Thứ Năm, tháng 7 16, 2015

Bệnh ung thư và phép biện chứng. P2 – Do yêu cầu tác chiến gấp

1.Tuy chưa biết rõ địch nhưng do yêu cầu tác chiến gấp

Ví dụ bệnh gan siêu vi. Ngành Y chia “Binh chủng” này thành 3 lữ đoàn: Lữ siêu vi A, lữ siêu vi B. Hai lữ này ngành Y đã hiểu rõ, còn lại trên hai chục (nghe nói bây giờ là ba chục) sắc lính và họ mới chỉ phân loại được sáu, bảy, nhưng do yêu cầu tác chiến gấp, nên gom vô một rọ gọi là lữ siêu vi C – lữ Bộ binh hỗn hợp, và vì vậy chỉ có thể kiểm soát lý lữ C theo lối mò ốc, thử nghiệm. Không biết “Binh chủng ung thư” có mấy lữ đoàn nhỉ. Theo phản ảnh của quần chúng thì “Binh chủng ta” cũng có rọ, mà là rọ càn khôn.

2.(một ví dụ) Phẫu thuật là một biện pháp rất quen thuộc.

Cho tới tận đầu TK20, Y học châu Âu vẫn hoảng loạn trước nhiều căn bệnh truyền nhiễm. Cứ làng xóm nào bùng nổ dịch bệnh và Nhà nước bí cờ, thì họ đưa lính tới vây kín làng, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Người, động vật nào tính vượt vòng vây lập tức bị ăn cả chục phát đạn súng trường 7,9 li. Lính cứ vây hãm cho tới khi trong làng không còn một biểu hiện nào của sự sống, hoặc (rất hiếm) khi số dân cư còn lại trong làng tự dưng lăn ra khỏi bệnh. Sau năm 1905, đại liên Macxim 7,62 li được tham gia xử trí dịch bệnh.

Cho tới gần đây, phẫu thuật vẫn là biện pháp rất quen thuộc đối với nhiều loại bệnh – cứ thấy nguy là đè ra cắt bỏ, với lý luận: Thà cắt béng cái của nợ đó đi, còn hơn để bị hoại tử, hoại tử chắc chắn dẫn tới cái chết.

3.Tàn sát và không còn gì khác ngoài tàn sát.

Cơ thể con người ví như một quốc gia, bệnh ung thư ví như có tỉnh, thành phố trực thuộc TW tạo phản, đòi ly khai. Quốc gia điều binh lính (bạch cầu) tới nhưng bị phe ly khai đánh cho thua to. Bí cờ, giáo sư (cây đa, cây đề) bèn xài ba thủ đoạn chiến dịch (TĐCD) tàn sát tỉnh, thành phố nọ:
TĐCD -1/ Dùng vài sư đoàn, tăng cường B-52 và tên lửa Tô-ma-hốc, giết sạch (tức phẫu thuật: cắt phăng khối u),
TĐCD -2/ Rải chất độc màu da cam nhiều đợt trên diện rộng (hóa trị),
TĐCD -3/ ném bom nguyên tử (xạ trị), tạo ra (tối đa) 12 vụ Hirosima.

Chiến dịch chấm dứt sau một năm hoặc có khi chỉ một tháng – tùy vào sức chịu đựng của con bệnh trong cuộc tàn sát. Kết quả sau điều trị dĩ nhiên sẽ là địch chết, lính ta chết, dân ta chết, và kết thúc đại cục thông thường là điếu văn.  

Nhiều thập kỷ trôi qua, cho tới bây giờ, “phẫu thuật, hóa trị, xạ trị” vẫn là BA TIÊN ĐỀ của Y luật, tóm lại vẫn xài dầu ô liu nấu sôi, đứa nào làm khác, các cụ cho lính tam phủ ỉa vô nhà.

H: (Trò chơi dân gian) Các cặp đôi nam nữ mò bắt chạch, với lời góp: mò bắt chạch mà không nhìn thấy chạch thì có mà mò tới Tết (dzui một chút).
(còn P3)

Không có nhận xét nào: