Rời Nakhon Phanom trên đất
Thái, thăm nơi Bác Hồ đã từng hoạt động
(7/1928- 11/1929) đoàn chúng tôi trở về đất Lào hiền lành , mến khách.
Ngày mai, quốc khánh lần thứ 40 của Lào rồi,
chi bằng tôi kể cho các bạn “chuyện xưa-nay” lồng chút tình cảm riêng tư trong đó.
Nào, chúng ta cùng tìm hiểu Ông Hoàng Đỏ của
nhân dân các bộ tộc Lào. Hoàng thân Xuphanuvong sinh ra và lớn lên ở Luang
Prabang, Hoàng thân là người con ưu tú của đất nước và nhân dân Lào. Bạn rất tự
hào: Thật hy hữu, trên thế giới chỉ có duy nhất một ông hoàng cộng sản(!).
“Đầu thế kỷ 20, Lào có
3 tiểu vương, về hình thức phụ thuộc Kinh đô Viên Chăn nhưng tương đối tự chủ.
3 tiểu vương đó là : Chăm pa xắc ở Nam Lào, Viên Chăn ở Trung Bắc Lào là Chính
phủ Trung ương và Luang Prabang ở Bắc Lào. Quốc vương Xisavang Vong ở Viên Chăn
còn Phó vương Bun- Khoổng đóng đô ở Luang Prabang. Phó vương có 11 hoàng tử và
13 công chúa. Hoàng thân Xuphanuvong, sinh 13-7-1909 tại lâu đài
Xi-xu-văn-na-hô-khoăm; là con trai út của Phó vương. Mẹ Hoàng thân là bà thứ
phi Khăm-uộn xuất thân trong gia đình bình dân”. Theo như lời của hướng dẫn
viên thì do thành phần xuất thân của bà,
Phó vương sẽ không bao giờ được làm vua. Phải nói trong hoàng tộc có những
quy định rất ngặt nghèo, vậy mà Ngài vẫn bất chấp để đến với tình yêu?! Thật
đáng nể!
Rồi đến chính Hoàng
thân XPNV và anh Chính( con ông) cũng lấy vợ Việt, kể gì chuyện môn đăng hộ đối
! Phải chăng, tư tưởng tiến bộ đã gặp những
người có tính cách mạnh?
“Phó vương Bun- khoổng
là người yêu nước, chống Pháp. Năm 1920 Hoàng thân sang Hà Nội học. Tháng
10-1931, Hoàng thân sang Pháp du học, học dự bị tại Trường đại học Saint Louis
và học đại học tại Trường Cầu đường Quốc gia, khoa Xây dựng các công trình dân
sự. Năm 1937 Hoàng thân tốt nghiệp kỹ sư cầu đường và về làm việc tại Sở Giao
thông Công chính Trung kỳ . Ngày 19-1-1938, Hoàng thân kết hôn với bà Nguyễn
Thị Kỳ Nam
( 17 tuổi). Bà mang tên mới Viêng Khăm Xuphanuvong. Hoàng thân tham gia thiết
kế nhiều công trình công chính ở Việt Nam. Tiêu biểu là đập Bái Thượng
(Thanh Hóa, Tháp nước Phan Thiết”.
“Có một sự quan sát tiêu chuẩn của lịch sử hậu
thuộc địa rằng những học giả được giáo dục kiểu phương tây sau này sẽ trở thành
lãnh đạo của các phong trào chống chủ nghĩa thực dân. Những người được Pháp
giáo dục như Phetxarāt, Suvannaphūmā và Suphānuvong có lẽ sẽ xác định trường
hợp này ở Lào, nhưng trên thực tế tất cả họ đầu tiên đều là những quan chức Lào
và sau đó mới là những trí thức có tinh thần quốc gia, thậm chí Suphānuvong
cuối cùng trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của nước Lào xã
hội chủ nghĩa”. Nhận xét này đặc biệt thú vị, nó phần nào giúp tôi lý giải được
“hiện tượng” nhiều nhà cách mạng chống thực dân nổi tiếng VN lại học từ các
trường thuộc địa pháp ( Xem bài "Trường quốc học Huế" …bên blog
Bạn trường Bé).
Trước khi đi Lào, KQ cho tôi số
phôn của anh Chính:
-
A lô ! chào anh Chính,
em là Minh con của…em đang ở Viên chăn đây.
-
Ủa, con chú Sáu hả,
rồi, rồi…kẹt chút công việc nhưng anh sẽ đến ngay. Tiếng anh hồ hởi reo vang
trong máy. Thông tin đã được kết nối sau
60 năm xa cách. Một tín hiệu vui!...
