Thứ Tư, tháng 2 28, 2007

Nhậu đột xuất với Mai Tự

Gần trưa Đại Cương gọi nhậu. Quái nhỉ, hẹn ngày mai cơ mà. - Nhậu đột xuất, Mai Tự đang chờ. Phi đến nơi thấy mỗi hai thằng tá lả là Đại Cương và Vân Hùng; cùng với hai con gà "đậu trên cây" từ Mẹt (Bắc Giang) đưa về, sẵn sàng vào nồi lẩu.
Mãi sau Mai Tự mới đến. - Vì anh mà em mới tới, chứ mấy thằng này thì ... mai nhé.
Rượu vào rồi, gõ linh tinh, anh em thông cảm.

Ấn Vua ban cho Trần Hưng Đạo

Như đã nói trong mục Lai rai Tết Trỗi, ngày 5 Tết tôi có dịp đi vãn cảnh đền Bảo Lộc thờ Trần Hưng Đạo, đền Thiên Trường thờ 14 đời vua Trần và chùa Keo Hành Thiện ở Nam Định. Chúng tôi đã xin ấn ở đền Bảo Lộc. Đây là ấn đồng do vua ban cho Trần Hưng Đạo, hiện nó đã thành đồ cổ được dòng họ Trần lưu giữ truyền đời.
Hàng năm vào đêm 14 tháng Giêng ở đền Trần (Thiên Trường) người ta làm lễ Khai Ấn. Kiểu như nhà quan nghỉ Tết đến Rằm thì đi làm, đầu Xuân bắt đầu đóng dấu mở hàng. Truyền tụng trong dân gian là xin được Ấn của Trần Hưng Đạo thì hanh thông quan lộ. Thế nên những năm trước khi chưa có chuyện cấm dùng xe công vào việc riêng thì vào đêm Khai Ấn ở đền Trần rất nhiều xe biển số mầu xanh. Bây giờ cũng nhiều nhưng là đi việc công, vì có nhiều công chức phải đến đấy lo việc lễ.
Tôi còn nhớ ngày xưa trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam có trưng bày ấn của vua triều Nguyễn, bằng vàng. Nhưng nó đã mất rất sớm do một tên trộm trốn lại phòng trưng bày trước giờ đóng cửa. Đến đêm nó mới chui ra cậy tủ kính lấy ấn và mở cửa thoát ra ngoài. Sau một thời gian người ta cũng tìm ra tên trộm nhưng ấn thì bị nấu chảy ra mất rồi (theo Tạp chí Công an Nhân dân từ thời lưu hành nội bộ những năm 60).
Cái bọn trộm ngày xưa ngu dốt chả biết quý trọng di vật tiền nhân. Ngày nay dấu ấn thì được quý trọng nhưng mà dùng linh tinh quá. Như Lưu thẹo phát biểu ngày 4 Tết "quan chức thời nay không biết mình là ai". Thế thì không biết dùng ấn thế nào cho phải là đúng rồi. Mà càng không biết thì càng đi xin.
(Mình thì bây giờ chỉ hận một điều là không biết tiếng Hán, tiếng Nôm để đặt cái ảnh Ấn cho nó đúng chiều chữ.)

Thứ Ba, tháng 2 27, 2007

Gặp mặt Trỗi ... toàn cầu

Tối qua Vân Hùng thông báo Minh Nghĩa mới ra (!), mụốn gặp bạn bè. Thực ra thì Minh Nghĩa ra từ 6/Giêng nhưng còn bận việc nhà, chưa liên hệ anh em. Mà ngày mai nó đi chùa Hương, ngày kia về SG. Thế nên phải gấp rút tổ chức. Trước khi tổ chức vẫn phải gọi lại MNghĩa để xem đúng là nó có nguyện vọng gặp anh em không, thời gian nào thì Ok. Chốt lại gặp ngay hôm nay chứ không còn cơ hội. Nhắn tin cho một số bạn, chúng sẽ nhắn tiếp.

Hay một cái là ngoài Minh Nghĩa ở SG ra còn có Tôn Gia Quý ở Đức về và Văn Công Phước ở Cần Thơ ra. Tiếc là không có mang máy để đưa ảnh lên đây. Cuộc gặp này có những người gần 40 năm không gặp như Gia Quý với Đại Cương (chúng còn có "ân oán giang hồ" với một cô bạn chung là Loan cùng học ở Lê Ngọc Hân). Thỉnh thoảng lại có một tên đến muộn như Tuấn (tín), Thanh Đường, Chí Nhân, Thuận tu khi, .... Chí Quang cũng là "đại biểu miền Nam ra thăm lăng Bác" nhưng báo muộn quá, có có lời mời khác mất rồi.

Một số bạn khác thì bận đi làm như Việt Thắng, Công Minh, Quốc Dũng, Thanh Bắc, Thanh bọ, ... không đến được.

Gớm, uống rượu rồi bia, say quá. Có một mẩu này mà gõ mãi không xong. Lại còn phải trả lời ông Chí Quang về tên miền và cách vào cái blog này. Nó ngồi ở một quán Internet dịch vụ. Không có chuyên môn thì "xảy nhà ra thất nghiệp" ngay thôi mà. Nhưng mà lỗi cũng không phải nó dốt mà do bọn cung cấp dịch vụ mạng VNN chuối, ngăn chặn lung tung. Thế nhé, không thấy nhau vì bọn "CSGT" nó thổi còi.

Chủ Nhật, tháng 2 25, 2007

9 Tết, sưu tầm đồ cổ là bạn Trỗi

Thứ Bẩy nhắn tin cho Việt Thắng biết thứ Bẩy tôi bận việc nhà, Chủ Nhật thì có thể tụ tập "bạn xấu". Sáng hôm nay, Chủ Nhật, mới hơn 7h30 đã thấy tin nhắn muôn thủa của Việt Thắng "đang ở đâu đấy". Gọi điện nói chuyện thì ra hắn đã bàn tính với Công Minh, hai thằng đến nhà tôi đón, đi đâu đó chưa định. Tốt, vì Tôn Gia Quý tối hôm kia mới về tới Hà Nội, ở nhà cậu em C2-1 khu đô thị mới Nam Thăng Long (tên Tây gọi là Ciputra) ngay gần nhà tôi. Mà cũng ngay cạnh đơn vị Việt Thắng. Nên đến thăm viếng nó một chút rồi sẽ quyết định đi đâu đó.
Cậu em Quý nhẽo ở một nhà riêng trong khu đô thị mới. Là một khu đô thị có chủ đầu tư và cung cấp dịch vụ quản lí nên người ở đó được hưởng cách sống văn minh hơn nhiều. Đường sạch, nhà yên, vườn đẹp. Nhân viên bảo an trực ở các điểm chốt giữ gìn trật tự an ninh. Xe ô tô hầu hết mọi người để ngoài đường suốt ngày đêm, trông như trong phim Mĩ. Bà cụ của Quý cũng về ở đây và rất hài lòng. Những người con còn có dịp báo hiếu với cha mẹ là người hạnh phúc.
Chúng tôi không định nói chuyện nhiều. Vì chắc là Quý còn nhiều việc phải làm với gia đình, họ hàng. Đến là để chào mừng và trao đổi số điện thoại. Số của Quý sẽ dùng trong suốt thời gian ở VN là 097-879-6613. Kế hoạch của Quý ngày 16/3 bay trở lại Đức từ Tp HCM sau khi ở đó một tuần. Như vậy có thể Quý sẽ rời HN trước 10/3 là ngày anh em phía Bắc gặp mặt. Nhưng ngày 7/3 sẽ có đám cưới con gái Đoàn Long và Quý cũng có thể gặp mặt anh em trong đám cưới này. Tất nhiên là ở đám cưới thì có lẽ không nhiều bạn và không nói được nhiều chuyện, nhưng nếu không còn cơ hội nào thì thế cũng là được rồi. Chia tay nhau, Quý dặn nhớ liên lạc lại để gặp gỡ với anh em. Đương nhiên rồi, cậu cứ lo việc nhà cho xong đi. Ở nhà thì Quý sẽ phải dùng điện thoại nhiều hơn, vì máy vi tính cậu em hình như đang có vấn đề. Mà mạng của Bưu điện cũng đang có vấn đề. Nếu dùng dịch vụ của EVN hay FPT hay Viettel thì có khi lại thông suốt hơn. Bản thân tôi khi đang gõ những dòng này cũng đang phải dùng đường dự phòng EVN mới vào blog được. Chán.
Rời nhà Tôn Gia Quý ba tên chúng tôi đến nhà Trương Thanh Bắc. Thanh Bắc hôm nay ở nhà với bà xã. Chả thấy có đứa con đứa cháu nào ở nhà. Có lẽ hai "cụ" đang lo dọn dẹp nhà cửa sau Tết. Chuyện trò một hồi thì biết nhà họ đi khá nhiều chùa, làm khá nhiều lễ. Bây giờ đang phân phát bớt "lộc" từ các lễ đó cho mọi người. Hôm gặp Xuân Minh thì Bắc có việc nhà không đến được. Mà hắn không dùng dịch vụ mạng Internet nên không có thông tin về cuộc gặp 10/3 tới cũng như các chuyện khác thường nêu trên mạng. Khổ cho mấy ông bạn còn phải chăm sóc con một cách kỹ càng, như Thanh Bắc hoặc Hồng Thao. Trong trường hợp đó đành phải hi sinh quyền được dùng Internet của bản thân để ngăn chặn nguy cơ tiềm ẩn từ đó vào con mình. Tôi thì không tin cách đó là hay. Nhưng ít ra thì nó cũng chứng tỏ sự quan tâm của phụ huynh với con cái. Chỉ lo đôi khi quan tâm không đúng cách thì lợi bất cập hại không biết chừng.
Đi đâu bây giờ vẫn còn là "dự án treo" khi ra khỏi nhà Thanh Bắc. Ăn thì đến giờ rồi. Khu vực này ngay gần công ty Quốc Dũng. Công Minh đoán Quốc Dũng có thể ở công ty. Tôi không tin lắm, dù biết ông chủ công ty thường coi ở đấy như nhà riêng, gắn bó lắm chứ không như mình sáng tới chiều về. Gọi điện vào máy bàn công ty, Quốc Dũng trả lời thật. Thế thì ghé vào, rủ nó đi ăn luôn thể. Hoá ra Quốc Dũng đến để kiểm lại công việc phải làm sau Tết, ngày mai phổ biến cho nhân viên. Nói chuyện linh tinh một hồi, gọi điện cho Hạnh Phúc xem ăn chưa, có đi ăn với anh em không. Hạnh Phúc thì thường hoạt động theo kế hoạch lập trước vài ba ngày cho tới vài ba tuần. Quả nhiên mời độp một cái thì không thể. Bốn thằng lên xe Việt Thắng đi tìm chỗ ăn ở trên đường Láng - Hoà Lạc. Nói đến đường Láng - Hoà Lạc thì người ta thường nghĩ tới "gà đồi". Phải nói là gần Hoà Lạc có rất nhiều quán ăn. Với tôi chúng chả ra gì, chủ yếu là để chăn bọn "gà" từ Hà Nội kéo ra ăn. Chưa bao giờ tôi hài lòng với các cái quán đó. Cả bữa hôm nay cũng vậy, cứ như bị lừa đảo. Bốn thằng ăn một con gà đổ sẵn vào nồi lẩu. Ăn hết gà nhìn xương thấy thiếu thiếu thế nào. Khổ thân chúng mình, già rồi mà còn bị bọn trẻ chúng nó chơi xấu. Mà thứ gà ri rởm của mấy cái nhà hàng ấy mới chán chứ. Không thể so với gà Mía hay gà Đông Cảo tôi nuôi mấy năm trước. H5N1 và chó ăn gà làm tôi chưa dám nuôi lại. Lần sau thì cạch mặt cái lũ quán ấy ra.
Chuyến về tôi lái xe thay cho Việt Thắng. Chỉ có một cái ống làm đẹp nối vào ống xả bị lỏng mà cái xe kêu rên suốt dọc đường, thật là khó chịu. Thả Quốc Dũng xuống Công ty, về đến nhà tôi phải lấy ngay kìm chết ra vặn ốc tháo mẩu ống để hết cái tiếng rên ấy đi.
Chợt nhớ hôm nay Xuân Minh vào Tp HCM. Gọi điện hỏi thì 17h mới đi sân bay. Còn tiếng rưỡi nữa. Nhân tiện mang cái đĩa phần mềm gửi Xuân Minh mang vào. Đến nơi thì gặp Ngô Mạnh Hùng và Thuỵ Linh đang ngồi đấy. Một lúc ông cụ thân sinh Xuân Minh ra, anh em chụp với cụ cái ảnh.
Tôi nói nửa đùa nửa thật là Ngô Hùng đang "tái hoà nhập cộng đồng", còn Thuỵ Linh thì chưa. Cả Ngô Hùng và Thuỵ Linh đều nói bác sĩ ngoại như Thuỵ Linh, Văn Tín bận lắm. Có ngày chúng không nhìn thấy mặt trời, mổ suốt từ 8h sáng tới 12h đêm. Ừ, cũng tin là bạn bận thật thôi. Thực ra anh em đến với nhau cũng như chơi đồ cổ. Quý là quý cái "cổ" ở trong mỗi con người. Chứ những việc bây giờ mà còn dính líu với nhau thì có khi lại không chơi được. Nhân tiện gặp được Thuỵ Linh tôi cũng hỏi nó một cách thành thật với tư cách của thành viên Ban LL là "thằng anh vợ mày có còn chơi với anh em Trỗi không".
Thực ra từ lâu quan điểm của tôi là anh em cũ gặp nhau lúc nào cũng được, vẫn là anh em. Thế nhưng mới hôm trước tôi nghe chuyện một anh bạn cùng k4 mình được đặt lên "bệ phóng" đã coi bạn Trỗi như quá khứ nên quên. Chuyện ấy làm tôi giật mình. Liệu anh bạn mà mình coi là "đồ cổ" có coi anh em mình là "đồ bỏ"? Thực ra bây giờ có là đồ bỏ thì cũng chẳng sao, bởi vì hàng chục năm nay có quan hệ gì đâu. Chẳng ai cần ai. Nhưng nếu đã là như thế thì những cố gắng nho nhỏ để duy trì quan hệ "đồ cổ" có thể sẽ không được tôn trọng và như thế là bất công do tự mình gây ra.
Thuỵ Linh nói do hoàn cảnh mà thế thôi, chứ vẫn là bạn. Ờ, biết thế. Như là đồ cổ bây giờ mới tiện trưng bày công khai. Chẳng biết món "đồ cổ" này bao giờ trưng bày ra với anh em. Nói ra như vậy cũng là để có thể bỏ bớt đi phiền hà cho bạn xưa và cho cả mình, nếu cần thiết.
Nhẩm tính từ sáng tôi đã gặp khá nhiều bạn Trỗi, cứ như đi sưu tầm. Thế còn Chí Quang mới ra đêm qua, nhà ở Ngã tư Vọng, đầu này đầu kia với nhà Xuân Minh, sưu tầm luôn thể.
May một cái là Chí Quang vừa trở về nhà ông bố vợ. Tôi đến cho hắn một cái khăn rằn. Buồn cười là dân ở Bắc lại phải cấp khăn rằn cho dân ở Nam. Là quà của mấy anh bạn quen trong đó cho. Biết tôi thích dùng khăn rằn, mấy lần trước ra anh bạn đều mua làm quà. Đâm ra dùng không hết. Mà Chí Quang tìm mua ở SG không có.
Kế hoạch của Chí Quang ngày 9/3 về lại Tp HCM. Biết có vụ gặp mặt 10/3, hắn đã đổi vé sang ngày 12/3.
Vài ba ngày nữa Chí Quang, Quý nhẽo vãn việc nhà thì sẽ rủ nhậu chào anh em.

Thứ Sáu, tháng 2 23, 2007

Gặp Xuân Minh ra thăm Tết và kế hoạch gặp mặt đầu Xuân

Từ 2 Tết Xuân Minh đã ra đến Hà Nội, đi thăm Tết gia đình. Anh em được thông báo. Nhưng Tết thì ai cũng bận rộn với gia đình nên dự kiến sẽ có một cuộc gặp mặt thăm nhau là yên tâm.
Tới hôm qua mới chốt giờ và nơi gặp: từ 16h tại quán bia Hà Nội 47 Nguyên Hồng (Nam Thành Công). Thế mà thông báo tin nhắn tôi lại quên đề chữ "phố" lại không có số nhà nên lại gọi nhau loạn cả lên. Có người ra khỏi nhà mà cuối cùng tìm không ra quán Nguyên Hồng lại phải về, như Ngô Thế Ninh. Rất xin lỗi vì thiếu sót này.
Điểm có mặt được khoảng trên 15 chú. Một số người đi công tác xa không về kịp như Thanh Đường, một số việc nhà không bỏ được như Thanh Bắc, Vũ Hoà Bình, ... Anh em lâu ngày không gặp, hàn huyên trong không khí ồn ào nhiều khi không nghe được gì cả. Trong Nam anh em cũng tụ tập nhà Nhân ve. Trong gọi ra, ngoài gọi vào, biết là thế chứ điếc hết cả rồi.
Cuộc gặp tổ chức đơn giản, thấy mặt nhau là chính. Uống hết mấy tuần bia, 3 chai rượu. Sợ nhất là anh em mình nhiều tuổi rồi, bia rượu vào chớ quên an toàn. Ngoảnh đi ngoảnh lại vẫn thấy nhau là quý nhất.
Trong cuộc gặp này Đoàn Long phân phát thiếp mời đám cưới con vào 7/3.
Rồi anh em thống nhất sẽ gặp mặt đầu Xuân vào thứ Bẩy, ngày 10/3 tại trang trại của em Chấn Định ở Xuân Mai. Phương tiện đi lại thì thu xếp sau, ai có xe thì đón một số người, ai không có xe đi thì sẽ tổ chức thuê. Tổ chức ở phía này thì Trần Hà, Bình tớn đi được nhưng Đặng Minh Hùng thì ở Vĩnh Yên thì không tiện lắm. Lần sau sẽ làm ở phía Vĩnh Yên vậy.
Xuân Minh nói trong Nam anh em sau Tết cũng sẽ tổ chức gặp mặt đầu Xuân ở đâu đó ngoài thành phố. Thế là được rồi. Nếu có thời gian gặp nhau đông đủ, gần gũi với thiên nhiên càng hay. Chẳng phải bọn mình gặp nhau trong tận núi rừng hay sao.
Bây giờ mới nhớ một số bạn đã liên lạc lại được, nhưng bị quên gọi như Phạm Văn Thành, Hoàng Mạnh Cường, Hà Huy Dũng, ...
Còn một tin vui khác mà Vũ Thắng chưa công bố để chiêu đãi anh em. Vũ Thắng đã được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Liên doanh Cáp Quang. Có lẽ đợt gặp tới hắn sẽ chính thức ra mắt.
Tôn Gia Quý và Hà Chí Quang chú ý nhé. Các vị về lại HN có nhiều việc phải làm, nhưng gắng thu xếp 10/3 có mặt với anh em.

Thứ Năm, tháng 2 15, 2007

Lai rai chuyện Tết Trỗi

22/2, Mùng Sáu Tết
Mùng Sáu Tết là ngày đi làm rồi, nhưng vẫn là ngày Tết. Đến cơ quan chúc tụng nhau một tí rồi hội phụ nữ xin phép biến "khẩn cấp". Lão Hợp nhiều mối làm ăn, cũng đi. Một mình ngồi lại cơ quan, gọi Xuân Minh xem tình hình thăm Tết của nó thế nào, có nhu cầu thăm viếng gì nữa không. Cậu bảo đang bận, chiều mai gặp anh em là tốt rồi. Nhắn tin cho mọi người chiều 23/2 16h tại quán bia đường Nguyên Hồng Nam Thành Công gặp Xuân Minh. Cũng chỉ nhắn cho một số người rồi mọi người lại gọi nhau. Ý tưởng tổ chức biên chế vẫn chưa được thực hiện ở ngoài này.
Rồi đến công ty Quốc Dũng. Ở đấy tiện cái là công ty của nó, lại có cả Thanh Bắc nên đến không ngại. Lại được cái gần, không ở tít trong Hà Nội. Mới gần 10h sáng mà công ty chúng nó đã ngồi trước một bàn tiệc gần tàn. Các thứ có đủ, một phần do các cháu về Tết mang lên, một phần mới nấu "khai bếp đầu năm".
Năm nay ở đâu mọi người cũng uống rượu vang là chính. Thùng rượu vang đỏ 5L của Quốc Dũng chễm chệ trên bàn. Không biết Tết này nó thay ruột mấy lần rồi, thấy có một cái bịch vứt ở gầm bàn nước. Ngồi với bọn chúng, uống rượu "phát một" để chứng mình gạo lức muối mè tốt đâu chưa thấy chứ bia rượu lên hạng là cái chắc.
Quốc Khánh cũng ghé chơi. Tình trạng mắt của nó không xấu hơn, nhưng cũng chưa có cách gì hồi phục. Mấy thằng y dược thì bảo là không chữa được. Nghe như kiểu không phải là bệnh mà là cơ thể nó tự huỷ!?
Chiều trước khi về nhà, ghé thăm Công Minh. Bà Hạnh vợ Công Minh khoe cổ bị một vết xước nhỏ do kìm cắt gây ra. Bọn cướp lấy được một dây chuyền có đá của thị và để lại vết đó. Nếu chúng giật thì có khi không lấy được mà nạn nhân còn bị ngã rất nguy hiểm. Kể ra chúng cũng phải suy nghĩ chế ra dụng cụ chuyên dùng, chứ kìm cắt của dân vô tuyến không thao tác gọn trong khi "bay" như vậy được. Vụ việc xảy ra ở cầu vượt ngã tư Vọng, quân khu nhà vợ Chí Quang. Ngày mai Chí Quang ra sẽ ở đấy. Tranh thủ tìm hỏi mấy thằng đàn em ở đó nhé.

A, mục này có thêm lời của Hoàng Quang và Quý nhẽo, cho ra đây để mọi người tiện đọc:
Hoàng Quang: "Chúc cuộc gặp mặt đầu xuân của anh em K4 thật vui vẻ,chúc sức khỏe các THẦY CÔ và chúc cho mọi nhà AN LÀNH - HẠNH PHÚC.
Hữu Thành dạo này trông "ngầu" lắm,rất "lãng tử", Với hình thức của HT thì tốt nhất là nên sang đây cùng tôi dạy võ (chắc là sẽ thu nạp được nhiều đệ tử lắm,vì không khác gì Shaolin Menschen-thầy chùa Thiếu lâm đang nổi tiếng ở Châu Âu).Đọc bài "Lai rai chuyện..." của HT rất hay và lí thú.Lâu lắm rồi mới gặp lại Lưu "thẹo" và Tiến "nhái" cùng nhiều bạn khác (tuy là trên ảnh).Hôm rồi nhận được thư "bạn già" Chí Quang có nói là K4 ở Sài gòn chia thành các tiểu đội (dạng Cây Nhị Phân-như Hữu Thành ghi chú?) nhưng không thấy tên bọn tôi,thôi thì các ông ghép vào A nào cũng được miễn là có tên để còn tiện việc họp tổ Tam Tam...để khi ra đường nhỡ gặp còn nhận ra "họ hàng"(chứ không sẽ giống như HT không còn nhận ra Minh Dũng nũa).Ngày mai tôi sẽ đưa Quý "nhẽo" ra sân bay để về vui tết với anh em bạn bè ở nhà,nó thay mặt anh em Trỗi bên này về chúc tết moị người ở VN.Chúc cuộc gặp mặt đầy vui vẻ và lí thú.Mong muốn duy nhất của tôi là nhận được càng nhiều ảnh của anh em ở nhà càng tốt.Quang Xèng."

Quý nhẽo:19h30'ngày thứ 6 tôi mới có mặt ở nhà,H.Thành cho tôi số điện thoại nhé(liên lạc ở VN với tôi theo số0903405098)và từ ngày mai thì mail cho tôi theo đ/c:tongiaquy@yahoo.de.
Rất cảm ơn và hẹn gặp lại.Nhìn thấy ảnh M.Tiến mình nhận ra ngay(cùng dân phòng không mà)lần này về mà được gặp M.Tiến thì hay quá.


Chiều nay gặp Xuân Minh sẽ thông báo số điện của Quý cho mọi người. Gì chứ gặp Tiến nhái thì có gì khó đâu. Hội Quốc Dũng, Tiến nhái, Lưu thẹo và một anh bạn nữa của chúng đã chơi tá lả suốt cả ngày 4 Tết tới hơn 10h đêm. Bạn tá lả "gọi là có".

Hôm nay đi làm không mang máy ảnh nên gặp khối bạn mà không chụp được cái nào cho lên đây. Mai sẽ mang để chiều còn dùng trong cuộc gặp.

21/2, Mùng Năm Tết
Ngày 5 Tết tôi theo bà Bình đi Nam Định. Bà ấy về thăm Tết nhà một nhân viên dự án ở đấy, kết hợp thăm di tích triều Trần và thăm chùa Keo ở Nam Định. Chuyến đi này lại có mấy Trỗi nhà cùng đi, nên cũng là "Tết Trỗi".
Đến Nam Định thì đã gần trưa, ngồi nhà nhân viên một lúc thì đón hậu duệ họ Trần đi cùng đến khu Lăng mộ Trần Hưng Đạo và Đền Bảo Lộc. Đền Bảo Lộc thờ riêng Trần Hưng Đạo, kề đó là Lăng mộ của ông. Đã vài lần tôi đến Đền Trần, một cách nói ngắn của Đền Thiên Trường. Lần này mới biết có Đền Bảo Lộc.
Hoá ra Đền Thiên Trường thờ chung triều Trần gồm 14 vua, tại vị trí ngày xưa là Phủ Thiên Trường của triều Trần. Sau Tết là thời gian khách đến thăm Đền Trần rất đông, cao điểm là đêm 14/1 có lễ khai ấn. Lễ khai ấn là lễ đóng con dấu của vua Trần vào giấy (năm nay là vải) mầu vàng cho dân chúng. Những người có mộng làm quan rất muốn xin được một "ấn" như một điềm may cho quan lộ. Vì thế đêm khai ấn ở Đền Trần người tới rất đông. Những người không có khả năng tham gia lễ khai ấn thì có thể đăng kí với ban Tổ chức để nhận "ấn" vào hôm sau.
Tuy thế người ta vẫn có thể xin được ấn trước ngày lễ, ở Đền Bảo Lộc. Chúng tôi vào Đền, đi qua một cửa nhỏ của cung cấm để vào khu ngai thờ Trần Hưng Đạo, với sự giúp đỡ của hậu duệ họ Trần. Ở đâu cũng đông người. Trong cung cấm người ta cũng làm lễ và đặc biệt là xin ấn. Tôi mải chụp ảnh nên tự mình không xin ấn. Một chiếc ấn vuông bằng đồng được người giữ ấn đóng dấu mực đỏ lên tấm vải vàng trước mặt người xin ấn. Nhóm chúng tôi do giới thiệu nên được tự tay đóng ấn, nhưng cũng chỉ là ấn cùng người ta chứ không được cầm. Tôi cầm máy ảnh giơ lên cao chụp hú hoạ trong điều kiện thiếu sáng mà không dám dùng đèn chớp, các nơi linh thiêng đều không nên dùng đèn. Có tấm ảnh kèm đây là tốt nhất.
Sau khi xin được ấn, thủ tục tiếp theo là chui dưới bàn thờ Đức Thánh Trần để cho những lời cầu khấn được linh nghiệm. Nhóm Trỗi chúng tôi không cầu khấn gì về quan lộ, vẫn chui, vì lòng kính trọng với Thánh Trần. Mấy khi đến được gần Ngai của Người đến thế.
Chương trình lễ khai ấn có việc rước Ấn từ Đền Cố Trạch tới Đền Thiên Trường. Có lẽ Đền Cố Trạch cũng chính là Đền Bảo Lộc.
Rồi chúng tôi tới thắp hương ở Đền Thiên Trường. Khách ở đây cũng nhiều nhưng chưa đông đến mức chen chúc chật chội người ta nói về đêm khai ấn. Ngoài sân người ta đã bày một hương án chính giữa cửa Đền. Ở đây chỉ bày các ngai thờ. Ở bên cạnh, chính Phủ Thiên Trường nay đã được xây dựng lại, có 14 bức tượng đồng của 14 vị vua Trần. Những tượng này tôi đã có dịp chụp ảnh từ lần trước, lần này thôi không chụp vì khá đông người luôn có xu hướng che mất hướng chụp.
14 vua Trần bao gồm: Trần Thái Tôn, Trần Thánh Tôn, Trần Nhân Tôn, Trần Anh Tôn, Trần Minh Tôn, Trần Hiến Tôn, Trần Dụ Tôn, Trần Nghệ Tôn, Trần Duệ Tôn, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tôn, Trần Thiếu Đế, Trần Giản Định, Trần Quý Khoáng (hai vị cuối thuộc Hậu Trần).
Buổi chiều chúng tôi đi chùa Keo ở Nam Định. Người ta thường gọi là chùa Keo Hành Thiện để phân biệt với chùa Keo bên Thái Bình. Mẩu bản đồ Thái Bình chỗ có chùa Keo, bên Nam Định có chùa Keo được đánh dấu theo máy định vị vệ tinh. Hai chùa này cùng tên, ở đối xứng hai bên bờ sông. Cả hai ngôi chùa này được xây dựng cùng thời, cùng thờ Thiền sư Không Lộ. Bên Thái Bình là chùa Keo thượng, bên Nam Định là chùa Keo hạ.
Theo sách do Ban Quản lí Di tích chùa Keo Hành Thiện ấn hành thì chùa được xây dựng từ thời triều Lý Thánh Tông, có tên Nghiêm Quang. Năm 1167 vua Lý Anh Tông đổi tên thành chùa Thần Quang. Năm 1611 một trận lũ lớn làm đổi dòng sông, cuốn trôi Chùa. Dân cư vùng này dạt sang hai bên lập nên các làng mới. Mỗi làng đều xây dựng lại cho mình một chùa để thờ Không Lộ Thiền sư như cũ. Vì vậy mà có hai chùa.
Theo một bà cụ gặp tại đấy thì chùa Keo Hành Thiện không có sư trụ trì vì không có sư nào trụ lại được chùa. Nguyên nhân sâu xa vì Thiền sư Không Lộ giận gì đó chùa này, đã ngả nón Tu Lờ thay thuyền qua sông sang ngự tại chùa Keo thượng.
So với chùa Keo Thái Bình thì chùa Keo Hành Thiện có quy mô chiếm đất nhỏ hơn, kiến trúc nhỏ hơn, nhưng chính vì thế nó "chặt" hơn với các kiến trúc "tiền chùa thờ Phật, hậu đền thờ Thánh" và dãy nhà chờ dài suốt hai bên từ ngoài tới tận dãy nhà ngang phía sau cùng.
Trong chùa và đền các điện thờ cùng kiến trúc gỗ xếp chặt làm cho không khí có phần tâm linh hơn so với vẻ hoành tráng của chùa Keo Thái Bình.
Hội chùa Keo một tuần từ 10-16/9 Âm lịch hàng năm.
Ngoài hai chùa Keo như trên, nghe người ta nói còn một chùa Keo nữa ở Cổ Lễ. Hay đó chính là chùa Cổ Lễ?

