1.Về mặt lý thuyết.
Cơ thể con người thay đổi từng phút, từng giây, gồm hàng loạt
tế bào cũ chết đi và hàng loạt tế bào mới thay thế, do vậy mới có câu “không ai
có thể tắm hai lần trên một dòng sông”. Mã di truyền (ARN) trong gien quyết định
việc tế bào “con” sẽ giống hệt tế bào “mẹ”. Nếu ARN có sai sót thì cơ thể sẽ
sinh ra tế bào “con” khác với tế bào “mẹ”. Càng có nhiều ARN sai sót thì sẽ
càng có nhiều tế bào lạ này. Loài người, do vậy, song song tiến hóa cùng với chúng,
kiểu như bệnh tham nhũng, cửa quyền trong xã hội vậy. Phải chăng ai ai cũng đang
bị ung thư từ rất rất nhẹ tới rất rất nặng.
Người cao tuổi (cơ thể đã lú lẫn) sẽ sản sinh ra nhiều tế
bào lạ (do sự sai sót không ngừng gia tăng của ARN) hơn so với người trẻ tuổi.
Nếu tế bào lạ ít thì bạch cầu sẽ dọn, nhưng nếu chúng quá nhiều,
thì cơ thể vây chúng lại trong các bọc gọi là “khối u”, giống như đổ bê tông nhà
máy điện hạt nhân Chéc-nô-bưn (sau khi bị sự cố) vậy. Vậy cắt bỏ khối u là tốt
hay xấu cho cơ thể – ý tôi muốn hỏi là nếu ném bom hủy diệt Chéc-nô-bưn thì tốt
hay xấu cho các vùng lân cận?
Và thật đáng tiếc, cơ thể chỉ có thể “vô bọc” các “binh đoàn
tế bào lạ” thôi, chứ cỡ “trung đội” thì hắn “ba cùng” trong dân, biết mô mà kiếm.
Các sự việc trên được tóm tắt bằng một từ mà chỉ riêng bản
thân từ này cũng đã có thể giết người: “Ung thư”, “K (can-xe)” hay “kết thúc”.
Ngoài ra, tại thời điểm xét nghiệm bất kì, nếu số lượng tế
bào lạ ít thì thiết bị xét nghiệm sẽ “không thấy” và bác sỹ sẽ nói “âm tính,
chúc mừng anh”, nếu nhiều thì thiết bị sẽ “nhìn thấy” và bác sỹ nói “anh bị ung
thư”.
2.Những kẻ không đi theo
lối mòn.
Anh bạn cùng cơ quan tôi bị ung thư, được cụ giáo sư hàng số
một của ta (xin không nêu tên) chữa trị. Đi theo cụ là bác sỹ nguyên học trò của
cụ. Cụ nói ảnh bị ung thư “dạng phổ thông” và sẽ điều trị theo TĐCD-2 và TĐCD-3.
Bác sỹ học trò bẩm, có nhẽ đây không phải là ung thư, mà là một “cơ thể không
hoàn chỉnh” kí sinh trong cơ thể con bệnh, vậy xin cụ không trị theo Tiên đề mà
dùng mẹo “cắt nguồn nước, lương thực và khí đốt của phe ly khai”. Cụ trừng mắt nạt
và gã học trò lập cập trở về với Tiên đề. Ba tháng sau, gần chục huân chương Giải
phóng, Chiến công, huy hiệu 30 năm tuổi đảng, cùng họ tên bạn tôi, đã được ghi
nhận trong điếu văn của cơ quan.
Hơn hai chục năm gần đây, có nhiều bác sỹ, như Morishita (người Nhật), Hoàng Xuân Ba (Nga–Việt), John Hopkins (Mỹ), … đã đưa ra các lý thuyết trái với
Tiên đề, thậm chí Morishita còn gọi Tiên đề
là cái thứ “lý–thuyết–bị–ung–thư”. Họ nói
xài Tiên đề chỉ đem lại tác dụng là làm con bệnh mau chết. Họ không sợ lính tam
phủ.
Mỗi người
trong họ đưa ra một (xem mục dưới đây) lý thuyết mới về thế giới (vô tận) của ung
thư. Nguyên tắc điều trị của họ, là nâng cao sức đề kháng của bệnh nhân, là “cắt
nguồn nước, lương thực và khí đốt của phe ly khai”, là… Thủ đoạn của họ đơn giản, dễ thực hiện
nhưng ngược với Tiên đề.
3.Có bao nhiêu loại ung thư.
Qua các công trình tìm hiểu về ADN
của các tế bào khối u (tumor cells), các nhà cách mạng trong Y học đã phát
hiện ra nhiều loại gien mà trước đây không ai ngờ là có quan hệ “biểu lý” tới
ung thư. Chỉ tính riêng trong một “họ gien” lấy từ u vú, u dạ dày, u ruột già
và các u “thông thuờng” khác, họ đã phát hiện ra hơn một ngàn loại đột biến (mutation)
khác nhau. Mike Stratton (người
Anh) nói: Đã có đủ bằng chứng là có
khoảng 100 loại gien “ung thư mới” đã được phát hiện. Trong số chúng
đã có 120 driver (đột biến áp chế) tham gia trực tiếp vào sự phát triển của ung
thư. Các driver này bắt các tế bào bình thuờng ngưng hoạt động và thúc đẩy
các tế bào này trở thành các tế bào không bình thường.
4. Sự lú lẫn của người
cao tuổi, hay: Sợ mất vía.
Tuổi càng cao thì sự “lú lẫn” của cơ thể càng tăng, sẽ dẫn tới
càng có nhiều ARN sai sót, tức sẽ càng có nhiều tế bào lạ. Olivia Okereke (người
Mỹ) nói: Phân tử tеlomer là những protein “chốt chặn” ở đầu các nhiễm sắc thể. Nó
bảo vệ các ARN tại thời điểm phân chia tế bào. Nó là chất đánh dấu sự lão hóa của
tế bào và sự lão hóa sinh học (của cơ thể). Người trung niên nếu luôn luôn bị ám ảnh bởi nỗi lo buồn, sợ hãi nào đó
thì các telomer của họ sẽ bị cụt (ngắn lại). Tеlomer ngắn lại thì xuất
hiện nguy cơ suy giảm trí tuệ, mắc bệnh tim mạch, ung thư,…
Người xưa nói, mỗi lần sợ sẽ bị mất đi 1 vía (“sợ mất vía”).
Đàn ông có 7 vía, đàn bà có 9 vía, mất hết vía là về chầu giời, hèn gì đàn bà ít
chết hơn đàn ông. “Vía” là “tеlomer” chăng? Hi hi, “sợ mất telomer”.
Mấy ổng còn nói nhiều lắm, nhưng …
nó đã vượt quá khả năng nhận thức của tôi – anh thợ điện tử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét