Thứ Ba, tháng 9 07, 2010

Học giả Mỹ bàn chuyện Trung Quốc ngấm ngầm mở rộng lãnh địa

Làm mẫu cho anh Tt để bài bớt dài:
Tham khảo Tuần VN.Net: Trong... cơn khát tài nguyên để thỏa mãn tham vọng bá chủ thế giới, Trung Quốc vẫn đang ngấm ngầm mở rộng lãnh địa. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam lược dịch tiếp bài viết của Robert D. Kaplan để độc giả cùng suy ngẫm.

Tham khảo Quân sử VN.net: ...năm 1998,vào quãng tháng 3-4.Trung Quốc muốn chiếm bãi bồi giữa sông.2 bên đều bắc loa công suất lớn nói ra rả cả ngày.Bên mình phải huy động thanh niên đi ném đá(cả 2 bên không dám nổ súng trước mà chú).Thiệt thòi cho bọn Trung Quốc,địa hình bên nó quá thấp nên ném đá bị thua,Chú ạh...

Tham khảo Ngô Bảo Châu (3Chai trích dẫn): Thư này NBC viết lâu rồi, nhưng đọc lại vẫn thấy hay. 3Chai xin trích đăng lại vài đoạn như lời góp vào bài của TQuản.
3Chai
THƯ GỬI QUỐC HỘI CỦA GS NGÔ BẢO CHÂU
Thứ hai, 14/12/2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:

...Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ mười chín, Mỹ trong thế kỷ hai mươi, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ hai mốt phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ hai mươi và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết : tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam.

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thư này NBC viết lâu rồi, nhưng đọc lại vẫn thấy hay. 3Chai xin trích đăng lại vài đoạn như lời góp vào bài của TQuản.
3Chai

THƯ GỬI QUỐC HỘI CỦA GS NGÔ BẢO CHÂU
Thứ hai, 14/12/2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:

...Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam. Đây là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem nó tốt hay xấu, đáng vui hay đáng buồn, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Suy nghĩ nghiêm túc có hệ thống tránh cho ta việc trong thời bình lại ứng xử tình thế như trong thời chiến: lúc thì “môi hở răng lạnh”, lúc lại xua đuổi Hoa kiều mà nhiều gia đình đã gắn bó với mảnh đất này qua nhiều thế hệ.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ mười chín, Mỹ trong thế kỷ hai mươi, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ hai mốt phát triển như vũ bão. Hệ quả hiển nhiên là Trung Quốc hôm nay, cũng như các nước kể trên hôm qua, đói nhiên liệu, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm của mình. Như trong sách lịch sử cho học sinh phổ thông, ta gọi các nước Anh, Pháp cho quân đi chiếm thuộc địa là chính sách thực dân cũ, Mỹ trong thế kỷ hai mươi và Trung Quốc hôm nay dùng uy thế chính trị và kinh tế để dành nhiên liệu nguyên liệu và thị trường là chính sách “thực dân mới”. Đây cũng là một dữ kiện lịch sử mà ta không nên mất thời gian bàn xem thực dân cũ, mới là tốt hay xấu, gọi tên như thế có quá đáng hay không, mà dành thời gian để suy nghĩ đến hệ quả của nó. Hệ quả cho các nước bị thực dân như ở châu Phi thì ta biết : tài nguyên khai thác bừa bãi, môi trường tàn phá, kinh tế phát triển lệch lạc do quá phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên kéo theo tệ tham nhũng và bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam.

TQtrung nói...

"Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách"
Nước nhà còn hay mất, kẻ cày cuốc cũng phải có trách nhiệm.
Lời người xưa thật đúng, Bảo Châu viết thư này khi chưa được giải "Nobel" toán học nên cũng được tính như dân đen, chắc vì bức xúc vì hiện tình đất nước mà viết bức thư này, chuyện người trẻ còn biết quan tâm đến vận mệnh đất nước mà người đã quá tuổi trưởng thành vẫn mũ ni che tai thì khác gì" Nay các ngươi thấy tầu giặc đi lại ngênh ngang ngoài Trường sa, uốn lưỡi cú diều mà bắt nạt tể phụ, đem cái thân dê chó mà đòi chiếm đảo để thoả lòng tham khôn cùng. Lấy cớ liên doanh mà vơ vét bô xít, đòi làm cao tốc, nhét miệng quan tham vài đồng đola mà thắng thầu tuốt tuột. Thật khác nào đem thịt mà ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai hoạ về sau.... Nay các ngươi lấy việc chọi gà làm vui, có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước.... Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì chỉ có nước chạy sang Hoa kì làm tôi tớ cho mấy anh di tản bảy nhăm..." hé hé! thôi không nói chuyện chính chị..ị!

Nặc danh nói...

Tt có bài hịch hay ghê, hay Tt làm nghị sĩ đi, anh em bầu
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Nga không có gì phải sợ Trung Quốc. Thông tin hàng triệu người Trung Quốc một ngày nào đó sẽ chiếm những vùng đất rộng lớn ở Viễn Đông của Nga đang bị thổi phồng, Thủ tướng Vladimir Putin khẳng định.

HữuThành.Nguyễn nói...

Nhưng các nước bé như Lào, VN,... lo ngại không phải là không có cơ sở. Bởi TQ vốn là một nước luôn có dã tâm "ăn thịt người" như cụ Lỗ Tấn đã nói.

HCQuang nói...

Tàn ác như sư tử, hèn nhát như thỏ đế, xảo quyệt như hồ ly, đó là câu nói của Lỗ Tấn khi bình luận về người HÁN (ổng chỉ nói người Hán thôi chứ không phải tất cả các dân tộc đang sinh sống trên Đại lục).