...có cây chè cổ thụ,
...và đá ngọc.
Suối Giàng là một địa danh có thể google ra nhiều thông tin thú vị.
Chúng tôi xuất phát vào buổi trưa, chiều đến nơi tranh thủ lên ngay vùng chè cổ thụ. Hóa ra Suối Giàng không chỉ có chè mà còn có đá khoáng chất dạng vân và ngọc. Bởi thế mới có mấy cái ảnh đưa lên từ tối trước. Ngày hôm sau không màng đến cây chè, tuy cuối ngày vẫn uống và mua ít trà khô cho xứng tầm du lịch.
Sau khi đi chơi chợ nông sản Nghĩa Lộ, kết luận ngoài táo mèo có lẽ không còn gì đáng quan tâm. Cái giống táo mèo trông nó thế, rất xấu. Ấy vậy mà người ta vẫn khen là "hàng đẹp". Vì có ăn đâu. Hàng đẹp thì ngâm rượu, ngâm đường. Hàng xấu (quả cũ hỏng một phần) thì chặt lát phơi khô bán làm nguyên liệu cho thuốc bắc, bánh kẹo,... Mà hình như đường đi của nó khá phức tạp; chỉ là bánh kẹo, thuốc bắc khi vòng về từ... Trung Quốc. Dân ta chỉ quen bán nguyên liệu, chả biết chế biến gì.
Quan tâm tiếp theo là đá khoáng chất. Chúng tôi được anh "hướng đạo" đưa đi thăm vùng mỏ đá. Nhà nước chưa có chính sách về khai thác ở vùng này, trước mắt là "cấm khai thác, chế tác,... đá cảnh, đá vân, đá ngọc", như niêm yết trên một cái bảng bên đường và mấy cái trạm kiểm soát ra vào. Mình đi chơi, mang theo máy ảnh, có nhặt vài viên đá bên đường thì thoải mái thôi.
Khu "mỏ đá" là nói theo dân dã. Chứ thực ra chỉ là khai thác dân sinh tự phát, nhỏ lẻ và bị kiểm soát chặt chẽ. Bởi thế con đường đi vào hẹp một làn xe, không trải mặt chênh vênh bên vực thẳm. Được mấy trăm mét đầu chúng tôi bỏ xe bên đường, lội bộ trên con đường xa dẫn vào bản.
Như những con kiến cần mẫn, lên dốc xuống dốc, dưới nắng thu. Thái k8c11 phát huy sáng kiến bám càng "xe ôm cơ hội" để đi được vào vùng xa, trong ấy mới có đá ngọc.
Người Mông sống trên núi cao thường rải rác mỗi nhà một khoảnh. Giờ không còn nhiều nhà như thế, họ cần quần tụ để có đường, có điện.
Đường đã mở đủ để xe ô tô vào mua ngô, cột điện đã dựng chờ ngày mắc dây. Cuộc sống của đồng bào Mông bây giờ cũng phụ thuộc nhiều vào dầu diesel, xăng A92, điện,... những thứ đó dần cải biến cuộc sống của họ. Nhưng, theo triết lý của hạnh phúc bền vững, chắc gì sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn? Khi mà thiên nhiên bị khai thác quá mức tự hồi sinh dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa kích thích tiêu dùng, đưa họ vào cuộc sống tiêu dùng chạy đua vô vọng với đám người mở đường kéo điện cho họ? Là thỉnh thoảng mình dùng thử cách nhìn của "giới học thuật môi sinh".
Anh Chí, anh AMk3 lặn xuống biển ngắm nhìn san hô, cá, rong,... trong cái yên lặng. Hè hè, chúng tôi cũng đi trên con đường nắng, mồ hôi nhỏ giọt, ngắm nhìn đồng bào trong cuộc mưu sinh,...
Hai thằng anh trên hai con trâu thong thả đi trước, con em tay cầm dép tất tả chạy sau. Hỏi sao không cho em lên, "ngã". Ra thế, để khỏi ngã thì cứ chạy dưới đất cho lành.
Lão chăn trâu ngồi giữa đường, nếu mình "gan" thì đã chụp trước mặt. Đi qua rồi, thấy KV chụp ảnh, tiếc của cũng làm một nhát cho bằng.
Con bé gùi mấy chai, chắc là rượu, ra cho cha mẹ chúng nó ở ngoài chòi thu ngô bên đường. Lầm lũi đi, mồ hôi ướt tóc.
Cháu lớn hơn không biết trong túi kia có gì, chắc không phải sách học?
Hai đứa trẻ trông hai con trâu gần đấy.
Bà mẹ trẻ hai con được khen xinh e thẹn lấy tay che mặt.
Còn đây, vách đá mà nếu phá xuống...
...thì hoàn toàn có thể như tảng đá bên đường này.
Đây không phải là hòn đá có giá trị nên họ bỏ lại. Những hòn có thể làm phôi, bán được thì họ sẽ chở đi bằng xe máy, nếu làm "luật" tốt(?) họ có thể chở tảng hàng tấn.
Để làm ra những sản phẩm từ nhỏ như ở trên đầu bài cho tới những cái bàn với chục cái đôn xung quanh hoặc thậm chí cả giường ngọc bán giá vài trăm triệu đồng.
Đi nhiều, thấy nhiều, muốn nhiều, rồi mới ngộ rằng thấy gì đẹp cũng muốn khuân về nhà mình thì chắc phải... giết người may mới kiếm đủ. Hèn nào có thằng giết người thật, chắc cũng vì nó yêu... cái đẹp. Muốn không như thế ta hãy tìm thấy cái đẹp ở bình thường quanh ta, hé hé...
Chủ Nhật, tháng 9 05, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
19 nhận xét:
Hì!Ko thấy đá ngọc đâu hay pác dinh về vườn nhà mình rùi?
TQ:Sao không đưa tin "GẶP NHAU CUỐI TUẦN" ở Cafe PHỐ
Ảnh rất " chim - hoa - cá kiểng". Đẹp wá!
Mùa này chè Suối Giàng chưa có hoa mà
Bướm lượn nhiều quá,chẳng có con chim mô hè...
@ND: ở Càphe Phố về, nghĩ các tay máy ảnh sẽ cho bài, sinh động hơn. Cuối cùng lại chả có, sao vậy hè?
@Ak7: ở Nghĩa Lộ, KS năm ngoái đã ở rồi, wifi phải xuống nhà. Dùng cái USB MobiFone 3G, chậm ơi là chậm, lại còn lỗi. Biết ảnh nó không lên mà chịu, không thúc nó được. Sẽ bổ sung một thể :-)
Giờ thì bên cây kiểng "chim- bướm" tụ về đủ cả, he..he!
12ly7
Đá chưng bày đắt quá em chỉ dám sờ vì kẹt tiền và trình độ "thẩm thạch" kém nhưng vẫn nhớ mấy ông trong Nam ĐN, V.Anh, Gtl có thú chơi thủy sinh mới nhờ H.Bình và Thái K8 lên mỏ đá thì vác về cho mấy ông. Hai chị đi 3 cây số đường dốc mang về cho một ít đá thô, chắc là đẹp nhưng còn ẩn dấu bên trong. Tháng 10 này bác nào ra sớm em giao, còn chưa ưng thì em đưa các bác đi trèo núi tự chọn lấy.
KV.K7
Tin mới nhất từ Nghĩa Lộ: Cây chè cổ thụ đang ngất ngư gần chết vì bị một đàn bướm "già " đậu vào.
TB K4 đi Bắc về cho ít Táo Mèo tươi,bận cưới vợ cho con nên bỏ tủ lạnh.Đến nay còn tốt đem phơi khô định lấy rượu Bầu Đá đổ vô ngâm.Ko biết làm thế có đúng ko?Ai biết chỉ dùm.Cảm ơn!
@NT: Nếu còn tốt thì không cần phơi khô đâu. Người ta nói rửa sạch để khô. Nếu quả to cỡ 4cm thì bổ ra, quả nhỏ thì cắt đầu đuôi, rồi ngâm rượu tươi. Ngâm tươi tốt hơn ngâm khô. Vài tháng là có mầu, thơm uống được. Nhưng hình như một năm thì mới "ra hết chất".
Ngoài HN, đám "Vườn treo" chúng tôi thỉnh thoảng được bác Thao K4 bồi dưõng sức khỏe bằng rượu táo mèo và nước cốt táo mèo.
Đã tặng lương y Thao láo một ít táo mèo đủ ngâm với khoảng 4 lít rượu.
@KV:Ko cần phải dụ đâu,xem bài thấy thích quá.Ra liền,ra liền.
-@1Trung:Chỉ cần rượu ngon và ngâm táo tươi là tốt nhất,sau 3 tháng là mời bà thông gia "uốn..."được rồi.
- Lâu rồi mới có một bài báo "tả thực" thú vị thế này. Hình ảnh , nội dung đối nhau chan chát. Đau quá! Cái nghèo, cái lam lũ của con người bên cạnh cả Núi Ngọc( đúng nghĩa đen) khiến độc giả phải bần thần bởi câu hỏi: TẠI SAO!
-Tôi ấn tượng và thích nhất cái ảnh cưỡi trâu với câu này :"Hai thằng anh trên hai con trâu thong thả đi trước, con em tay cầm dép tất tả chạy sau. Hỏi sao không cho em lên, "ngã". Ra thế, để khỏi ngã thì cứ chạy dưới đất cho
lành".Thật vô tư! Ý thức "an toàn giao thông" của đồng bào HG quá cao, thật đáng để cả nước học tập.
- Ảnh đầu (trình diễn công nghệ Photoshop,giá trị ở chỗ nó giúp loại bỏ mấy khuôn mặt"ngô nghê" của các chú. "Phần tinh túy" còn lại đáng được đưa vào Phòng truyền thống của C11 Trỗi.
-Ảnh cuối: Cái "Shop thời trang Hà Giang" này cũng nói lên được nhiều điều đấy nhỉ?
* Sory! Còm thì dài , bài thì ngắn...
TM
@Ak7: hôm nào đến đấy mượn xe máy của đồng bào (có trả tiền) đi chơi tận bản, thú vị hơn đi ô tô (kèm đi bộ).
Hôm qua đã ngâm 4 lít táo mèo, Tết là có thể uống tạm được rồi.
Khi đó sẽ thử pha rượu táo mèo với sirô hibicus hay siro trái nhàu xem có "vừa ngon vừa bổ" không :-)
@TM: không phải photoshop đâu mà đơn giản là các ảnh khác nhau thôi. Người biết lại hay bị nhầm lẫn vì cái biết của mình (phức tạp hóa vấn đề vốn đơn giản).
Những tấm ảnh chụp bé con nếu ngồi xuống chắc sẽ có góc nhìn đẹp hơn. Không kịp. Mà bất ngờ ngồi thụp xuống chắc làm nó sợ, sẽ có một bức ảnh... cháu chạy :-)
TQ phải chăn dắt một đàn "bươm bướm" C11 đi về an toàn thật vất vả.
TTXVH
@AnhTM: Không phải Hà Giang mà là Yên Bái đấy chứ!
Cái váy của cô Mèo Hoa dăng trên sào nom như cánh bướm mùa xuân vậy.
Vì ko biết nên đã phơi khô rồi thế mới tiếc.Nhưng ko sao đã có Lê Bình K5 hỗ trợ ("hết lại gọi tao gửi vào cho").Chẳng hiểu công dụng thế nào chứ rượu Táo Mèo mà uống nhiều cũng say phết.
@AK7:Chắc phải chuẩn bị nhiều loại R để còn tiếp đón"em sui"(bà thông gia)vào thăm con gái chứ.Nếu ở Sg thì phải nhờ K7 hỗ trợ chứ một mình NT chắc chịu ko nổi.
Đăng nhận xét