20/2, Mùng Bốn Tết
Suy nghĩ xem đi đâu. Cũng có một số ý đồ, cuối cùng thực hiện bước 1: đến công ty Quốc Dũng. Hôm nay nó tới để thắp hương, bảo tôi tới "mở hàng". Có bán chác gì mà mở nhỉ. Mùng Hai nó đã tới xông nhà rồi, ngày tốt mà. Mùng Sáu đi làm như các nơi khác.
Bước 2 sẽ là gọi điện đi lung tung xem có thể làm được gì.
Việt Thắng trực suốt ngày hôm qua, sáng nay mới về và sẽ đưa vợ đi chùa Nhật Tảo, xong một thằng. Thanh Bắc cũng đưa vợ đi chùa, xong thằng thứ hai. Quốc Dũng gọi Cát Thịnh, nói lại chuyện thứ Sáu gặp Xuân Minh chứ nó cũng không tụ tập được. Nó gọi tiếp Lưu thẹo, hẹn đến. Lưu thẹo chưa đến thì Tiến nhái k3 lò dò đến. Tôi không biết Tiến nhái, cả thằng Minh Dũng, là em, học cùng k4 tôi cũng không hình dung ra nốt. Trần Minh Tiến có tên trong khoá mình là đây. Một con người "đặc dị", tự nhận cả đời không có cuộc sống gia đình, 2 con trong luồng và 1 ngoài nhưng không ở với ai. Đánh giá "xuất sắc". Nghe nói Đinh Quân k5 tôn gã làm thần tượng. Tiến nhái vốn là dân phòng không, chuyên ngành vô tuyến điện. Nhưng do yêu thích cơ khí từ nhỏ, hắn tự thuật, nên bây giờ chuyển qua làm chế tạo máy, chuyên phục vụ ngành nhựa, composit.
Bước 3 không được thực hiện vì tôi ngại chạy vào Hà Nội. Từ ngày ra ở làng, làm việc gần Bưởi, tôi tự coi như dân ngoại thành. Mỗi lần có việc gì vào đến khu Ba Đình coi như đi Hà Nội.
Quốc Dũng gọi tiếp Kỳ Bắc k5. Hai thằng có quan hệ lâu năm. Kỳ Bắc chuyên sản xuất thiết bị ngành dược, Quốc Dũng tự nhận là chuyên gia tư vấn xây dựng dây chuyền SX thuốc. Kỳ Bắc đến mang theo cả "cô vợ mới", theo lời Quốc Dũng.
Kỳ Bắc có khuôn mặt trông giống ông anh Kỳ Trung k2. Hồi xưa tôi làm việc cùng Viện với Kỳ Trung, cùng đoàn đi tiếp quản SG rồi hắn ở lại trong ấy luôn. Không biết bây giờ Kỳ Trung thế nào, chứ trong trí nhớ của tôi thì phong độ hơn cậu em này, dù cậu em trông cũng đã là phong độ hơn bình thường rồi.
Kỳ Bắc ra về thì vừa lúc Lưu thẹo tới. Nghe bọn Tiến nhái, Quốc Dũng, Lưu thẹo nói chuyện có vẻ như một hội tá lả quen biết. Hôm nay không biết chúng có định gầy sòng không. Nghe Tiến nhái nói về sòng tá lả chuyên nghiệp anh em ta ai cũng biết thì chơi ở đấy luôn thua, "như bị ma ám" nếu không phải bị "camera ám"
Ngồi thêm một lát tôi thực hiện bước 4: về nhà nấu cơm gạo lức ăn một mình. Nhanh gọn, bổ dưỡng sinh, nhẹ nhõm thân già. Trên đường về thấy Hạnh Phúc có nhà, ghé vào thăm hỏi. Nhân tiện chụp hộ mấy cái ảnh chậu lan, cây lộc vừng lá đỏ.
Chiều ngồi vào máy tính. Hoá ra Tết lại có ít thời gian lang thang trên mạng, viết thư và mấy cái thứ này. Thế mới biết ngày làm việc bình thường ở cơ quan làm được biết bao nhiêu là việc riêng!
Chiều tối bà Bình gọi đến nhà Kim Nhu k3 ăn cơm với vợ chồng nó. Chồng Kim Nhu là Trang lại là bạn học Tổng hợp Lý với tôi và bà Bình, Việt Thắng, Xuân Miên, Vũ Hùng, Từ Ngữ, ... ở cùng bộ môn vật lý hạt nhân với thầy lang Hiển mà tôi có nói tới ở chuyến đi ngày 1/2. Kim Nhu hiện vẫn công tác ở Bộ Quốc phòng, chỗ bà Bình làm trước khi nghỉ hưu. Còn ông Trang thì lại làm việc ở Viện Năng lượng Nguyên tử cùng chỗ Hạnh Phúc, nhưng làm cán bộ quản lý chứ không làm chuyên môn nữa. Ba bốn người mà có đến một tá các mối quan hệ qua lại. Cái góc này của thế giới thật là nhỏ bé.


19/2, Mùng Ba Tết
Ngày 3 Tết là chơi với bạn được rồi.
Năm nay nhóm bạn đầu tiên mà tôi đi lại không phải là Trỗi. 9h sáng bắt đầu lái xe lên Lương Sơn, Hoà Bình để xem nhóm dù lượn bay thử. Huấn luyện viên là (Lê Hoàng) Bách(?) của Câu lạc bộ Dù lượn Mê Kông (www.mkparagliding.com). Tôi đi theo Bùi Thái Giang, một anh bạn trẻ rất "máu" hoạt động trong thể thao hàng không. Tôi đã từng hỏi Thanh Minh để giới thiệu hắn liên lạc với anh Lâm của Thanh Minh về chuyện Câu lạc bộ hàng không. Đi xem, ngoài tôi ra, còn có 3 Trỗi nhà nữa.
Buổi bay thử tiến hành tại một quả núi thấp tại Lương Sơn. Độ cao điểm xuất phát 87m còn chỗ tiếp đất là bãi đất bên hồ nước ở độ cao khoảng 20m so với mặt biển (theo GPS).
Sư phụ lượn thử hai lần rồi sau đó ba đệ tử xuất phát lần đầu. Một tên rất khá, lượn qua lượn lại theo chỉ dẫn qua bộ đàm.
Chơi dù này phải chọn sườn dốc xuống ngược hướng gió thổi tới. Trải dù ra, đứng quay lưng về hướng gió kéo cho dù căng trên rồi quay lại chạy theo chiều dốc xuống. Gió thổi lên làm người rời khỏi mặt đất. Hai tay cầm hai dây điều khiển hướng bay của dù. Tóm lại là thế để hình dung cách chơi.
Đệ tử thứ hai kéo dây lái hăng quá nên nhanh chóng mất độ cao và tiếp đất sớm trên sườn dốc.
Tay thứ ba lái dù cũng khá, hắn lượn trong sự hồi hộp của mọi người. Cuối cùng hắn thể hiện bản lĩnh ở cú tiếp đất sát mép nước rồi ngã tùm xuống hồ do gió lôi tuột ra ngoài. Khổ thân cái máy bộ đàm của tôi cho mượn bị nhúng xuống nước. Hi vọng là đồ xịn có bị ngâm một chút vẫn sống sót.
Buổi tập tạm kết thúc và các khán giả hài lòng với những gì quan sát được. Món này không quá phức tạp, không quá nguy hiểm, đòi hỏi đầu tư khởi động cỡ 2000USD là bắt đầu được. Mà nghe nói môn này không cần cấp phép như các trò hàng không khác (ít nhất là ở nước ngoài, ta rồi cũng hội nhập thôi). Chơi trò này có vẻ rất hấp dẫn, phù hợp hơn so với ý định tham gia tập nhảy dù từ máy bay của anh Chí Quang. Chỉ có điều chơi nó phụ thuộc nhiều vào địa hình, thời tiết, ... Và tiền bạc cũng không phải là ít. Với chừng ấy tiền có thể đầu tư kha khá cho chụp ảnh rồi.
Buổi trưa tôi ghé về nhà vườn, đang xem những cây bưởi trồng được 4 năm bắt đầu ra hoa thì nhận được điện thoại của Trần Hà gọi từ nhà Thanh Bình. Bọn chúng đang tiếp Mạnh Dũng ở nhà Thanh Bình, ăn gà chọi và có nhắc tới vụ gặp mặt đầu năm của k4. Việc này sau đó tôi đã đề nghị Cát Thịnh, Quốc Dũng, và sẽ thông báo các anh em khác xem ai có sáng kiến gì không. Đoán là rồi chả ai có sáng kiến gì đâu, nhưng cứ phát xem nếu quần chúng động được thì hay và tốt hơn. Dự kiến sẽ tổ chức sau Rằm tháng Giêng.
Xuân Minh cũng gọi và thông báo mới ra, Chủ Nhật vào. Cũng báo với Cát Thịnh tổ chức cuộc gặp với Xuân Minh, dự kiến vào ngày thứ Sáu, 7 Tết. Ngày đó cũng là ngày Tôn Gia Quý có mặt ở HN, nếu không quá mệt vì đổi múi giờ thì tham dự luôn cho vui.
Về gần đến nhà thì Thanh Bắc gọi điện hỏi cách đi đến nhà Thanh Bình. Tôi không biết mô tả thế nào, đành gửi số điện của Thanh Bình cho nó. Tối về mới biết Thanh Bắc đi nhà thông gia trên Hưng Hoá về, tiện đường ghé vào thăm.
Chiều về nhà loanh quanh chưa biết làm gì thì Công Minh và Thao láo gọi điện hẹn đến. Có mỗi mình tôi ở nhà, rủ bọn nó ăn mà chúng không chịu. Ba thằng uống rượu vang, ăn nem chua Thanh Hoá (may quá có người ăn giùm). Rồi vợ chồng Thanh Đường cũng đến. Ý đồ của bọn chúng "2 trong 1". Mới mua một cái nhà xây thô ở khu đô thị Mỹ Đình, bọn chúng đi khảo sát một số nhà để học tập. Chả biết học được cái gì không nhưng thấy chê nhà tôi quá. Bếp phòng ăn chia nhỏ, phòng ngủ nhỏ, ...
Một chốc bọn chúng ra về cả, tôi đành ăn một mình. Ngày Tết ăn linh tinh, đến lúc này mới lại có dịp ăn lại gạo lức muối vừng.


18/2, Mùng Hai Tết
Nhà tôi sau Giao thừa thường có hai ngày dành cho gia đình. Một ngày thăm viếng và một ngày đi đâu đó. Ngày đi đâu đó với đại gia đình tôi không có ý nghĩa tâm linh lớn như một số người rất coi trọng chuyện xuất hành đầu năm. Nhưng có kiêng có lành nên trước khi đi cũng có nghe ngóng xem hướng nào "lành" hơn. Năm nay hướng Đông tốt. Vậy thì đi chùa Thanh Mai ở Chí Linh, Hài Dương. Các chuyến xuất hành của nhà tôi nhiều năm nay là đi đền chùa. Chùa này có tháp Viên Thông là nơi lưu nhục thể thiền sư Pháp Loa, đệ nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm.
Chùa Thanh Mai là di tích lịch sử quốc gia, đang dần được trùng tu, tôn tạo. Đường lên chùa đã được đổ bê tông cho tới đền Trình. Con đường bê tông này vào năm 2003 khi chúng tôi tới lần đầu tiên còn đang làm dang dở, nay đã có thêm cả hộ lan thép và biển báo theo tiêu chuẩn. Từ bãi để xe trước đền Trình khách hành hương, vãn cảnh, sẽ phải đi bộ trên những con đường đất, vào mùa mưa chắc chắn không dễ chịu gì.
Lên cao thêm vài chục mét là Chùa. Trước đây chỉ có nhà thờ Tổ, Tổ đây có thể là Thiền sư Pháp Loa. Sau nhà thờ Tổ duy nhất có tháp Viên Thông. Các tháp khác đều ở phía trước. Nhà chùa mới hoàn thành dựng nhà thờ Phật ở phía trước nhà thờ Tổ. Nghe nói sẽ còn dựng nhà thờ Mẫu ở xế xế phía sau.
So với các công trình trên núi Yên Tử thì nhà thờ Phật ở chùa Thanh Mai to hơn rất nhiều. Có thể vì đường vận chuyển ở đây đơn giản hơn chứ không vì gì khác.
Vài tấm bia đá ở ngoài sân, trên lưng các con rùa đá, sau các ngôi tháp, nét chữ còn sắc. Đáng tiếc hầu hết chúng ta bây giờ không còn đọc được chữ Hán hoặc Hán Nôm. Bia đá làm ra để cho người đời ai cũng có thể đọc. Nay bia đá còn đó mà nội dung chỉ có người chuyên môn và dân Tầu(?) đọc được. Khác nào cắt đứt kí ức của đời nay với tổ tiên.
Dân ta có quá nhiều lời ngợi ca các nhà truyền giáo phương Tây đã khai hoá chữ la tinh cho dân Việt. Nhìn lại nhóm nước CJK (China, Japan, Korea là nhóm nước có chung đề án bảng mã chữ máy tính Unicode vì họ có nhiều kí tự chung) thì chả nước nào kém phát triển hơn ta. Mà hình như tâm thức, văn hoá, truyền thống của họ liền mạch với tiền nhân hơn ta. Chợt nhớ đâu đó Trần Trọng Kim viết đại ý cái cũ bị xoá bỏ không biết hay dở, cái mới được đón nhận bất kể dở hay.



Một người tập yôga tranh thủ nhập thiền. Với những người tập thiền, trong đó có anh Thao láo k4 mình, những nơi linh thiêng thường là nơi rất tốt để họ thiền.




17/2, Mùng Một Tết


Sáng ra đã nhận được lời chúc mừng năm mới của Tôn Gia Quý gửi anh em:

Nhan dip nam moi,toi xin chuc tat ca cac ban va gia dinh an khang thinh vuong,gap nhieu may man.Chuc cac thay co doi dao suc khoe va luon hanh phuc .Neu khong co gi thay doi thi mung 7 tet Quy se co mat o nha.

Chúc mừng Quý có dịp về Tết. Hơi muộn một chút nhưng anh em sẽ rất vui gặp lại Quý. Cũng nếu không có gì thay đổi thì sau Tết là anh em k4 có một cuộc gặp thường niên mới trong năm lần đầu. Cố gắng không ai "có gì thay đổi" nhé.

Tiếc là cái blog này của mình đặt phải chỗ "chưa hội nhập", làm cho nhiều người không vào xem được. Chả lẽ lại di nó sang "360 độ chấm sữa chua (yahoo)". Bọn Yahoo này có .vn nên được cởi mở hơn hay sao ấy.

Như mọi năm, mùng Một Tết là sang chúc năm mới ông bà ngoại, rồi sang bác trưởng nội, sau đó thì tuỳ ở tình hình. Nói chung là xê dịch loanh quanh mấy anh chị em. Ngày Tết người ta thăm nhau theo kiểu vô lo, những chuyện còn phải bận tâm thì để khi khác. Cũng là một cách sống hay.

Tối về nhà kiểm điểm, ngày 1 Tết là một ngày bận rộn suốt từ sáng đến chiều. Đi thăm nhau trong gia đình, liên tục cập nhật thông tin để phối hợp khách chủ. Điện thoại di động thật là hữu ích. Buổi trưa ghé nhà Hạnh Phúc, ăn trưa luôn thể. Có cái ảnh chụp hai mẹ con từ hôm 15 (28 Tết), cho vào đây không có tính thời sự lắm. Nhưng vì hôm nay lại không chụp cái nào nhà Hạnh Phúc có sắp đặt nghiêm chỉnh nên đành dùng thay thế vậy.
Điểm đến cuối cùng vào 21h là nhà cô em gái, Hoà Bình k7. Đi cùng gia đình cậu út.
Về nhà mới được Phú Hoà để cho cái đính chính lại thông tin mà tôi đã nhầm: ngày 16/3 Phú Hoà mới sang Đức chơi chứ không phải tháng 2. Sẵn định kiến là Phú Hoà sang Đức vào dịp Tết nên đọc thấy ngày 16, nghĩ ngay tháng 2 nên không cần xem kĩ. Thế đấy, người cao tuổi thường hay có định kiến, vì họ tưởng rằng mình biết hết mọi chuyện. "Tôi tưởng", hoá ra không phải vậy. Mong rằng mình ít tưởng đi, để mà còn là người trẻ.


16/2, 29 Tết, Giao thừa

Tháng Chạp thiếu, theo cách gọi thông thường hôm nay là 30 Tết.
Từ mấy hôm trước tôi đã nói với bọn có Lịch Vạn niên cắm điện của Trung Quốc là sau Tết lịch của bọn mày sẽ rất khó coi. Vì lịch của Tầu làm thì theo lịch Tầu. Mà lịch Tầu thì ngày mai mới là 30 Tết mà mình thì đã là mùng Một. Để xem thế nào, hồi mai sẽ rõ.
Chương trình ngày hôm nay rất đơn giản: đi thăm mộ và ở nhà chuẩn bị cho giao thừa và Tết.
Nghĩa trang hôm nay đông cả trong và ngoài. Ở ngoài thì vì có khoảng rộng nên người bán hoa Tết biến thành chợ. Ngày cuối năm, người bán người mua, ai cũng muốn được việc. Nhưng chắc cũng như mọi năm nhiều cành đào sẽ không có người mua dù cho trong năm thời tiết không thuận làm cho một số vùng hỏng cây.
Trong nghĩa trang, từ mấy hôm nay, luôn có người đi thăm Tết. Và rất nhiều hoa Tết cùng các đồ cúng lễ được bày ra, trông rất nhiều màu sắc và không khí Tết.
Có nhiều vị phụ huynh của các khoá Trỗi chúng ta đặt sinh phần ở trong nghĩa trang này. Vì thế đồng môn các khoá gặp nhau trong này là chuyện bình thường.
Hôm nay tôi gặp hoặc thấy một số như Nghiêm Xuân Bạch k3, Nghiêm Xuân Minh (em Bạch, không biết có phải Trỗi?), Tương Lai, Phan Hoà (em Thu Lương, k8?), Trung k3, Sơn Dương k3. Riêng nhà tôi là k1, k2, k3, k4, k7 nữa rồi.
Gia đình Sơn Dương đến muộn, khi nghĩa trang đã vắng người. Tôi vì lí do trục trặc một chút về phương tiện, về chậm nên gặp. Nói với nhau mấy câu, không cùng học nhưng cùng đơn vị cũ. Nói chuyện xong, chia tay thì tôi "bắn" một cái ảnh, thử làm paparazzi xem sao.
Loanh quanh trong nghĩa trang, thắp hương cho các cụ thân sinh của Vương Vĩnh Định, Trần Quyết Tâm, Tương Lai, Chí Hoà k5, Quốc Tuấn, ...
Chiều về nhà phụ với hai mẹ con dọn dẹp, chuẩn bị giao thừa. Nhìn tới cành hoa thì đã nở tung toé. Năm nay trời nóng, đón Tết với áo sơ-mi. Tuy đã có nhiều hoa nở nhưng trên cành vẫn còn nhiều nụ, hi vọng một vài ngày nữa mới nở hết. Hôm nay vẫn chưa có cánh đào rơi.

À, chiều nay về nhà nhận mail của Chí Quang nhờ gửi tới anh em lời tâm sự nhớ mong bằng việc nhắc lại thơ cụ Hồ như sau


Gửi Hữu Thành.
Nhân ngày tết, anh có thể gửi đoạn thơ sau lên blog Trỗi :
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần.
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Chỉ áp dụng và dịch câu thứ 2, nghĩa là :
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông về trời nam nhớ bạn xưa.
Theo tôi, đoạn thơ này giúp cho anh em nhớ về thời học sinh, và với những bạn đang ở phương xa thì nó là một lời tâm sự. Tôi xin chứng minh : Có một người dịch như sau :
Bùi ngùi dạo đỉnh Tây Phong,
Trông về cố quốc, chạnh lòng nhớ ai.
HCQuang

Nói tới các bạn, lại nhớ lịch của Đoàn Phú Hoà đêm hôm nay lên xe bus sang Đức chơi, chắc có dịp gặp Hoàng Quang, Tôn Gia Quý. Hắn có lời chúc mừng anh em ở mục khác, tôi chuyển vào đây luôn:

Thân gửi những người bạn K4 thủa xưa,

Từ đất Séc xa xôi Phú Hòa xin gửi đến tất cả các bạn cùng gia đình của mình những lời chúc chân thành và tốt đẹp nhất. Chúc mọi người đón Tết trong không khí đầm ấm và sang năm mới luôn vui, khỏe, hạnh phúc.

Rồi hai anh k4 thế nào chả làm một bữa bù khú cả với mấy Trỗi trong vùng vẫn thường gặp nhau. Chúc vui vẻ nhé. Tết bên tây hơi buồn một chút, mà có thêm bạn từ xa tới chơi là quý lắm rồi.

Giao thừa rồi, bây giờ đã là ngày 1 Tết rồi.
Năm mới chúc mọi người có một cái Tết vui vẻ.

15/2
Hôm nay mới 28 Tết (coi như 29 vì năm nay tháng Chạp thiếu) đã ngồi nhà cả ngày. Việc nhà không có gì. Mà việc ngoài nhà (họ hàng, bạn bè) thì chưa đến lúc. Họ hàng thì mai kia kìa. Bạn bè nếu có í ới thì cũng phải từ 3 Tết trở đi. Loanh quanh vác máy ảnh ra chụp hoa đào. Năm nay hai mẹ con nó mua một cành đào quả. Người ta cứ nói là đào rừng, có lẽ ảnh hưởng bởi thịt rừng thì ngon, nghĩ hoa rừng thì đẹp? Thực ra chúng là đào quả, hoa chỉ có một lớp cánh đẹp giản dị giống như năm ngón tay thấm máu in trên vải trong câu chuyện thời thơ được nghe.
Trưa nay chạy ra ngoài chút, đến nhà anh Hoàng Triệu Hùng (Trỗi/ĐHKTQS khoá 1) lấy quà anh ấy gửi cho ô. Văn. Toàn là các thứ dân dã: nếp Tú Lệ (Yên Bái) rất nổi tiếng, nấm hương rừng, măng rừng, mật ong hoa thuốc phiện. Đã thế lại còn được anh ấy cho một chai rượu mật gấu với gì đó và một gói tướng rau diếp nhà trồng. Hoá ra anh Triệu Hùng là con cụ Hoàng Bắc Dũng, lão thành CM "khu tự trị". Cụ Dũng nằm ngay cạnh ông cụ nhà tôi ở nghĩa trang. Hai anh em nhận "hàng xóm cụ". Mà nhà ở thì cũng không xa nhau lắm. Anh Hùng ở Cổ Nhuế còn tôi thì Xuân La. Từ Đông sang Tây một vệt Hồ Tây, Xuân La, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, nói thế cho dễ hình dung.
Anh Hùng (có mang máy ảnh đi mà nói chuyện không tiện chụp) bị ung thư gan theo chụp các kiểu và xét nghiệm, chưa sinh thiết. Tám tháng rồi, vượt quá thời gian "ăn tự do" của cả Tây và Đông y. Anh uống đến 4 dòng thuốc "tông dật" (dân tộc) nên không biết sống được là nhờ gì. Nhưng tham khảo thầy thuốc Tầu hiện đại thì mật ong và mật gấu là đúng hướng. Trong đó có thuốc bản thân anh Hùng cũng không biết thành phần là những gì (bạn Lào cho). Tây y thì bảo kiểu gì cũng có lựu đạn rút chốt trong bụng rồi, chả biết bao giờ nó thả ra thôi. Tóm lại tám tháng nhờ gì thì bây giờ tiếp tục, cứ thế mà "chén". Hi vọng khối u (gần 6x6cm) sẽ bị đóng kén và bị vô hiệu hoá.
Cây bích đào (đào hoa thắm) năm ngoái mua, hết Tết mang trồng một góc sân. Năm nay nó cũng cho ít hoa. Đào bích thắm mầu trồng trong góc lại có vẻ khiêm nhường.
Cây đào phai (đào hoa nhạt) cũng trồng năm ngoái phía sân trước cho nhiều hoa hơn cây kia. Ngoài trời trông nó nhợt nhạt. Nhưng trong rất nhiều năm tôi vẫn thích đào phai hơn, có lẽ vì nó có mầu gần với đào quả. Lại nhớ về cây đào quả ở ngôi nhà cũ của chúng tôi. Năm nào nó cũng có hoa, may thì trúng Tết, hơn mọi thứ đào khác mua về.
Tối nay về Ngoại ăn Tất Niên. Có đến 3 Trỗi, nhưng là Trỗi "nhà", không biết có nên cho vào đây. Ngày mai việc bên Nội, có đến 5 Trỗi nhà. Thôi, không kể vào đây làm gì.
Trước khi đi nhìn lại cành đào quả trong nhà. Cái nụ khi sáng nay, ảnh trên cùng, đã nở thành hoa. Người bán nói đào này là từ núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn đưa về. Quả thật hoa này thắm như đào bích chứ không như đào quả tôi vẫn quen.
Buổi tối sau bữa Tất Niên ngắn gọn, tôi lại có dịp bổ sung "hoa biển" vào bộ ảnh Tết. Đây là bể cá biển của cậu út; hôm nay mới bổ sung ít cá, tôm, sao biển và san hô từ Nha Trang gửi ra. Xem ra những con sao biển đỏ khá hợp với màu đào thắm.
Hồi tối, sau khi ăn, tôi ngồi nói chuyện một lát với bà ngoại cháu. Bà hỏi mấy ngày Tết muộn làm gì. Tôi nói chắc con tụ tập cùng mấy người bạn thôi. Bà cụ chậm rãi nói "các con bây giờ cũng nên tụ tập, gặp nhau. Tuổi các con đến lúc ngoảnh đi ngoảnh lại thỉnh thoảng thấy thiếu một người rồi". Trải nghiệm tuổi già được nói ra khi mà nhiều người thế hệ của Bà đã ra đi. Bọn Trỗi mình, k3 mấy năm nay chẳng phải năm nào cũng có bạn từ biệt thế giới này sao!


