Giao ban Café tuần rồi, Tr.L đặt câu hỏi “Tên lửa đạn đạo có khác Tên lửa hành trình không hay chỉ do cách dịch?” Trao đổi chưa ngã ngũ đành nhờ anh Gúc vậy:
1. Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn) là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học (tiếng Anh: ballistics) phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.
• Giai đoạn phóng: Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa.
• Giai đoạn giữa: Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-25 phút tuỳ theo tầm bắn của tên lửa. Sau khi đạt độ cao tối đa các đầu đạn sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng. Sau đó đầu đạn mất dần độ cao và bắt đầu thâm nhập tầng khí quyển đậm đặc.
• Giai đoạn lao xuống mục tiêu: bắt đầu từ độ cao 100 km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu, càng ngày quỹ đạo càng mất dần chuyển động ngang và cuối cùng là lao xuống theo chiều thẳng đứng, giai đoạn này chiếm khoảng 2 phút và kết thúc khi chạm đất với tốc độ khoảng 1–4 km/giây.
Quỹ đạo đường đạn như trên cho phép tên lửa đạn đạo đến được mục tiêu rất xa vì phần lớn quỹ đạo diễn ra trong khoảng không vũ trụ không có lực cản không khí, tên lửa bay theo quán tính. Đối với tên lửa liên lục địa là loại tên lửa đạn đạo tầm xa thực tế nó có thể bắn đến được mọi điểm trên Trái Đất.
Các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự thường chia ra: •Tên lửa đạn đạo chiến thuật: Tầm hoạt động trong khoảng 150 km và 300 km •Tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM): Tầm hoạt động trong khoảng 300 km và 3,500 km oTên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM): Tầm hoạt động 1,000 km hay thấp hơn oTên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 1,000 km và 3,500 km •Tên lửa đạn đạo tầm trung gian (IRBM) hay tên lửa đạn đạo tầm xa (LRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 3,500 km và 5,500 km •Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): Tầm hoạt động lớn hơn 5,000 km
2. Tên lửa hành trình hay hỏa tiễn hành trình (theo thuật ngữ tiếng Anh "Cruise missile") hay còn gọi là tên lửa có cánh (theo thuật ngữ tiếng Nga "Крылатая ракета") hay tên lửa tuần kích và hỏa tiễn cruise là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng nên được gọi là tên lửa có cánh. Loại tên lửa này có rất nhiều phương án điều khiển: có thể là theo chế độ lập trình sẵn để chống các mục tiêu cố định hoặc với radar, tự dẫn để chống các mục tiêu di động như tàu chiến, máy bay. Tên lửa hành trình được phân thành hai loại chính:
•Loại cánh phẳng: thực chất đây là một loại khí cụ bay không người lái sử dụng một lần. Chúng được thiết kế để mang đầu đạn nổ cho chiến tranh thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân cho chiến tranh hạt nhân. Chúng thường sử dụng động cơ phản lực khí (động cơ tuốc bin khí) như của máy bay nhưng với giá thành hạ để dùng một lần. Những loại tên lửa này thường có tốc độ dưới âm thanh và nhìn bên ngoài chúng khác với các loại tên lửa khác là có đôi cánh phẳng giống cánh máy bay để tạo lực nâng. Loại tên lửa này còn được gọi theo tên cũ là tên lửa–máy bay. Những tên lửa cánh phẳng này có tốc độ dưới âm, nên không thể dùng tiêu diệt máy bay mà chỉ dùng chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu cố định và các mục tiêu di chuyển chậm như: các loại xe cơ giới, tàu chiến, tàu ngầm hay tàu sân bay.
•Loại cánh chữ thập: loại tên lửa này có cánh dạng chữ thập và được trang bị động cơ tên lửa vượt âm thanh. Đây là một tập hợp nhiều loại tên lửa khác nhau từ loại chống tăng, chống chiến hạm, và chống máy bay, điển hình nhất như loại tên lửa không đối không
Một số đặc điểm của Tên lửa hành trình:
•Tên lửa hành trình loại cánh phẳng là loại máy bay không người lái nên có tốc độ tương đối thấp (dưới tốc độ âm thanh) cho phép bay ở độ cao thấp, có thể được lập trình bay men theo cao độ của địa hình nên loại tên lửa này có ưu thế bí mật rất cao gây khó khăn cho hệ thống radar và hệ thống phòng không của đối phương. Nhưng đồng thời cũng có thể bị bắn hạ bởi pháo cao xạ, súng máy phòng không hoặc các vũ khí bộ binh khác.
• So với các loại tên lửa có điều khiển khác như loại cánh chữ thập hoặc loại tên lửa đạn đạo thì giá thành của tên lửa hành trình cánh phẳng rẻ hơn nhiều nếu có cùng bán kính hoạt động vì có động cơ và nguyên tắc bay như của máy bay là loại công nghệ rẻ hơn công nghệ tên lửa.
• So với việc sử dụng máy bay của không quân việc sử dụng tên lửa có cánh đắt hơn nhiều vì một quả tên lửa hành trình (ví dụ Tomahawk của Hoa Kỳ giá trên 1 triệu USD) chỉ sử dụng được một lần và phần đắt nhất của nó là hệ thống điều khiển (nếu không tinh đến chi phí gián tiếp như nhân mạng phi công, chi phí đào tạo phi công...)
