Em vẫn từng đợi anh
Như hoa từng đợi nắng
Như gió tìm rặng phi lao
Như trời cao mong mây trắng
Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm
Kỷ niệm ngày xưa vẫn còn đâu đó
Những bạn bè chung
Những con đường nhỏ
Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm
Có lẽ nào anh lại quên em
Có lẽ nào anh lại quên em.
***
Chiều tối ra đường, con tim già cỗi đang trăn trở vì "Ngàn năm Thăng long" bỗng loạn nhịp, một thứ mùi hương hăng hắc đang len lỏi qua từng thùng rác di động mà lan toả ra từng ngóc ngách, xó phố. Bỗng chợt nhớ đến ca khúc một thời làm xao động biết bao con tim ông già bà trẻ, từ thôn quê đến thành thị, ca khúc "Hoa sữa" của nhạc sỹ Hồng Đăng.
Ông đèn đỏ này hẳn đã có một tuổi thơ đầy mộng mơ và chắc cũng không thiếu lãng mạn:
Em vẫn từng đợi anh
Trên những chặng đường quen
Tiếng hát ai xao động
Thoáng mùi hoa êm đềm
Và ông chắc cũng đẹp "chai", được một người đàn bà ngóng đợi thì hẳn là sướng lắm, không sướng sao được, người như tôi đây, ước cả đời có một người con gái khắc khỏai ngóng chờ mình thì sướng lắm, sướng đến độ coi tốt thành ra xấu, thơm thành ra thối và bạn thành ra thù ngay, cho nên từ một loài cây thối hoắc, vô danh, có khi còn gây bệnh dị ứng, qua cái sướng của ông nhạc sỹ biến ngay thành một loài cây lãng mạn, không có không được, loài cây có hương hoa làm biết bao con tim thổn thức!!!
Một bài hát hay, một ca khúc lãng mạn giống như làn gió mát đến đúng lúc giữa trưa hè. Cuộc sống vui hơn, tình người sâu đậm hơn, tình yêu đôi lứa được tôn vinh, những điều đó đáng được biểu dương chứ! Nhưng trò đời, cái gì đi quá lên đều bất cập, bạn thưởng thức một tô phở lúc đang đói, tô phở đó ngon lắm chứ! nhưng ép bạn ăn thêm đến bốn năm tô thì sao nhỉ? Chán phè
Một bà vợ yêu, đến bà thứ hai, lại thêm bà nữa, ở tuổi xấp xỉ lục tuần thì có chán không? là con người thì có khi lại khác, lại phải xem bà ấy có nhòm ngó cái túi mới hơi dày dày của mình hay không mới nói được có "chán phè" hay không! hế hế
Nhưng với cái cây hoa sữa này thì buồn thực sự, nói thế không phải vì gét bỏ gì nó, nói là nói cái sự tình của người đời. Hoa sữa từ thời xa xưa được trồng trên một đoạn phố Nguyễn Du, bên bờ hồ Hale thơ mộng, nhiều người dân lân cận cảm thấy phiền lòng vì thứ mùi hăng hắc vì lòai cây có dầu này, lúc đầu nó có ít nên thực ra cũng có thể chịu đựng được, thậm chí đó cũng là một điều rất riêng với những ai đó nặng tình. Khi bài hát được phổ biến, người ta bèn lấy đó làm tiêu chuẩn của sự lãng mạn, có khi lại là hồn cốt Thăng long nữa, nói đến Hà nội là phải nói đến Hoa sữa, thế là lòai cây này được trồng tràn lan, Hà nội một trồng, Hà nội hai trồng, thành phố trồng, nông thôn trồng, biệt thự trồng rồi đến lều vịt cũng trồng, Hoa sữa được trồng đại trà khắp đất nước mà không thấy được sự lố bịch, học đòi của kẻ tầm thường.
Dân trí thấp, mà quan trí lại càng thấp hơn. Hoa sữa là việc nhỏ nhưng cách "đối nhân xử thế" dạng "Hoa sữa" mới làm chúng ta quan ngại.
Hoa sữa nở giữa những ngày kỷ niệm ngàn năm Thăng long, hy vọng mùi hương của nó bớt chút nồng nặc cho người Hà nội đích thực dễ thở hơn một chút. Hy vọng bé nhỏ cho những ngày mong chờ một sự đổi thay tích cực.
Dù có thế nào thì bài hát vẫn hay, mời các bạn nghe lại ca khúc "Hoa Sữa" của Hồng Đăng.Bài hát do ca sỹ Mỹ Linh trình bày.
Thứ Ba, tháng 9 28, 2010
Eo ơi! Mùa hoa sữa
Gửi bởi TQtrung lúc Thứ Ba, tháng 9 28, 2010
Nhãn: Văn Thơ Thẩn
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Ôi giời ơi! Bây giờ đi khắp Hà nội chỗ nào cũng:
"Em tôi ơi! một mùi hoa sữa
Từ cầu Thăng long và khắp trong Hà nội"
(Nhái: HN mùa vắng những cơn mưa)
Tt@ ,nghệ sĩ người ta hửi thoang thoảng mới thấy thơm, còn ông cứ hít đẫy vào mần chi mà không thấy thối.
DS
Lão DS chê Tt không biết thưởng thức?!
Thì ra cái gì thối mà ngửi thoang thoảng thì thấy thơm! Vậy cái thơm mà ngửi thoang thoảng thì chắc thấy ... thối?
Mẹ, cái hoa sữa này sao giống mùi của cuộc đời nhỉ! tất cả chỉ thoang thoảng thì chẳng có cái thơm mà cũng chẳng thối.
HMK6
Đăng nhận xét