Thứ Bảy, tháng 2 10, 2007

Mỗi tuần một chuyến đi: 3/2/2007 Yên Tử, chùa Đồng

Kế hoạch của Chủ Nhật tuần trước, 28/1/2007, là tôi đi Yên Tử. Nghe nói mấy tháng vừa rồi người ta đã dựng xong chùa Đồng, đúc tượng đâu đó dưới chân núi, nay chuẩn bị khánh thành. Định đưa Công Minh đến đấy, đi cáp treo lên chùa Hoa Yên ngồi chờ để tôi "lượn" một vòng lên chùa Đồng xem tình hình thế nào. Tối thứ Bẩy 27 Công Minh báo ngày Chủ Nhật bận chuẩn bị ra mắt Tập đoàn. Thế là tôi cũng bỏ luôn chuyến đi dù có thể đi một mình. Đi một mình cũng được, nhưng sợ thất hứa với bạn thì chờ vậy. Hôm sau 29/1 xem báo mạng và TV mới biết ngày này họ khánh thành chùa Đồng, hô thần nhập tượng, với tham dự của hàng nghìn tăng ni phật tử. Tiếc là mình không đến được trước ngày lễ trọng này.
Vì thế trong chuyến đi Hoà Bình trong lòng vẫn cứ tiếc mãi. 9h tối thứ Sáu gọi Việt Thắng, hai thằng quyết định đi Yên Tử vào ngày thứ Bẩy 3/2. Không có ai đi cùng thì hai thằng cũng đi. Tôi nghĩ Công Minh đi chuyến Hoà Bình qua một đêm mất ngủ chắc không theo được. Gọi đến nhà, gặp vợ Công Minh, được biết hai vợ chồng nó cũng muốn đi. Ok, hai vợ chồng đi càng tốt, để chúng nó chăm sóc lẫn nhau trong khi chờ bọn tôi đi xuống. Báo cho Việt Thắng đưa vợ đi luôn cho có bạn. Hôm sau ngồi trên xe hai bà phấn khởi nói lần sau rủ nhau đi nữa.
Đi cáp treo lên đến chùa Hoa Yên đã 11h. Tôi có kinh nghiệm không nên ăn trước khi leo. Cho một cái bánh chưng và hai chai nước vào ba lô là đủ. Đói mệt thì ăn rồi nghỉ. Mọi người lại thuyết phục rằng đằng nào chả ăn, ăn đi rồi leo. Thôi thì chiều bọn chúng. Đến sau Việt Thắng mới thấy là dại.
Ăn xong mọi người "áp giải" Công Minh leo lên chùa Hoa Yên nghỉ. Ở trên đó có chỗ cho khách ngồi đàng hoàng, lại thoáng đãng ngắm phong cảnh đẹp. Từ quán leo lên qua khu tháp Tổ. Đây gọi là vườn tháp Huệ Quang, có gần trăm ngôi mộ tháp của các nhà sư tu hành và viên tịch tại Yên Tử. Không biết vườn tháp này tính ra đến đâu, chứ trong khoảnh đất quanh đó chỉ khoảng 3 chục tháp là cùng. Tuy thế suốt dọc đường lên và trên nữa còn nhiều tháp. Có những tháp chỉ còn lùm lùm để nhận biết được. Chính giữa vườn có tháp Huệ Quang (ảnh trên cùng, 11/2005).
Tháp Huệ Quang được xây dựng vào năm 1309, trong quàn xá lợi (xá lợi: toàn bộ hoặc một phần thi hài của người tu hành) của Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (Trần Khâm). Trần Nhân Tông sinh năm 1258, có lòng trọng đạo Phật từ nhỏ. Năm 1279 được truyền ngôi. Năm 1293 Trần Nhân Tông truyền ngôi cho con rồi về nghiên cứu kinh Phật tại phủ Thiên Trường, Nam Định. Năm 1295 thực tập xuất gia tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Năm 1299 chính thức xuất gia tại Yên Tử, sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Đêm 3/11/1308 Ngài hiển Phật. Y bát dòng Thiền Trúc Lâm trước đó đã được trao cho Thiền sư Pháp Loa, là vị tổ thứ 2.
Viếng tại tháp Huệ Quang xong cả bọn leo tiếp lên chùa Hoa Yên. Chụp một cái ảnh trên đường lên Hoa Yên. Chọn đúng chỗ không có nắng để đứng nên mặt mày bị "cớm".
Lên Hoa Yên "an trí" Công Minh ngồi ở dãy nhà nghỉ bên chùa với mấy túi đồ, chủ yếu là thức ăn mang theo nhiều quá. Tôi hướng dẫn hai bà đi sang am Thiền Định, thác Vàng hoặc sang hướng chùa Một Mái. Cũng không khuyên các bà lên Bảo Sái vì cao lắm. Tôi và Việt Thắng sẽ lên chùa Đồng theo lối xuống. Đi lối này dốc nhưng nhanh vì nó thẳng, không quanh co. Nói là lối lên lối xuống vì khu vực Yên Tử trong này có chùa Giải Oan dưới chân núi, chùa Hoa Yên ở trung tâm, chùa Một Mái đi theo bên phải rồi lên Bảo Sái. Từ Bảo Sái có thể lên tượng đá An Kì Sinh rồi lên chùa Đồng. Đó là lối lên, từ Hoa Yên đi theo lối này tới chùa Đồng mất 1,5km đường chiếu để lên cao 500m, độ dốc 33% trung bình. Lối xuống từ chùa Đồng xuống An Kì Sinh, cắm thẳng xuống Vân Tiêu rồi Hoa Yên, lối này đi 1km đường chiếu cho 500m cao, độ dốc 50% trung bình. Như thế có nhiều chỗ độ dốc lên tới 60, 70% vì đoạn An Kì Sinh - chùa Đồng khá dài mà độ dốc có khoảng hơn 20% thôi.
Mới bắt đầu vào đường lên Vân Tiêu thì gặp mấy cậu thanh niên gánh hàng "đồng nát" đi xuống. Hỏi ra thì biết đó chính là phần "nát" của chùa "Đồng" cũ. Nhìn qua thì thấy hình như họ đã cho nó qua lửa rồi, làm cho tôi nhớ tới tục "hoả táng".
Trong ảnh còn có hai bà -"đi theo các anh, khi nào mệt thì xuống". Ngày xưa người ta hay gọi các bà là "sư tử (Hà Đông)", bây giờ bọn trẻ hay gọi là "gấu". Hình dung gấu bông cho bọn trẻ con thì thấy cách gọi này thân thương hơn. Không biết "gấu già" có còn là "gấu"? Mang cái bụng mới ăn no leo núi đúng là cực. Việt Thắng luôn miệng than mệt. Ai bảo, ăn vừa xong, bụng vừa tiêu hoá nhào nặn, chân vừa leo thì làm sao mà chịu được.
Cũng vì làm hai việc trong cùng một lúc như vậy mà đi được một khúc Việt Thắng lại ngồi nghỉ, trông rất ... chán. Lên đến gần Vân Tiêu chỗ nhìn thấy sân chùa Hoa Yên tôi gọi điện cho Công Minh định bảo cậu ra chỗ trống để vẫy tay chào. Không gọi được Công Minh mà lại có điện thoại gọi tới. Hoá ra hai "gấu già" bám theo sát nút đến nỗi vừa nói chuyện điện thoại vừa nghe thấy chúng nói bên ngoài. Hoá ra hai bà đã định quay lui thì có đôi vợ chồng trẻ đi lên động viên, đi tiếp.
Tôi báo cho Việt Thắng ngồi chờ rồi quay lại một đoạn để chụp ảnh ở chỗ đường khá đẹp cho bọn "gấu già". Ảnh chụp con đường bám theo vách đá gặp một tảng đá ngang đường, người ta phá thành một cái khe đi.
Sáu bẩy năm trước tôi lần đầu lên chùa Đồng. Bây giờ không thể nhớ chi tiết con đường. Chắc một điều là không có chỗ đặt chân rộng phẳng như bây giờ, và cũng không đoạn nào có tay vịn sắt.
Những ngày hội năm ấy mà đi thăm các chùa đã có tên ở núi Yên Tử thì phải mất hai ngày. Bây giờ gần như mùa nào cũng có người đi vãn cảnh, cầu bái.
Tính lại thì trong 16 tháng vừa rồi tôi đi Yên Tử 5 lần toàn vào thời gian không có hội. Đi như thế thích hơn là vào ngày hội vừa đông, vừa trông rác thải, có khi lại bị mưa phùn. Năm lần đến nhưng chỉ có 2 lần sau cùng là lên chùa Đồng. Lần đầu đi một mình không có đủ thời gian. Các lần sau vừa không có thời gian, mà các bạn đi cùng cũng không có sức lực để leo.
Hai bà lên đến Vân Tiêu làm cho tôi và Việt Thắng rất nể. Không thể nghĩ các bà có thể leo được. Nhưng vợ Việt Thắng leo tới đây quá mệt rồi. Ở lại chờ mọi người xuống, "nàng" ngồi chờ "chàng" bên gốc thông già.
