Thứ Tư, tháng 9 29, 2010

Đài nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm

(Tin Báo Lao động)
Sẽ không phát sóng bộ phim Đường tới thành Thăng Long trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm về chất lượng của bộ phim trước công chúng.
Đó là kiến nghị của Hội đồng duyệt phim Quốc gia sau khi tổ chức thấm định lại bộ phim về vua Lý Công Uẩn này.
Cũng theo Hội đồng, bao giờ phát sóng truyền hình và phát ở đài nào sẽ phụ thuộc vào các đối tác truyền hình của đơn vị sản xuất phim. Đơn vị nào phát sóng sẽ tự thẩm định, tự yêu cầu sửa chữa và tự chịu trách nhiệm về chất lượng của bộ phim.

6 nhận xét:

VNQ nói...

Ít ra thì "Hội đồng duyệt phim Quốc gia" cũng không dám "ngồi xổm" trên dư luận.

HữuThành.Nguyễn nói...

Đặc biệt, trước những y phục cổ trang sử dụng trong bộ phim hiện còn gây tranh luận, thường trực hội đồng đề nghị cơ sở làm phim, các chuyên gia tham gia bộ phim, đặc biệt là nhà thiết kế, xem xét, chuẩn bị kỹ lưỡng các tư liệu (sử liệu, bản vẽ, hình ảnh...) để bảo vệ quan điểm của mình. Khi bộ phim trình chiếu, nếu dư luận có thắc mắc, cần dựa vào ý kiến của giới chuyên môn và các tài liệu lịch sử, văn hóa đã được kiểm chứng để làm sáng tỏ.
Eo ôi, Trường Thành khôn thì xin bỏ phim cho xong. Bảo vệ thế nào được cái đám cổ trang, đền đài đã vào phim kia.

TQtrung nói...

Hề hề! các bạn đừng mừng vội, đọc kỹ mới thấy đó mới là"... là kiến nghị của Hội đồng duyệt phim Quốc gia sau khi tổ chức thấm định lại bộ phim về vua Lý Công Uẩn này."
Một người kinh doanh tư nhân hẳn phải có kinh nghiệm hơn người, CT Trường thành và "ông chủ" của nó không quá ngu để không biết bộ phim sẽ ở dạng nào? Vậy vì sao vẫn bỏ vài nghìn tỷ ra làm phim?
Một cuộc xâm lăng bằng vũ lực tốn mất vài chục tỷ đô, tiền mất tật mang mà không chắc đã thắng. Một cuộc xâm lăng văn hoá chỉ tốn 70 triệu đô mà có cơ thắng lợi hoàn toàn, đó là lý do để người ta hối hả cho ra mắt bộ phim này.
Do áp lực dư luận, bộ phim có thể không được chiếu chính thức nhưng cửa vẫn mở cho các đài địa phương,(với cái ý tự chịu trách nhiệm) ngoài ra nó sẽ được rao bán khắp thế giới với giới thiệu không được kiểm duyệt là Lý công Uẩn GỐC người Phúc kiến TQ, cả thế giới sẽ hiểu rằng vua VN vốn là người Tầu, đương nhiên đất VN cũng là của người Tầu. Hệ luỵ là: nếu TQ đánh chiếm VN thì không phải là xâm lược mà chỉ là chuyện nội bộ.
Hé hé!! Quang xèng, Quý nhẽo cho tao chạy sang Đức với!

Nặc danh nói...

Cái thằng Tt này sợ chết đã tính đường chạy, mày cứ ngồi yên tại chỗ thì ai động đến mày, đừng cứ hô hoán lên là xâm lăng này nọ thì không chừng khi thanh toán xong nó cho mày một chức gì đó.
TTXVH

HữuThành.Nguyễn nói...

Một người bạn trích Blog Quê Choa của nhà văn Nguyến Quang Lập

Gửi bác Trịnh Văn Sơn

Lâu nay thấy bà con la lối về bộ phim Đường tới thành Thăng Long tôi vẫn im lặng, không dám lên tiếng. Phần vì thấy người ta nói thế cũng đã hết nhẽ rồi, phần vì cũng có hành nghề điện ảnh, cũng có viết kịch bản phim lịch sử, cũng đã từng tham gia dự án điện ảnh Ngàn năm… nên mở miệng khó quá. Những người cùng nghề mới hiểu nỗi vất vả cay cực của điện ảnh Việt Nam. Để có một mét phim người ta phải đổ mồ hôi, sôi giọt máu chứ chả phải cứ đổ tiền ra là có phim đâu. Cho nên bác nói bác buồn vì phim chưa được cấp phép là bác nói rất thật lòng, chẳng phải chỉ buồn đâu, đau nữa bác ạ.
Nhưng nếu bác bình tĩnh nghĩ lại thì thấy giả sử phim ấy được cấp phép thì càng buồn đau hơn, lần này không chỉ mình bác buồn đau mà cả một dân tộc.