Xin trở
lại “chuyện xưa”một chút: Năm 1954, cha tôi họp Hội nghị Giơnevơ về, gia đình
tôi tập kết ra Bắc và ở HN. Lúc này ông làm Phó trưởng ban Lào - Cam pu chia thuộc TW đảng lao động VN. Gia đình bác Chín
( Xuphanuvong) và gia đình tôi ở cùng nhà 105 Quan Thánh khá lâu, rất thân
tình.
Chuyện
các cụ, mình không biết, nhưng tụi nhỏ vẫn chơi với nhau vui vẻ hàng ngày. Con
bác Chín đông tới 10 người và đều có tên VN ( do Bác Hồ đặt). Hôm rồi gặp nhau
anh Chính vẫn nhắc tới cây bàng ở nhà 105…khiến tôi rất cảm động. Năm nay anh
đã 70 và từng làm đến Bộ trưởng Chủ nhiệmVăn phòng Chủ tịch nước.
Ngày ấy, liên tục mấy năm liền (sau1954), cha
tôi vẫn “hành tung bí ẩn” từ VN qua lại
các vùng căn cứ CM Lào… Rồi bác Chín cũng trở về nước, tham gia Chính phủ liên
hiệp gì đó. Trước khi đi, bác không quên tặng cha tôi khẩu Cacbin M1 như kỷ
niệm của “tình bạn chiến đấu thủy chung”. Công nhận các cụ thời ấy “máu lửa” thật. Giờ các cụ đã ra người thiên
cổ, nhưng trong lòng đám con cháu vẫn đọng lại những tình cảm khó quên.
… Tôi đang tranh thủ ra quảng trường kiếm vài
pô ảnh thì từ sân bay anh Chín đã đến chờ ở khách sạn.
Tôi vừa bước vào sân, anh Chính đã bật cửa xe lao ra
ôm chầm lấy, xiết chặt, thật chặt:
-
Trời, em giống chú Sáu
quá, anh nhận ra ngay.
-
Anh cũng vậy, giống
bác Chín quá chừng, bộ ria mép không lẫn vào đâu được.
Cũng lạ. Sau sáu chục năm trời, người ta nhận ra nhau chỉ nhờ hình bóng
của phụ huynh !
Tôi lên
xe, theo vợ chồng anh Chính về nhà. Phần “Chuyện nay” sẽ được kể tiếp bằng hình
ảnh.
Trên bàn thờ là bức ảnh chụp chung Bác và Hoàng thân với
|
Anh em tình nghĩa |
Nhìn từ "vườn" nhà anh- Hoàng hôn trên sông Mêkong, phía ấy là đất Thái |
Anh Chính |
Trước khải hoàn môn |
15 nhận xét:
Hay ! Tuyệt vời hay ! Ko ngờ những chi tiết rất nhỏ thời ấu thơ lại tạo nên những vần thơ cảm động về tình bạn của cả phụ huynh và lớp cọn cháu bây giờ , tuy đã lên ngôi ông bà ! PB
Đang tự hỏi thằng này lập phòng nhì ở Ai Lao hay sao mà tăm không thấy sủi?
Mình cũng rất thích bài này , có lẽ vì nó chứa đựng nhiều chất tâm tình chân thực nên rất hay , ko như mấy cái bài khoe khoang về kiến thức ống kính học bữa trước , ngán thấy mồ !
Đợt này không săn được voi thật nhưng có nhiều món thay thế khác. Các bác ráng chờ!
Máy tính, mạng nhà "bệnh" quá làm ảnh hưởng đến hiệu suất "phục vụ nhân dân'.
Nhà ông TM chậm "đổi mới" công nghệ quá, mà bọn bán dịch vụ nó chỉ chờ ông hô là nhào zô thôi đấy.
- Kụ TM lượn quả nì tê phết nhể. Nhắc Kụ "săn voi Lào xài súng Ý" k sử dụng vũ khí sai mục đích.
- thưa Kụ ND, chụp hình là quan tâm của nhiều Trỗi đấy ợ, cho nên phải trao đổi về thiết bị là bt thôi có chi mô "khoe khoang" - hổng thích thì đừng coi khỏi bực mình. Kụ TMk4 + TLk4 + DSk4 + TKk4 + NTk5 +DHk7.....vẫn chuyện trò với cháu như rứa mỗi khi gặp nhau. Ai có kn gì thì cho bạn biết khỏi mò mẫm ạ.
À hình như Kụ quên ký tên - hay Kụ cứ ký là CHỌC NGOÁY cũng hay :-)
17:50:00 GMT+7 Thứ Sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2015 Xóa
Ợ ! buồn nôn quá ! TK8 chứ có con nít đâu ! 3 cái vụ lẻ tẻ khoe là chính , trao đổi là cớ ! Quan tâm thì cháu lên mạng , đầy ! Bạn Trỗi chỉ thích tâm tình , súng ống là cái đếch ! Mấy ai có mà diễu ? CHỌC NGOÁY
ND 20:41 10/12/2015 là TN, còn "chọc ngoáy" có lẽ là... hàng không VN? Nghe hơi văn là biết :-)
@TM: Làm quả súng săn được tặng từ Lào là hợp pháp nhá. Còn nơi săn đã có tui "bảo kê".