Vợ Công Minh quyết tâm leo tới chùa Đồng, dù tôi đã nói cho biết tới đây mới được gần nửa đường mà phần còn lại không dễ hơn. Nói chung với ai cũng vậy, đoạn đầu là khó khăn nhất. Về sau leo có nhịp rồi thì không còn sợ nữa, nếu sức chịu được. Vậy thì phải vừa đi vừa chờ. Mất thời gian hơn, nhưng như thế cũng thong thả nhìn ngó, chụp ảnh hơn.
Tiếp tục leo lên, gặp một nhóm các cháu đi xuống. Bọn trẻ này cũng khôn gớm, lại không khách sáo, nhờ chụp ảnh. Năm kia trong chuyến đi một mình tháng 11/2005 tôi đã chụp cho các cháu học Trung cấp Mỏ ở Quảng Ninh. Điều kiện để được chụp là "chúng mày phải có thư điện tử để chú gửi cho". - Chuyện nhỏ, chú gửi cho cháu "thiên thần giá lạnh". Chà, cháu gái mà giá lạnh thì ghê quá.
Lần này là các cháu Trung cấp Du lịch ở Hải Phòng. Lại một cháu gái, "happy day", nghe mềm hơn cháu trước, trung dung. Nhìn kĩ trong các cháu này có lẫn cả "gấu già" của Công Minh. Lớp các cháu này còn một nhóm nữa đi sau, chúng nó cũng "tóm" được tôi để nhờ chụp ảnh.
Lượt xuống tôi còn chụp cho hai nhóm nữa.
Ảnh gửi cho 4 nhóm thì 3 nhóm nhận được, riêng cháu "cỏ may" thì thư không tới. Thôi thì cứ gửi vào đây. Một phần nhiều triệu là cháu nó sẽ xem được hình này. Lạ là khi hỏi các cháu địa chỉ thư điện tử thì chỉ thấy các cháu gái cho. Có lẽ các cháu gái quan tâm tới ảnh hơn.
Đoạn từ An Kì Sinh lên chùa Đồng không còn dốc nhiều. Việt Thắng, sau khi thức ăn từ ruột đã thấm vào máu thì không còn bị mệt "dắt" nữa, mặt mày hớn hở hẳn lên. Cô Hạnh vợ Công Minh càng gần chùa Đồng càng có vẻ khoẻ vượt lên dẫn đầu, chiếu cố "nhiếp ảnh gia" mới tạm dừng chân quay lại chụp ảnh.
Chùa Đồng đã ở ngay trước mặt. Một tuần sau ngày khánh thành còn bao nhiêu việc phải hoàn thành. Hệ thống cẩu, tời, cáp, vật liệu xây dựng và công trình còn ngổn ngang. Một cái khánh đồng còn treo tòn ten trên cáp tời. Theo xếp đặt thường thấy ở các chùa thì một bên treo chuông, một bên treo khánh. Người ta hay nói đến tiếng chuông chùa, quả chuông to nhất ở một chùa thì được gọi bằng "đại hồng chung". Ít thấy nói tới tiếng khánh. Không biết chuông và khánh có liên quan gì tới thuyết âm dương, khi nào gõ chuông, khi nào gõ khánh, ... còn nhiều thứ chưa biết quá.
Tháng 9 năm ngoái khi bỏ lại Việt Thắng và Tương Lai ở đường từ Bảo Sái sang Vân Tiêu tôi đã lên chùa Đồng. Khi đó người ta đang soạn nền cho cột tời, ... Nhìn đá bị đập vỡ, vật liệu xây dựng ngổn ngang, tôi tưởng hàng quán chuẩn bị mọc như nấm trên đỉnh thiêng này, lòng đầy lo lắng. Trong năm 2007 người ta sẽ làm tiếp cáp treo từ gần Hoa Yên lên An Kì Sinh. Mùa hội 2008 đã có thể dùng tuyến cáp này. Khi đó sẽ có nhiều người lên được chùa Đồng, nỗi lo ô nhiễm môi trường sẽ giảm bớt. Tuy nhiên theo người ta nói ngày hội thì lội bộ nhanh hơn đi cáp vì quá đông. Có khi xếp hàng đi cáp cũng mất 3 giờ đồng hồ. Chùa Đồng mới được đúc từ 70 tấn Đồng nhập từ Úc (báo chí nói vậy) theo kết cấu nhà gỗ thông thường. Kích thước của nó bao trùm cả phần đặt chùa Đồng "bê tông" xưa và chùa Đồng cũ (ảnh trên). Chùa bê tông, theo mấy cậu thợ ở công trình nói, bị sét đánh vỡ nhưng không đến nỗi "tiều tuỵ". Chùa bằng đồng cũng bị sét đánh, nhưng "hoá giải" được nên không hư hại.
Ngay sau lưng chùa là vực sâu, tuy không nguy hiểm dốc đứng như nhà cao tầng nhưng rơi xuống cũng sứt đầu, mẻ trán, gãy chân. Dưới đó là đất Bắc Giang. Hơn chục năm trước có một cậu nhà báo đã đi vào vùng núi giáp ranh Sơn Động Bắc Giang với Uông Bí Quảng Ninh để lần theo dấu vết các di tích Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, nhân có chuyện mở rộng khai thác than vào vùng đất này. Hoá ra trong vùng rừng núi này còn có nhiều chùa cổ chưa được ghi nhận chứ chưa nói đến việc công nhận và trùng tu. Mà không biết có nên phục hồi lại các chùa đó không chứ việc ghi nhận hiện trạng, cắm biển bảo vệ, thu hồi cổ vật, lập bản đồ di tích và hồ sơ lịch sử của chúng thì nên làm. Những việc đó không phải tốn kém quá nhiều mà lại khôi phục được kí ức dân tộc.
Theo người ta nói trên TV sau ngày khánh thành cửa chùa sẽ được đóng kín, hàng năm chỉ mở một lần vào ngày lễ cầu an chúng sinh. Trong chùa, cả cũ và mới, đặt một tượng Phật và tượng ba vị tổ Thiền Phái Trúc Lâm là Đệ nhất Tổ Giác Hoàng Trần Nhân Tông, Đệ nhị Tổ Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Đệ tam Tổ Huyền Quang Lý Đạo Tái.
Năm 2003, nhân dịp mới mua xe ô tô tôi mời Việt Thắng, Thanh Đường đi với vợ chồng Vũ Mạnh Hùng định về quê Vũ Hùng (Hải Dương) xem vườn mà hắn chuẩn bị về khi nghỉ hưu thế nào. Nhân thể đi chơi tìm lại Đá Cóc xưa.
Đến vùng Bến Tắm, thấy trên núi cao có con đường trắng uốn lượn, tôi cho xe bò lên. Đến một đoạn hết đường bê tông, xe phải đi qua những rãnh nước xói lở đường đất dốc anh em lo không lên nổi sợ hỏng xe (mới). Tôi nói đang trong kì bảo hành, muốn nó hỏng gì thì hỏng đi sau hỏng ai sửa. Lên đến cụt đường thì ra là chùa Thanh Mai. Năm 1329 Pháp Loa mở "cảnh" ở Thanh Mai, "tạo cho nơi đây thành danh lam thắng cảnh". Năm 1330 Pháp Loa mất, nhục thể được đệ tử đưa về nhập tháp tại núi Thanh Mai. Có lẽ sau khi Pháp Loa nhập tháp Viên Thông (tháp do Thượng Hoàng Minh Tông đặt tên và cúng 10 lạng vàng để xây) thì người ta mới dựng chùa Thanh Mai để thờ. Năm đó đến đây thì thấy người ta đang làm lại chùa lớn hơn, với công đức của vợ một chức quan khá lớn, tới vài trăm triệu đồng. Sau chuyến đi đó Vũ Hùng cạch, không muốn đi chơi với anh em vì bị bỏ lại chỗ gửi xe. May có mấy bà trông xe (hôm ấy có độc một chiếc) "nuôi" bằng mấy món đồ lễ của người ta mời. Mà hôm đó lên chùa Thanh Mai là do duyên chứ có định trước đâu.
Thăm viếng chùa Đồng xong ba thành viên đến đích của chuyến đi xuống núi. Lại theo đường cũ. Chồn chân. Việt Thắng dẻo chân chạy trước. Tôi phải chờ "gấu" của anh Công Minh lần dò từng bước theo sau. Đi xuống mới thấy "chồn chân mỏi gối".
Chuyến đi được vợ chồng Việt Thắng và cô Hạnh đánh giá là trên cả thành công. Vừa thể thao, vừa vãn cảnh, vừa tâm linh.
Mấy hôm sau chân vẫn còn đau.
Tham khảo: những thông tin Phật giáo lấy từ http://phatviet.com, bài viết của Hoà thượng Thích Đức Nhuận "Đạo Phật và dòng sử Việt"