Sáng đến cơ quan đã thấy đôi dép cao su, của VinhNQ mang tới cho, bỏ lại trong phòng. Hôm qua biết chuyện này, nhưng ở nhà ham xem "mặt srách (face book)" nên đến muộn không long trọng tiếp nhận được.
Nhiều năm rồi không đi nhưng vẫn còn thân quen lắm thứ dép "kháng chiến" này. Bởi thế nhìn là nói "làm sai".Đời thủa nào đôi quai sau lại leo lên gần giữa chân thế kia? Chiếc trước gắn lui lại sau chiếc sau giữ nguyên ở đấy, thì vừa hai chiếc bắt chéo ôm gọn mắt cá chân ở giữa.
Kỹ hơn một chút, mỗi chiếc lỗ xỏ quai được chọc xiên theo chiều sử dụng; quai sau nhao tới trước, quai trước ngả ra sau, thì sẽ đẹp hơn mọi nhẽ.
Dép cao su hôm nay không dùng "cài hậu" như thời đường xa cõng nặng. Nó cùng mũ cối là hàng xỏ chân đội đầu cho "lính quân khu" thời nay; như những bài hát cũ nay phối khí nhả chữ hơi khó nghe với những cái tai già.
15 nhận xét:
Dép cao su ngày xưa đi thường sỏ quai hậu để đi nhanh không vướng, thời nay là dép đi "quân khu" nên không sỏ quai hậu, đi cho nó biết mặt tao đây thôi, nên TQ có xin VinNQ đôi dép chỉ là để cho biết thuộc "quân khu" nào thôi. Nhưng để cạnh mũ cối, bi đông, võng, tăng... để làm kỷ niệm thì cũng tàm tạm đủ bộ. Hay là huy động anh em góp nhặt để làm bảo tàng...
Dép này không làm bảo tàng được.
Dép bảo tàng phải là dép có sợi bố lẩn bên trong cao su, hay lộ ra ở những chỗ mòn ngón chân bấm xuống,...
Thưa bác TTX, còn thiếu "cái rút dép" mới đủ bộ, mà phải là loại tự chế bằng nẹp thùng, loại có bày bán mần hàng loạt là vô giá trị ạ.
Giờ có hẳn "nghệ nhân" làm dép cao su các bác nhé! và có cả trang web để khách hàng đặt hàng: http://depcaosu.com/
Hòa bình về, lần đầu tiên trong đời cả nhà được sum họp thành một nhà, muội dọn dẹp nhà, đem đôi dép của phụ huynh bỏ vào thùng rác, khi Sở Công An tỉnh Quảng Trị vô xin làm bảo tàng, mới biết mình mang tội tày trời. PH muội có đôi chân to khác người, nên ở chiến khu, thường các chú phải đặt riêng cỡ dép cho cụ. Hóng hớt các đại ca bàn về dép cao su mà thấy lại tội lỗi của mình vưỡn còn đó, mặc dù không ai trách hết!
@Q.MF: con cái thế cả, tự kiểm mà không thấy mình có lỗi gì với các cụ mới là lạ.
-TQ: post cái hình "đôi dép bác Hồ" lên và so sánh mới thấy Cụ xài "hàng độc". Rất êm,nhẹ,bền,không đụng hàng mà cực...thời trang!!!
Đôi dép Bác Hồ xem trên mạng.
Ối dồi ôi bác TM ôi, Cụ xài "hàng độc" - cháu ăn cơm Cụ mấy bữa rồi ạ: thịt kho, dưa chua...suốt cuộc đời chưa từng ăn miếng nào ngon như vậy, chừ mới biết toàn "hàng tuyển", trình đầu bếp là "nấu cho Vua".
Bác chỉ được cái "khen phò mã tốt áo" !
Dép quân khu đi bây giờ 2 quai trước phải thật rộng, chứ không như TQ sỏ vào
Dép cổ gọi là DÉP LỐP , dép tân gọi là DÉP CAO SU , dép hiện đại gọi là DÉP THỜI TRANG để diện kèm quần Jaen !? Cùng ý tưởng mà khác cách thể hiện . Chỉ có dép cổ mới có giá và được vào bảo tàng cùng với áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường !
Dép lốp với dép cao su là cùng thời, tuỳ ở người dùng tên nào thôi.
Dép cao su bao gồm: dép lốp và dép đúc ( TQ VÀ VN đều có làm dép đúc : dép đúc TQ mỏng, nhẹ hơn - dép VN đế hơi giống đế dày cao cổ. Các loại dép đúc đều có quai có thiết điện hơi ô van- không phải cắt từ lốp ra!
- Chán, các bố còm tứ tung mà không hiểu thâm ý của TQ, người đang "làm theo tấm gương..." đấy ạ.
- Hồi Trỗi thầy kể chuyện: Sau Điện Biên phủ, một số tù, hàng binh Angiêri hồi hương. Sau có vài người làm lãnh đạo rất to trong "Mặt trận giải phóng AGR"(1954-1962). Họ học được "bài" làm CM của ta,"dợt" cho Thực dân Pháp te tua, khiến Pháp phải trao trả độc lập cho AGR 1962...Có điều các Đ/c LĐ này than, quân đội CM của họ lúc đó rất khó khăn, có người phải đi dép vỏ cây, trong khi lốp xe của Tây đầy mà không biết làm dép lốp như VN...Trộm nghĩ: Lúc ấy,có thể "công nghệ" mần dép lốp của ta thuộc "bí mật quốc gia" nên chưa thể "chuyển giao"cho bạn được?!Híc!
Lại chuyện dép cao su.
Ngày xưa bố (mành) sợi, mòn cao su lòi sợi bố ra thì không sao.
Giờ mà dép lòi bố thép ra thì toi nhỉ?
Đăng nhận xét