Ha ha! Cuộc hội ngộ thú vị quá ! Lại một địa chỉ cho BT nào đi Lào chăng.
Ko ai nhắc đến Suphanuvong Thắng nhỉ ? Thủ môn của trường Trỗi đó nha.
Mỗi người có 1 thú chơi riêng. Cháu đã ngưỡng mộ BST máy bay, vũ khí, xe đạp, tẩu thuốc...và rất vui khi các bác chia sẻ.
Họ đã "xây dựng thương hiệu" từ vài chục năm - Ai chưa có "thương hiệu" thì "đi tắt đón đầu": cứ đốn giò 1 người là xong....híhíhí
- @NT: Cacbin M1 chỉ có chế độ bắn bán tự động,đời sau( M2) mới bắn liên thanh được ợ.
Khá khen cho sư "nhậy bén nghiệp vụ", dưng mờ ...chưa sâu!
A.Chính nói:hằng năm ở chùa Thạt Luổng(Viên chăn)có lễ hội gì đó. Việt kiều toàn quốc sẽ kéo về họp mặt. Cứ như chưởng Tàu:"Đại hội quần hùng",các cao thủ võ lâm tứ xứ tụ về "luận kiếm"?!
Chị Chính(đi B)từ HN vào tiếp quản đài truyền hình SG, hiện có nhà ở bà Huyện Thanh Quan Q3 và nhà ở Chu Văn( Bình Thạnh).Anh, Chị đều rất nhiệt tình, hiếu khách, mời "các em cứ qua chơi".
- Về chuyện ống kính, ảnh ọt, AMK3 đã tạo cho chúng ta sân chơi bên "Bạn Trỗi MT".Tóm lại,"hòa bình" tốt hơn "chiến tranh".Xin các bác tạm hưu chiến ở bài này.
Sẽ có bài bên BTMT, mời các bác qua "tham luận" ạ!
Đã Tới giờ họp "kiểm điểm đv" cuối năm rồi. Quan trọng lắm, không thể bỏ được. Không đi thì làm sao biết lão già hưu trí này tiến bộ hơn năm trước điểm nào kia chứ!!!
Kính các bác!
Thanh Minh gọi cho tôi, nói sẽ du lịch Lào. Tôi bảo, anh em tôi mới đi Lào về, Lào và Vientiane là nơi đáng thăm, đáng sống. Kể cho Minh có anh Chính Vinathoong bên đó thân thiết anh Chiến nhà tôi, có cần thì tôi cho số điện thoại. Minh nói, cụ Souphanouvong thân tình với thân phụ Minh lắm. Tôi nói ngay: "Anh Chính là người trọng tình nghĩa. Khi sang, ông nhớ gọi cho anh Chính".
Ai ngờ việc làm đó có hậu đến thế. Chiều nay, Thanh Minh gọi cho tôi và 2 thằng cùng chia sẻ niềm vui này.
- TK8: Bao giờ cháu "sưu tập" vila, resot...nhớ ới chú một tiếng nhé!
- "Phó vương có 11 hoàng tử và 13 công chúa. Hoàng thân Xuphanuvong, sinh 13-7-1909 tại lâu đài Xi-xu-văn-na-hô-khoăm; là con trai út của Phó vương"(tư liệu). Sao bên mình, Hoàng thân lại được gọi là bác Chín(Xupha)ạ? "Con út" thì phải là hai mươi mấy chứ!?
- Nhà anh TLai K4 cũng có những "mối quan hệ"...với nhà bác Chín. Thôi,cứ để ảnh "thật thà khai báo".
Cháu vô tình ra ST KIỂU NHÀ NGHÈO kụ ợ...cứ TÌM HIỂU...THÍCH ...MUA DẦN tính ra 35 năm...với ngừi ta chỉ là đống ve chai sắt vụn hổng có chi to tát, mềnh zui và thỉnh thoảng chia sẻ kiến thức + cho mượn đồ như với kụ và 1 số ACE "ngoài Trỗi" - zậy mềnh có cái mà nc zới nhau khỏi nghĩ bậy bạ đi chọc ngoáy.
Cháu thấy ai giỏi giang là muốn kết bạn để học hỏi chứ hổng có ghen ghét ợ :-)
vila, resot... kụ mô xung phong đi trước cháu ra phố Hàng Mã gởi xuống cho vài cái.
Đã dọn cỗ bên BlogBTMT mời các bác qua sơi và "luận kiếm" (nếu thích).
Đăng nhận xét