• Trong chiến tranh thông thường chính vì loại tên lửa này vừa đắt lại có sức công phá có hạn (giới hạn bởi khối lượng đầu đạn) nên chỉ thích hợp để tấn công các mục tiêu có giá trị cao như trạm chỉ huy, nhà máy, cầu lớn, trạm phát sóng, phát điện hoặc các chiến hạm của đối phương...Do đó một cách hạn chế hiệu quả của tên lửa hành trình là phân tán giảm giá trị của từng mục tiêu.
• Tên lửa hành trình hiện đại nổi tiếng là vũ khí có độ chính xác cực cao: đối với loại chống mục tiêu cố định, toạ độ của mục tiêu được cài đặt vào bộ nhớ chương trình điều khiển bay của tên lửa và tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) để hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu do đó đã đạt đến độ chính xác trong phạm vi một vài mét. Do vậy để chống lại loại tên lửa này mấu chốt là phải phá sóng liên lạc của tên lửa với hệ thống định vị toàn cầu và luôn di động tránh là các mục tiêu cố định.
• Tên lửa hành trình rất có cơ hội và tiềm năng là loại vũ khí ám sát và khủng bố.
Vậy là đã rõ "mờ mờ" nhé. Còn muốn xem TLHT của HQVN thì xem TẠI ĐÂY nghen.
7 nhận xét:
Hỉu rùi: "Tên lửa đạn đạo" là từ bên nhà cháu "ném củ Đậu" sang nhà bác TL, nhưng có thể bay nhầm qua Sứ Quán TQ
"Tên lửa hành trình" là cháu lái xe đến cổng nhà bác TL rồi
ném zô, suy ra bác TL bị chấn thương. Híhí.
@TK8: Nếu cháu lái xe tới mà cả phố này số nhà mờ mờ, đọc không ra thì cũng chào thua! Sứ quán ở Kosovo ăn tên lửa hành trình của NATO nghe đâu là do máy gây nhiễu của Nga ( "dụ" này ngộ không rành nghen. Muốn biết thì hỏi VThg, xếp của ổng còn dám bảo đảm khg có quả tên lửa hành trình nào tới được HN cơ mà!)
Chính vì GPS là đối tượng của chiến tranh điện tử nên Mỹ đã phải nghiên cứu phát triển hệ dẫn đường không phụ thuộc GPS.
Thực ra hệ thống này có vẻ không mới, có vẻ là hệ thống dẫn đường quán tính với công nghệ cảm biến mới: điện tử thay cho con quay cơ học.
Siêu nhân ! Siêu nhân ! Các bác ngâm cứu đề tài cấp trường Trỗi miễn phí quả là vô lường , nhà em đọc chẳng hiểu gì sốt . Bác nào có kiến thức Tên lửa học ( tỉ như Đoàn mạnh Hưng , Hoàng minh Nghĩa , Tôn gia Quý vv...) làm ơn giải thích giùm cho nó ra ngô ra khoai ! Em chả muốn vạch đầu gối ra cãi nhau , mỏi mồm lắm !
Chết? Bác ND nào muốn kiếm tiền bằng cách dạy chúng em học tên lửa?
Mấy anh bạn có tên, giả sử có dở người, bảo trật tự để các anh giảng miễn phí chúng em còn ứ học. Giờ gặp nhau uống Kim Long không thú hơn à?
Báo nó viết đến thế, chúng em chỉ cho nhau đọc, thế mà hiểu hết chứ lị :)
Bác không hiểu thì nên đọc lại. Đọc lại mà không hiểu thì hỏi cái đầu gối của mình. Đừng cãi nhau với nó chắc là sẽ mỏi mồm thật ấy :)
Càng dề càng hâm ( bọn trẻ nó bảo thế)nhưng có hâm thì "sách" nó bảo điều phải thì phải nghe chứ khăng khăng cái lý cũ rích của mình thì sang thằng Bình lang nó chữa cho khẩn cấp!!!hehe! yem chẳng nói bác nào, bởi sa vào cái mớ rối rắm ấy nó vô cùng lắm, cứ bác nào nói mà có dẫn chứng sách vở ra là tin, bác nào nói bâng quơ là 'thua' cho nhanh!:))
Mĩ có loại hỏa tiễn chỉ bằng ổ bánh mì bắn đâu trúng đó, dùng để chơi zô giường ngủ Bin Laden, đảm bảo hổng có đứa nào chết oan. Nhưng Bin giở võ bác TL: tắt đèn fòng ngủ, bật đèn WC - sáng nào Bin cũng giật nước trôi xuống hầm cầu 5 - 7 trái.
Mĩ đổi chiêu chơi "Tên lửa hành trình có người lái - đội biệt kick Hải cẩu" được CIA "xác định Phần Tử Bắn là: đối tượng đã cạo râu". Mấy thèng ngu nì gặp ai KHÔNG RÂU là nhậu.
Kết quả là tiễn bác Bin về đánh cờ tướng với Thánh Allah cùng gần chục đàn bà, con nít.
Đăng nhận xét