...
Vui một lát.

Tôi: > Cuộc "Cách mạng văn hóa" ở xứ Tàu có vẻ không ủng hộ quan điểm của anh Thành?
Ờ mà hồi năm 67 tôi có ở bên ấy, cũng không tham gia vào cuộc CM này :-)
> Đã bị/được *dùng* thì cái gì cũng có thể bảo vệ/phục vụ lợi ích: Từ hữu hình như cuốc, thuổng, gậy gộc, súng ống, đến vô hình như thơ ca, tín ngưỡng, đảng phái...
Tôi thấy họ úp cả mũ nhọn lên đầu người ta, dẫn đi diễu phố để đấu tố.

ABC: Chào anh Thành
> Người ta tìm cách bảo vệ văn hóa mà mình thuộc về chứ không dùng văn hóa để bảo vệ lợi ích.
Vế đầu của anh OK. Vế thứ 2 nghe cứ tưởng như là suy ra từ vế thứ 1, nhưng không phải.
Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta lại nhiệt tình bảo vệ văn hóa mà mình thuộc về và tích cực đả
phá các văn hóa mà mình không thuộc về một cách bền bỉ suốt cả chiều dài lịch sử nhân loại đến
thể.
Còn có việc gì khác không gắn với lợi ích mà tạo được sự hăng hái như thế không anh Thành.

Tôi: > Vế đầu của anh OK. Vế thứ 2 nghe cứ tưởng như là suy ra từ vế thứ 1, nhưng không phải.
> Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta lại nhiệt tình bảo vệ văn hóa mà mình thuộc về và tích cực đả phá các văn hóa mà mình không thuộc về một cách bền bỉ suốt cả chiều dài lịch sử nhân loại đến thể.
> Còn có việc gì khác không gắn với lợi ích mà tạo được sự hăng hái như thế không anh Thành.

Nếu chỉ vì lợi ích, tôi xin Đảng Chính phủ sáp nhập VN mình làm một huyện của TQ cũng được.
Nhưng vì văn hóa (tồn tại hay không tồn tại) thì lại khác đấy.

Tôi: > Vế đầu của anh OK. Vế thứ 2 nghe cứ tưởng như là suy ra từ vế thứ 1, nhưng không phải.
> Câu hỏi đặt ra là tại sao người ta lại nhiệt tình bảo vệ văn hóa mà mình thuộc về và tích cực đả phá các văn hóa mà mình không thuộc về một cách bền bỉ suốt cả chiều dài lịch sử nhân loại đến thể.

Còn phải nói thêm, không có văn hóa này đả phá văn hóa khác.
Chỉ có văn hóa tiến bộ thay thế văn hóa lạc hậu trong sự phát triển có
kế thừa của một nền văn hóa.

Admin: Kính gửi anh Thanh và các anh,
Cảm ơn các anh co nhung tranh luận, thảo luận sôi nổi, nhưng cần hữu ích và cẩn trọng hơn.
Chẳng hạn, anh Thanh luu y giup ve de nghi cua anh nhe:
> Nếu chỉ vì lợi ích, tôi xin Đảng Chính phủ sáp nhập...
Tren ICT-VN nay kha nhay cam, nguoi khac co the dùng đề nghị của anh để phát ngôn ở những nơi khác không thuận cho ICT-VN và cá nhân anh Thanh ...
Mỗi thành viên ICT-VN hãy là Admin của chính mình và của ICT-VN!
Thanks.
Best,

Tôi: (tắt đài)

14 nhận xét:

HữuThành.Nguyễn nói...

Đọc lại thấy đoạn này quen quen "Thái sử Công nói: Chính sự thời Chu chuộng văn hoa (văn hóa). Khi văn hoa suy thì bọn tiểu nhân trở thành dối trá. Đáng lẽ khắc phục phải lấy chính sự là trung thực làm gốc. Nhưng nhà Tần lại lấy hình pháp làm gốc nên sụp đổ nhanh chóng là đáng lắm."
Có khi anh ABC muốn nói điều này chăng.

TQtrung nói...

