Thứ Hai, tháng 9 10, 2012

Để chặt đứt các nhóm lợi ích

"Nhóm lợi ích thân hữu" làm biến dạng nền kinh tế như thế nào được nhìn nhận đầy đủ. Liệu Quốc hội có xử lý được chúng hay không lại còn chờ ở kiểm điểm Đảng viên :-)

Viet Nam Net
(buổi tọa đàm tuần trước của UB Kinh tế Quốc hội)

“Ưu điểm” nổi bật là những nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt động rất linh hoạt, theo từng vụ, việc và vây quanh một số cá nhân nhất định. Lợi dụng tính thiếu công khai, minh bạch, các nhóm lợi ích thường tiếp xúc theo “quan hệ” cá nhân. Có thể đặt quan hệ trực tiếp hay qua con cái, thân quen mà chất kết dính là lợi ích tiền bạc.
Lợi ích càng lớn thì nhóm lợi ích hoạt động càng mạnh. Luật pháp càng lỏng lẻo hay quyền lực ít bị giám sát thì nhóm lợi ích càng hoạt động trắng trợn hơn.
Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, rừng biển…
Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã hay một cá nhân thanh tra... Thậm chí, các hoạt động này len lỏi cả vào những lĩnh vực rất trí thức như nghiên cứu khoa học, cấp bằng, chấm luận án.
 “Nhóm lợi ích ở Việt Nam hoạt  động trong một không gian chủ yếu phi chính thức, bất hợp pháp, trong không ít trường hợp có quan hệ đến buôn lậu hay các hoạt động có tính chất phạm pháp ở mức độ khác nhau.
Như vậy, các nguồn lực kinh tế đã bị xâu xé, bóp méo… để phục vụ các nhóm lợi ích khác nhau.


Từ những phân tích trên, UB Kinh tế đề xuất cần thay đổi tư duy. Bởi một số nhóm lợi ích đã lợi dụng tư duy “kinh tế nhà nước là chủ đạo” khiến môi trường kinh doanh thiếu cạnh tranh bình đẳng. 
Báo cáo chỉ rõ, trong khi về hình thức luôn nhấn mạnh kinh tế nhà nước là chủ đạo thì các công ty sân sau của con, cháu, thân quen của lãnh đạo các cấp lại đều là kinh tế tư nhân.
Chính các công ty sân sau này đang đem lại lợi nhuận hợp pháp cho tư nhân, còn phần lỗ để cho công ty nhà nước gánh chịu. Việc dùng các tập đoàn kinh tế, công ty nhà nước để bù lỗ, ổn định giá đều quá tốn kém, không hiệu quả và bị chia chác trong “lợi ích nhóm”.
Theo bản báo cáo, thực tế mất ổn định kinh tế vĩ mô suốt thời gian qua hoàn toàn bác bỏ vai trò là công cụ ổn định kinh tế vĩ mô của các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. “Nếu luôn xem đây là công cụ hữu hiệu để ổn định kinh tế vĩ mô thì tại sao tình hình mất ổn định lại gay gắt, kéo dài như hiện nay?”, nhóm chuyên gia nêu câu hỏi. 
Chính tư duy coi kinh tế nhà nước là chủ đạo đã dẫn đến sự chèn ép với khu vực kinh tế tư nhân. Và khu vực kinh tế này cũng phải tìm cách sinh tồn.
Các doanh nhân thay vì lo đầu tư kinh doanh thì lại chăm chỉ đầu tư thời gian, tiền bạc để thiết lập và duy trì các mối quan hệ. Phải lo đến thăm người bệnh, dự đám giỗ, đám tang, đám cưới, chúc tết các quan chức lớn, nhỏ… để giữ quan hệ.
Chuyện mua bán quan hệ như vậy đã dẫn đến sự ra đời và lớn mạnh nhanh chóng của những đại gia tư nhân lớn, nhỏ ở Việt Nam. Những người phất lên nhanh chóng không do tiến bộ khoa học, công nghệ, năng suất lao động hay đóng góp cho phát triển kinh tế mà chủ yếu do khai thác tài nguyên đất đai, khoáng sản…
“Những đại gia này mặc nhiên tự cho mình có những đặc quyền riêng, trong không ít trường hợp thiếu tôn trọng pháp luật và lợi ích người lao động. Sự phát triển lệch lạc này của khu vực kinh tế tư nhân rất không bền vững”, báo cáo mô tả.

2 nhận xét:

thuyK4 nói...

@HT: ..."Nhóm lợi ích"thì thời nào chẳng có? Ngày mình còn trẻ con thì gọi nôm na là"Cánh hẩu",gần hơn một chút thì gọi là"Bè phái",duy chỉ có khác là thời nay gọi là "cùng chí hướng"hay là "hợp cạ"...nói chung vào "guồng máy"đấy thì phải chạy"không thì nó loại bỏ "ngay!...

Nặc danh nói...

Quốc hội nói chuyện cho vui thôi chứ làm gì được lũ chúng nó. Chỉ có cách mạng mới thay đổi được thôi.