Trước hết nó là vấn đề nhạy cảm. Bác cũng biết sau chiến công đả Tống của Lê Hoàn là chiến công đả Tống rực rỡ của Lý Thường Kiệt, thời Lý đã mở ra một thiên niên kỉ vệ quốc thắng lợi. Một bộ phim làm về thời kì lịch sử vẻ vang đó lại giao cho Trung Quốc làm thì khó ai hiểu nổi và chấp nhận được. Bác nói phía Trung Quốc chỉ tham gia trong những công đoạn Việt Nam không thể đảm đương. Tôi tin khi xem xong 19 tập thì bác sẽ không thể chứng minh nổi trước những người cùng nghề công đoạn nào là do Việt Nam làm hoàn toàn. Không ai nói một phim Kịch bản Trung Quốc, đạo diễn Trung Quốc, bối cảnh Trung Quốc, trang phục Trung Quốc là phim Việt Nam cả bác ạ. Làm phim không phải làm bảo tàng nhưng phim lịch sử Việt thì không thể nhuốm màu văn hóa Trung Quốc, bác đừng có cãi chày cãi cối. Trong lĩnh vực điện ảnh, Trung Quốc rất giỏi, họ hơn hẳn ta một cái đầu, cứ nói thế cho nó nhanh. Nhưng Trung Quốc là Trung Quốc, ta là ta. Không thể làm phim việt Nam bằng phong cách Trung Quốc được cho dù đó là một phong cách rất đáng nể.

Bác nói mọi người mới xem trailer đã vội kêu, tôi thì sợ rằng khi xem xong 19 tập phim người ta sẽ đập nát đài truyền hình và hãng phim của bác. Câu hỏi đặt ra là lịch sử vệ quốc Việt đã được diễn đạt như thế nào dưới bàn tay Trung Quốc? Các nghệ sĩ Trung Quốc họ cũng yêu Tổ quốc của họ chứ, họ không thể vì đồng tiền để có thể làm nhục Tổ quốc họ được, trong khi lịch sử nghìn năm xâm lăng của Trung Quốc, ở thời kì nào cũng vậy rốt cuộc họ là kẻ chiến bại.

Nhiều người sợ các nhà làm phim Trung Quốc không hiểu gì lịch sử Việt, tôi thì ngược lại, tôi sợ họ quá hiểu lịch sử Việt Nam, và bằng một ngón nghề cao thủ họ dễ dàng biến cái phim này thành phim vỏ Việt Nam chất Trung quốc cả lịch sử lẫn văn hoá. Không biết bác xem phim Bác Hồ ở Hồng Kông chưa. Phim ấy sự hợp tác Trung – Việt là sòng phẳng không ai chỉ đạo ai. Thế mà khi xem xong tôi và Trần Đăng Khoa ngồi đắng ngắt, phục vô cùng những ngón nghề thâm hiểm của họ. Một bộ phim có vẻ như ca ngợi Bác kì thực là sự kể công của Trung Quốc. Tên phim tiếng ta là Bác Hồ ở Hồng Kông, tiếng Tàu là Đào tẩu khỏi Hồng Kông. Ngay cả tên phim ta cũng không giữ nỗi làm sao bác có thể độc lập ở một công đoạn nào?

Bộ phim này là chuyện nhỏ, 200 tỉ dù lớn lắm nhưng cũng chỉ là chuyện nhỏ,sở dĩ dân chúng um xùm cả mấy tháng nay vì sự tồn vong văn hoá Việt. Mất Hoàng Sa quả thật rất đau nhưng không đáng lo vì ta biết cái sự mất, trước sau ta cũng đòi lại được. Nhưng đánh mất bản sắc văn hoá mới nguy hiểm, vì ít ai nhận ra, nó thấm dần từng tí một cho đến khi nó đổi màu hoàn toàn. Khi đó ta mất mà ta lại mừng vui là ta đang được, đau lắm bác ơi.

Vì lẽ đó tôi muốn gửi đến bác lời tâm niệm này: Thôi đừng tiếc phim đó nữa, hay vất nó đi, làm cái khác bác ạ. Miễn sao còn non còn nước còn người, còn văn hoá Việt thì bác lại có những phim hoành tráng khác, chẳng lo gì.

Kính bác

Nặc danh nói...

He, 200 tỉ hắn không cam, lỡ ngu rồi mà!