Tắt đài là phải thôi, một cuộc tranh luận mà các đối tượng không hiểu rõ quan điểm của đối phương, cũng như định nghĩa khác nhau về văn hóa.
Bản chất văn hóa là thước đo trình độ phát triển của loài người, văn hóa không hoàn toàn do được đào tạo mà có, nó là một quá trình nhận thức, học hỏi và nó- trong quá trình phát triển- quay trở lại phục vụ đời sống tinh thần của loài người, sự phục vụ đó lại tùy theo cái "văn hóa" mà người đó(hoặc chế độ đó)có mà biểu hiện ra như thế nào.
Một chế độ luôn nói đến đề cao tư tưởng văn hóa, luôn khẳng định một giáo lý, một chủ nghĩa ưu việt, hàm chứa trong nó lý luận giải thích muôn vật, lại đi nhờ đến thần thánh, ma quỷ, hoặc lăm le tôn thờ một giáo lý phát sinh trong lòng chế độ phong kiến phương Bắc để bảo vệ mình, thì cái đó là gì nếu không nói là dùng "văn hóa" để bảo vệ lợi ích nhóm?
Điểm thứ hai cần nói là đã nói đến "văn hóa" lại kèm theo "văn hóa nói dối" thì không đúng, vô hình chung đã đẩy văn hóa xuống ngang với điều xấu. Những kẻ đang nói dối nhân danh văn hóa thực ra đã không xứng đáng nói đến VH.
Ngoài ra, VH thuộc lĩnh vực tinh thần, mà tinh thần đứng sau vật chất trong giáo lý CN Mác, vì vậy người cầm quyền quá quán triệt lý luận mình được đào tạo thì sẽ lo lắng về vật chất bằng cách thâu tóm đất đai, ăn hối lộ để đảm bảo Vật chất luôn ở vị trí độc tôn của nó, và nhân thể, dùng văn hóa mê tín để ru ngủ người dân. Đó cũng là cách mà người ta đang làm để bảo vệ lợi ích của cá nhân và "nhóm" vậy.

Thắng k5 nói...

Dân lành hay nói dối, đó âu cũng là một tính cách người VN, tuy nhiên là những lời nói dối bình thường, ít tác hại. Nhóm người có học, có trình để làm LĐ thì sự nói dối trở nên nguy hiểm, chuyên dùng bảo kê cho hành động không mấy tốt đẹp của họ, hình thành nên Văn hoá nói dối. Sự dối trá này khiến dân ta mất ăn, mất ngủ.

TQtrung nói...

Cần nói thêm một chút cho rõ, cái "tắt đài là đúng thôi" ở đây là tôi muốn nói đến việc HT không nên, và không cần tranh luận tiếp với ABC về chủ đề này nữa, bởi vì anh ta ngay từ đầu đã đưa ra luận điểm rất đáng nghi ngờ, đó là gán cho văn hóa một giá trị, sau đó dẫn dắt người ta đến cái kết cho câu hỏi:"có tồn tại nền văn hóa nào không dối trá hay không?" và chính bản thân anh ta cũng không dám khẳng định mà vòng vo bằng cách cho rằng mình không phải là một chuyên gia. Cái sự mập mờ câu chữ sẽ dẫn đến tranh luận không bao giờ dứt và phần thắng không thuộc về ai cả.
Tại sao ABC không dám nói thẳng quan điểm phê phán nền văn hóa của đâu đó nếu nó thực sự có khuyếm khuyết nhỉ?

tranbachai nói...

Các pák lý luận dài quá iem đọc hoa cả mắt. Thấy đài báo ta vẫn dùng chữ "văn hóa (phẩm) đồi trụy", iem nghĩ là các anh trên đã cho phép ghép "văn hóa" với "đồi trụy". Vậy thì ghép thêm "nói dối" chắc cũng không bị thi hành kỷ luật.

HữuThành.Nguyễn nói...

He he, bồ Tây bồ Ta uýnh nhau gặp thầy giáo thổi còi thì cả hai đều tắt. Có muốn cũng phải chờ dịp khác.
Tôi rinh sang bên này vì "nó" lại ra cái điều lo cho cả mình nữa chứ không phải chỉ lo cho nó. Thì mình rinh về đây, có phải mình phải nhờ chỗ nhà họ để nói bây đâu.
Sĩ diện hão cái nhể.
Cái ông bạn ABC này lắm lý luận lắm, thông kim cổ, Tây Tầu đủ cả đấy.

TQtrung nói...

Bực mình nhất là mấy ông Admin hay chặn họng kiểu đó, người ta gọi là vừa đ.. vừa run.
Mạng ảo, nó biết sư phụ Thành tu ở chùa nào, ai bảo sư phụ bạ chùa nào cũng đọc kinh! hehe.

HữuThành.Nguyễn nói...

Ôi ông Tt ơi. Cái diễn đàn thư ICT-VN kia không có ảo chút nào đâu. "Bạn mình" NTN k5, MD k4, các thứ trưởng Bộ 4T,... hiệu trưởng, trưởng khoa, cán bộ nghiên cứu, doanh nhân CNTT trong ngoài nước có đủ cả đấy. Vẫn gặp nhau ngoài đời mà.

Tualinh nói...

'Nói dối'- phải chăng là 'một phần tất yếu của cuộc sống'?

Có nhà văn phương Tây nhận xét,đại ý 'nếu không có nói dối,thế giới loài người đổ sụp'.

Ngày nay,ở các BV Ung bướu,BS điều trị và người nhà còn hùa nhau 'nói dối' người bệnh nữa kia đấy.Chuyện 'thường ngày ở huyện' này, chẳng ai cho là 'xấu' cả...

Còn ngày xưa,khi Lê lợi chuẩn bị tế cờ khởi nghĩa,khắp vùng rừng núi Lam Sơn bà con thấy xuất hiện lá cây bị kiến đục dòng chữ 'Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần'. Rõ như là 'điềm Giời' báo rồi còn gì.

Xửa xưa nữa,sự tích 'con Rồng, cháu Tiên','Bọc đẻ trăm trứng' thì có thể còn phân loại vào 'phạm trù' gì nữa đây a?

vv và vv...

Người ta kể rằng,
Hồi ĐH X.
Ông anh THR,ngay sau khi nhận trách nhiệm tổng chỉ huy lãnh đạo VHTT, tới thăm và thỉnh giáo Cụ HT. Chuyện vãn một lúc, a R đề nghị bậc tiền bối cô đọng lại để truyền cho hậu bối bửu bối 'nghiệp vụ cốt lõi' làm cái công việc 'phi vật thể' này chỉ trong... một câu.
Cụ bảo việc VHTT này khó,sao có thể làm thế được. Anh R vật nài 'thì cứ xin bác mấy chữ'.

Cụ HT đành phán ' phải biết nói láo!'.

Có thực như thế ko? nhưng nghe được là như thế.

Trong 'chính trị','nói dối' gần như là loại 'chiêu thức' ko thể thiếu, và nó cũng mang lại rất nhiều 'hiệu quả' ko ngờ. Tuy nhiên,ở một số tình huống 'nói dối' cũng lại có thể gây nên 'tội ác' khủng khiếp. Câu chuyện ở đây là một ví dụ (xin được lưu ý bạn đọc: hãy 'đục bỏ' những câu chữ 'thái quá' có ý 'qui chụp chính trị' trong bài viết).

'Điệp viên hoàn hảo'- Cụ P.X. khi trả lời câu hỏi của phóng viên 'Bí quyết gì giúp ông an toàn trong lòng địch suốt ngần ấy năm và có được sự quí mến,tôn trọng với ông của người phía bên kia lúc trước và ngay cả sau này?',Ô nói Ô luôn sống theo 3 nguyên tắc :
- Hòa đồng.
- Giúp ai được việc gì thì không nề hà việc lớn nhỏ, giúp hết lòng, giúp tối đa với khả năng của mình.
- Không bao giờ 'nói láo'.

Vậy ra,trong quan hệ bạn bè đời thường,'nói dối' là 'lợi bất cập hại'.Phải cực kỳ 'cẩn trọng' khi dùng 'chiêu' này'?

Lọ mọ đem 3 NT này so vào mối 'giao tình' mọi bề của ACE bè bạn mình, mới thấy đúng là cùng chơi với nhau từ khi 'quần thủng đít' tới giờ tóc đã 'bạc trắng' ( hoặc 'tóc gió thôi bay'),mà sự thể hiện quí mến đối với từng cá nhân với nhau quả là có không đồng đều. Người thường được bạn nhắc tới nhiều, hầu như đều sống (dù ko hề có cố ý) gần như theo sát được các nguyên tắc trên.

Thế mới thấy Cụ P.X.Â... 'thánh' thật.

HữuThành.Nguyễn nói...

Anh TLk3 phân tích một hồi thì tôi hiểu là nếu đi từ Nam ra Bắc, cứ chăm chăm xem la bàn thì thế nào cũng có lúc nó chỉ cho ta thấy đang đi theo hướng từ Bắc vào Nam.
Ấy nhưng đừng có quay đầu, cứ theo bên "lề phải" mà đi mãi thì rồi cuối cùng "cừu" cũng sẽ ra đến Bắc :-)

Tualinh nói...

@HT: Ồ đúng như thế,vì trái đất tròn mà.
Tui nào có phân tích chi đâu,chỉ là kể lại chuyện liên quan đến 'nói dối' từ các phía, để ACE...nghe chơi thôi .! :)

Thắng k5 nói...

Tôi chưa rõ anh TL nói cái nhà anh họ Tô, tên R chi đó hỏi ông nào đó, có phải cụ HT là ngài TQ của trường ta không đây ?

HữuThành.Nguyễn nói...

Đừng hỏi nhiều, Tk5. Nếu mà HT thay được cho TH để lưu vào sử xanh như anh LL thay áo anh LL thì tôi cũng sẵn sàng :-)

HữuThành.Nguyễn nói...

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã tự tìm ra một định nghĩa về văn hóa rất gần với cách hiểu văn hóa mà hàng chục năm sau, năm 1982, tại Mêhicô, UNESCO mới nêu lên.
Trong mục Đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 - 1943), Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó, mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".